Khi nào bị khô mắt nên đi khám bác sĩ?
Khô mắt là vấn đề quan trọng cần được điều trị sớm. Khi bị khô mắt chất lượng công việc giảm sút thậm chí có thể gây suy giảm thị lực. Do đó, khi có các dấu hiệu sau, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở nhãn khoa uy tín để kiểm tra.
Khô mắt và dấu hiệu nhận biết khô mắt
Khô mắt là tình trạng giác mạc không được cấp ẩm kịp thời do mất cân bằng sản xuất nước mắt khiến nước mắt hoặc do lớp nhầy ở mắt giảm nên nước mắt không giữ được lâu.
Nước mắt và và tác dụng của nước mắt
Nước mắt được cấu tạo từ 3 lớp, mỗi lớp sẽ có một nhiệm vụ và chức năng riêng giúp nước mắt thực hiện được chức năng của mình.
- Lớp lipid: Đây là lớp ngoài cùng có chức năng giữ lớp nước mắt không bay hơi nhanh
- Lớp nước: Gồm có protein, enzyme, khoáng chất,… giúp bôi trơn, nuôi dưỡng và bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn, bụi bẩn,…
- Lớp nhầy: Đây là lớp trong cùng của nước mắt, nhờ có lớp nhầy mà nước mắt có thể bám và dàn điều trên bề mặt mắt.
Dấu hiệu nhận biết khô mắt
Để tìm hiểu nguyên nhân bị khô mắt, bạn cần biết các dấu hiệu gây khô mắt để xác định những vấn đề mình gặp phải. Những dấu hiệu để nhận biết khô mắt là:
- Đỏ mắt: Do mắt bị khô nên tế bào ở bề mặt mắt dễ bị tổn thương, mạch máu trên kết mạc nổi rõ hơn nên mắt bị đỏ thậm chí còn bị xung huyết mắt.
- Cộm mắt: Mắt luôn có cảm giác cộm như có vật thể lạ ở trong mắt, đặc biệt vào buổi sáng khi vừa thức dậy
- Mắt bị ngứa, cay: Bởi vì độ ẩm trong mắt không đủ nên tuyến lệ và tuyến bờ mi khô, từ đó gây ra hiện tượng cay và khô mắt.
- Chảy nước mắt nhiều: Khi bị khô mắt, màng phim trên bề mặt giác mạc không đủ khả năng làm ẩm. Do đó, mắt phải tiết ra nhiều nước để tự cân bằng độ ẩm.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Khi ánh sáng chiếu vào mắt sẽ cảm thấy khó chịu nên phải nhắm hoặc nheo mắt mới cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nhìn mờ: Khả năng điều tiết của mắt bị ảnh hưởng nhiều khi bị khô mắt nên mắt cần phải điều tiết nhiều hơn, kết quả cảm giác nhìn thường xuyên bị nhòe.
Những nguyên nhân gây khô mắt
Nhiệm vụ tuyến lệ là sản xuất nước mắt để bảo vệ mắt. Nhưng vì một số lý do tuyến lệ hoạt động kém đi gây mất cân bằng giữa nước mắt dẫn đến bị khô mắt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khô mắt:
- Do bệnh toàn thân: Có những bệnh toàn thân gắn liền với khô mắt như: hội chứng Sjogren, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, HIV,… những bệnh này có ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mắt
- Các bệnh ảnh hưởng đến mi mát hay các tuyến tiết nước mắt như: viêm bờ mi, biến dạng mi bẩm sinh, quặm, mổ Lasik,…
- Sự lão hóa: Một số người cao tuổi thường gặp những vấn đề liên quan đến khả năng tiết nước mắt.
- Một số loại thuốc: Các thuốc tăng huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc ngủ và một vài thuốc khác khiến bạn bị khô mắt.
Ngoài những nguyên nhân trên, môi trường cũng là nguyên nhân gây khô mắt:
- Làm việc với thiết bị điện tử: Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi làm việc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ làm giảm tần số chớp mắt. Bởi vì chớp mắt mới giúp lớp nước mắt tiết ra được dàn đều trên bề mặt mắt.
- Làm việc ở môi trường nắng nóng, khói bụi, không khí khô
- Sử dụng kính áp tròng không phù hợp với mắt hoặc kính không đáp bảo chất lượng.
Biến chứng nếu khô mắt không điều trị kịp thời
Những người bị khô mắt thường chủ quan không chịu điều trị hoặc không biết mình đang bệnh. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng gây ra triệu chứng mệt mỏi, nhức mắt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và hiệu suất công việc. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị giảm thị lực. Cụ thể là:
- Viêm kết mạc: Phần lớn viêm kết mạc đều do bị khô mắt nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng và chuyển thành mãn tính thì bạn cần đi khám bác sĩ nhãn khoa gấp.
- Viêm giác mạc: Đây là biến chứng nặng khi bị khô mắt nếu không điều trị. Viêm giác mạc kết hợp với khô mắt có thể gây sẹo giác mạc, làm giác mạc dễ viêm nhiễm và có thể dẫn đến mù lòa.
Khi nào bị khô mắt nên đi khám bác sĩ?
Thông thường nếu bạn bị khô mắt nhẹ có thể điều trị bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo. Bạn nên đi gặp bác sĩ nhãn khoa ngay nếu:
- Tình trạng khô mắt khiến bạn không thể tập trung vào công việc, mắt luôn khó chịu
- Các triệu chứng khô mắt không đỡ hoặc nặng hơn dù đã tra thuốc nhỏ mắt nhân tạo và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà
Tóm lại, bị khô mắt có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị khô mắt bằng nước nhỏ mắt nhân tạo cũng có nhiều loại, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô mắt. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Đặt lịch khám với vivision để các bác sĩ khám và đưa ra tư vấn điều trị phù hợp nhất với tình trạng khô mắt của bạn nhé!
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: