Vì sao đi khám khô mắt bác sĩ lại nhuộm Fluorescein?
Tại sao khi khám khô mắt, bác sĩ lại nhỏ vào mắt chúng ta một loại dung dịch màu vàng xanh lạ lẫm? Và liệu việc nhuộm fluorescein có thực sự giúp ích trong việc chẩn đoán bệnh? Cùng tìm hiểu nhé.
Khô mắt là gì?
Đầu tiên, các bạn cần phải hiểu rõ những kiến thức, thông tin liên quan đến căn bệnh khô mắt.
Cấu tạo lớp phim nước mắt
Phim nước mắt thực chất là 1 màng nước mắt cực mỏng (tùy theo phương pháp đo sẽ có độ dày từ 2 – 5,5micromet) phủ mặt trước kết mạc nhãn cầu và giác mạc. Bộ phận này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ bề mặt nhãn cầu, luôn đảm bảo tính trong suốt cho giác mạc.
Về cấu tạo, màng phim nước mắt gồm 3 lớp: lớp nhầy, lớp nước và lớp mỡ. Cụ thể:
- Lớp nhầy hỗ trợ dàn đều nước mắt trên giác mạc. Đồng thời cho phép nước mắt bám vào bề mặt nhãn cầu.
- Lớp nước cho phép nhãn cầu cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc không có mạch máu. Bên cạnh đó, còn có chức năng kháng khuẩn nhẹ, giúp rửa trôi bụi bẩn để giác mạc luôn sạch sẽ, trơn nhẵn.
- Lớp mỡ (hay còn gọi là lớp lipid) có chức năng là hạn chế sự bốc hơi nước ở mắt, nhằm ổn định màng nước mắt và làm trơn mi mắt khi quét qua bề mặt nhãn cầu.
Cả 3 lớp cấu tạo nên màng phim nước mắt sẽ cùng “hợp lực” với nhau để bảo vệ nhãn cầu khỏi những tác động xấu bên ngoài. Trường hợp, 3 lớp này mất cân bằng, làm cho tình trạng nước mắt bị bốc hơi nhanh và không đủ để bôi trơn, bảo vệ bề mặt nhãn cầu cũng như nuôi dưỡng giác mạc. Từ đó dẫn đến bệnh và cần đi khám khô mắt.
Định nghĩa khô mắt
Theo Hiệp hội màng phim nước mắt và bề mặt nhãn cao (TFOS) năm 2017 thì định nghĩa mới nhất về bệnh khô mắt (DES – Dry Eye Syndrome) được diễn giải như sau:
“Khô mắt là một bệnh đa yếu tố của bề mặt nhãn cầu, đặc trưng bởi sự mất ổn định của phim nước mắt và kèm theo các triệu chứng về mắt, trong đó mất ổn định phim nước mắt và tăng áp lực thẩm thấu của phim nước mắt, viêm và tổn hại bề mặt nhãn cầu và bất thường về thần kinh cảm giác đóng vai trò là nguyên nhân”.
Biến chứng khô mắt
Có 2 biến chứng khô mắt phổ biến, thường gặp trong cuộc sống, đó là:
- Viêm giác mạc: Là biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi hội chứng khô mắt không đáp ứng tốt với thuốc hoặc không được điều trị. Khô mắt kết hợp với viêm giác mạc sẽ làm bề mặt của giác mạc bị hư hỏng, gây ra sẹo giác mạc và ảnh hưởng đến tầm nhìn.
- Viêm kết mạc: Đa số các trường hợp bị viêm kết mạc là bởi khô mắt nhẹ và có thể không cần điều trị. Thế nhưng, khi bệnh trở nên trầm trọng hơn và chuyển thành thể mạnh tính thì người bệnh bắt buộc phải gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám khô mắt cũng như chữa trị.
Những biến chứng đó không chỉ làm cho đôi mắt của bệnh nhân bị yếu đi mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết khô mắt
Để nhận biết được mình có bị bệnh khô mắt hay không thì các bạn cần dựa vào những dấu hiệu nhận biết như sau:
Dấu hiệu cơ năng
- Mắt có thể đỏ, nhanh mỏi mắt, chói sáng, giảm thị lực từ nhẹ đến nặng, chảy nước mắt.
- Ngứa, cộm rát ở mắt, cảm giác nóng mắt tăng lên khi tiếp xúc với các điều kiện làm tăng bốc hơi nước như gió, khói, nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, sử dụng mắt lâu (đọc sách trong khoảng thời gian dài, làm việc với máy tính không chớp mắt)…
- Cảm giác dính ở mắt hoặc mắt có dị vật.
- Sợ ánh sáng. Đôi khi bệnh nhân không có nước mắt để phản xạ.
Dấu hiệu thực thể
- Màng film nước mắt: chứa nhiều dải chất nhầy, mảnh? (lớp nhầy nhiễm lipid)
- Film nước mắt hoặc dọc bờ mi có bọt?
- Liềm nước mắt: giảm <0.3mm, lõm vào, có thể không có
Thông thường, các chuyên gia y tế và bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa vào những dấu hiệu trên kết hợp với các xét nghiệm để chẩn đoán, khám khô mắt. Trong đó có cả nhuộm Fluorescein để kiểm tra bề mặt giác mạc.
Nhuộm phát hiện khám khô mắt và biến chứng khô mắt
Nhuộm Fluorescein được đánh giá là 1 phương pháp khá đặc biệt để phát hiện ra bệnh khô mắt.
Định nghĩa
Thực ra, Fluorescein là 1 fluorochrome được sử dụng trong y tế như 1 chất nhuộm màu để chẩn đoán, còn được gọi là thuốc nhuộm màu chẩn đoán hoặc thuốc chẩn đoán nhãn khoa. Nhờ có Fluorescein mà có thể nhìn thấy được, thậm chí chụp lại được mạch máu của võng mạc và màng mạch ở dưới nền đáy mắt.
Fluorescein phản ứng với bức xạ điện từ và ánh sáng giữa các bước sóng 465 – 490nm và phát huỳnh quang ở bước sóng 520 – 530nm. Do đó, thuốc nhuộm màu này dễ bị kích thích bởi ánh sáng xanh làm và phát ra ánh sáng màu vàng lục.
Khi sử dụng Fluorescein, sẽ tương đối an toàn nếu dùng để nhuộm tại bề mặt nhãn cầu hoặc tiêm tĩnh mạch chụp huỳnh quang. Tuy nhiên, vẫn có thể thường gặp 1 số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, khó chịu ở bụng, ngất, ngứa, da và nước tiểu có thể có màu vàng (da sẽ bình thường trở lại sau 6 – 12 tiếng đồng hồ còn nước tiểu sẽ mất màu vàng sau 24 – 36 giờ)…
Nhuộm fluoresin tính thời gian vỡ phim nước mắt
Trong việc chẩn đoán, khám khô mắt, xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá thời gian vỡ phim nước mắt (TBUT) nhằm đo chỉ thị sự ổn định nước mắt.
Cách làm như sau:
- Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch nước muối 0,9% lên giấy nhuộm Fluorescein. Vẩy giấy nhuộm để loại bỏ lượng nước dư thừa trên giấy.
- Đặt giấy chạm nhẹ vào bờ mi dưới, làm sao cho Fluorescein thấm vào bề mặt kết mạc mi.
- Yêu cầu người bệnh chớp mắt nhiều lần để Fluorescein phân tán đồng đều trên bề mặt nhãn cầu.
- Nhắc nhở người bệnh nhắm mắt nhẹ, mở mắt nhanh và giữ mắt mở.
- Sử dụng đèn sinh hiển vi với khe sáng mở rộng, cường độ cao, với kính lọc xanh cobalt hoặc kính lọc vàng để dễ dàng hơn trong việc quan sát phim nước mắt.
- Đo thời gian từ khi bắt đầu mở mắt đến khi xuất hiện điểm đen đầu tiên trên toàn bộ giác mạc ở khe mi bằng đồng hồ bấm giây. Thời gian đo tính bằng giây.
- Đo 3 lần liên tiếp. Rồi lấy giá trị trung bình của 3 lần đo.
Cách đọc kết quả:
Theo hướng dẫn ADES, ngưỡng chẩn đoán khô mắt là 5 giây:
- TBUT < 5 giây: bị khô mắt
- TBUT > 5 giây: mắt bình thường
Đặc biệt, dựa vào hình thái vỡ phim có thể định hướng nguyên nhân gây bệnh khô mắt.
Nhuộm fluoresin phát hiện nguyên nhân
Ít ai biết rằng, nhuộm Fluorescein để khám khô mắt còn có thể phát hiện ra nguyên nhân của bệnh. Cụ thể:
Hội chứng Sjogren gây viêm kết giác mạc khô
Hội chứng Sjogren là 1 rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết, dẫn đến rối loạn chức năng tuyến, đặc biệt là tuyến lệ và tuyến nước bọt. Đồng thời, đây cũng được coi là nguyên nhân toàn thân phổ biến nhất của bệnh khô mắt.
Thực hiện bằng cách, lấy 1 mảnh giấy siêu mỏng chứa Fluorescein màu cam đặt lên mắt. Fluorescein trong mảnh giấy sẽ thấm vào giác mạc. Sau đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng đèn khe chiếu ánh sáng màu xanh vào mắt bạn. Lúc này, nếu bị viêm, giác mạc sẽ chuyển từ màu cam Fluorescein sang màu xanh dương như ánh sáng đèn khe.
Viêm loét giác mạc
Nhuộm Fluorescein còn giúp phát hiện giác mạc có bị tổn thương hay không? Cụ thể là phát hiện loét trợt biệt mô giác mạc.
Trước khi nhuộm, nếu người bệnh bị đau hoặc cần chạm giác mạc, kết mạc (ví dụ để lấy dị vật hoặc đi nhãn áp) có thể thêm 1 giọt gây tê tại chỗ (tetracaine 0,5%, proparacaine 0,5%) để dễ dàng trong việc kiểm tra.
Dải Fluorescein đóng gói, vô trùng, được làm ẩm bằng 1 giọt dung dịch muối vô trùng hoặc thuốc tê tại chỗ. Sau đó chạm vào bên trong cùng dưới mắt của bệnh nhân nhìn lên trên. Người bệnh chớp mắt nhiều lần để thuốc nhuộm thấm vào màng nước mắt. Rồi khám dưới độ phóng đại và ánh sáng xanh cobalt. Khu vực nhuộm màu xanh lá mạ là nơi không có biểu mô giác mạc (trợt hoặc loét).
Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã giải đáp về vấn đề vì sao đi khám khô mắt bác sĩ lại nhuộm Fluorescein như trên, các bạn đã “nạp” thêm được nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị. Nếu cần đặt lịch hẹn để tư vấn, thăm khám mắt thì hãy liên hệ ngay với vivision ngay nhé!
Lời khuyên
Khi đi khám khô mắt và được bác sĩ yêu cầu nhuộm fluorescein, bạn có thể cảm thấy hơi lo lắng về cảm giác lạ khi có chất lỏng màu vàng xanh nhỏ vào mắt. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, đây là một thủ tục khám mắt khá phổ biến và an toàn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình khám:
Trước khi khám
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.
Trước khi khám, hãy tẩy trang mắt thật sạch để đảm bảo kết quả khám chính xác.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình khám hoặc thuốc nhuộm fluorescein, hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp.
Trong quá trình khám
Cố gắng thư giãn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi nhỏ thuốc nhuộm, bạn có thể cảm thấy hơi cay mắt. Hãy chớp mắt nhẹ nhàng để thuốc nhuộm phân tán đều trên bề mặt mắt.
Việc dụi mắt có thể làm trầy xước giác mạc và ảnh hưởng đến kết quả khám.
Sau khi khám
Sau khi khám, bạn có thể rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn thuốc nhuộm.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về cách điều trị và chăm sóc mắt phù hợp. Hãy tuân thủ nghiêm túc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: