Khi nào cần điều trị nhược thị ở trẻ em?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

vào ngày 30/07/2024

Nhược thị ở trẻ em thường rất khó phát hiện. Thông thường cha mẹ chỉ phát hiện khi bệnh trở nặng và khó đáp ứng với các phương án điều trị. Vậy cha mẹ hãy cùng Vivision Kid tìm hiểu khi nào cần điều trị nhược thị trong bài viết dưới đây.

Chẩn đoán nhược thị ở trẻ em

Trước khi chẩn đoán được bệnh nhược thị ở trẻ em, cha mẹ cần hiểu được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng,.. 

Nhược thị là gì?

Nhược thị ở trẻ em là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc hai bên mắt do sự phát triển thị lực toàn diện của trẻ bị ngăn cản hoặc ảnh hưởng vì lí do nào đó. Theo nghiên cứu có khoảng 4% trẻ em trước 7 tuổi được chẩn đoán là mắc nhược thị.

Dựa theo tình trạng bệnh, nhược thị được chia làm 3 loại:

  • Nhược thị nhẹ: Thị lực tối đa đạt được 5-6/10
  • Nhược thị trung bình: Thị lực tối đa vào khoảng 1-4/10
  • Nhược thị nặng: Có mức thị lực dưới 1/10, trẻ chỉ có thể đếm ngón tay, hoặc thậm chí chỉ nhìn thấy được ánh sáng.

Tuy nhiên nhược thị nhẹ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể phát triển thành nhược thị nặng thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.

Mắt bị nhược thị

Mắt bị nhược thị

Triệu chứng nhược thị ở trẻ em

Nhược thị ở trẻ em thường xuất hiện từ sớm và ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị giác toàn diện của trẻ, trẻ đã thích nghi với thị lực kém nên ít khi phàn nàn vì nhìn mờ. Vì vậy nhược thị thường không có dấu hiệu rõ ràng và cha mẹ chỉ phát hiện khi trẻ được khám sàng lọc tại trường.

Một số dấu hiệu có thể xuất hiện khi trẻ bị nhược thị như:

  • Trẻ thường xuyên nheo mắt, dụi mắt, nháy mắt nhiều.
  • Lác mắt: biểu hiện dễ thấy nhất.
  • Nghiêng đầu về một phía để nhìn rõ hơn.

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện ở những trẻ có tất khúc xạ, vì vậy phương pháp nhận biết nhược thị ở trẻ em chính xác nhất là khám mắt tại khác cơ sở uy tín.

Nguyên nhân nhược thị ở trẻ em

Thị lực của trẻ phát triển nhanh chóng và hoàn thiện trong những năm đầu đời, phần lớn đạt được thị lực tối đa năm 6 tuổi và ổn định năm 12 tuổi.Vì vậy các tác nhân ảnh hưởng đến tầm nhìn ở 2 mắt của trẻ hoặc khiến 2 mắt không thể phối hợp sẽ là nguyên nhân gây ra nhược thị ở trẻ:

Lác mắt

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhược thị ở trẻ, đặc biệt là những trường hợp lác một bên mắt. Não sẽ ưu tiên nhận ảnh ở mắt có thị lực tốt, hướng nhìn thẳng và cho ảnh toàn diện, đồng thời loại bỏ tín hiệu ở bên mắt lác để tránh trường hợp song thị. 

Do hầu hết lác mắt xuất hiện từ rất sớm, vì vậy dần dần mắt bị lác sẽ giảm phát triển đường dẫn truyền thị giác để tự loại bỏ hình ảnh. Ở một số trường hợp, lác luân phiên, hình ảnh ở 2 mắt sẽ được sử dụng xen kẽ, do vậy sẽ ít dẫn đến nhược thị.

Bất thường tật khúc xạ

Những trẻ mắc tật khúc xạ cao không được phát hiện và điều trị sớm thường dẫn đến mất nhìn. Đặc biệt những trường hợp chênh lệch khúc xạ hai bên thì thường dẫn đến nhược thị một mắt.

Bất thường gây cản trở tầm nhìn

Ví dụ như đục thể thủy tinh, sẹo giác mạc, sụp mi,… khiến hình ảnh không truyền về não một cách hoàn chỉnh.

Nhược thị ở trẻ em do sụp mí

Nhược thị ở trẻ em do sụp mí

Chẩn đoán nhược thị ở trẻ em

Nhược thị là bệnh lý thường xảy ra ở một mắt, vì vậy bác sĩ sẽ cần các bài kiểm tra toàn diện cho từng mắt để phát hiện bất thường:

  • Kiểm tra thị lực từng mắt: đặc biệt ở mắt có dấu hiệu bị lác, sụp mi. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nhìn ưa thích để kiểm tra thị lực của trẻ.
  • Kiểm tra khúc xạ tối ưu: Việc kiểm tra khúc xạ (thử kính tối ưu) sẽ là bước quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán trẻ có nhược thị hay không. Thông thường bác sĩ sẽ cần sử dụng đến thuốc giãn đồng tử để xác định được độ chính của trẻ.
  • Kiểm tra hệ thống vận nhãn: Thử che từng mắt và cho trẻ nhìn theo 9 hướng cơ bản.
  • Kiểm tra sức khỏe mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng trẻ suy giảm thị lực vì các bệnh về mắt khác như đục thể thủy tinh, sẹo giác mạc, bệnh đáy mắt,…
Kiểm tra thị lực để phát hiện nhược thị ở trẻ em

Kiểm tra thị lực để phát hiện nhược thị ở trẻ em

Nhược thị có chữa được không?

Nhược thị có khả năng điều trị thành công tuy vậy trẻ nên được điều trị trước 8 tuổi – độ tuổi vàng để điều trị nhược thị. 

Việc phát hiện sớm nhược thị ở trẻ em và điều trị cho trẻ tại các cơ sở khám mắt uy tín sẽ là một yếu tốt quan trọng để chữa trị thành công. Vì vậy cha mẹ, cần cho trẻ đi khám sáng lọc từ sớm và định kỳ mỗi năm một lần.

Nhược thị ở trẻ em khi nào nên bắt đầu điều trị?

Điều quan trọng để có thể điều trị nhược thị thành công là thời điểm điều trị. Điều trị càng sớm khả năng thành công càng cao. 

Các phương pháp điều trị đáp ứng tốt ở trẻ nhỏ hơn 7 tuổi, thời điểm này các liên kết thần kính giữa mắt và não vẫn đang hình thành và hoàn thiện, nên có thể dễ dàng điều chỉnh. 

Trẻ càng lớn khả năng điều trị thành công càng giảm. Thời gian trước đây, các bác sĩ thường từ bỏ điều trị nhược khi trẻ đã lớn hơn 7 tuổi. 

Hiện nay một số nghiên cho thấy điều trị nhược thị vẫn có thể đáp ứng ở trẻ lên đến 17 tuổi. Vì vậy khi cha mẹ phát hiện trẻ có nhược thị hãy cố gắng kiên trì, và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Các phương pháp điều trị nhược thị ở trẻ em

Phác đồ chuẩn điều trị nhược thị ở trẻ em bao gồm các bước:

  • Bước 1 – Chỉnh quang: Trẻ sẽ được kiểm tra và đeo kính đúng số để đạt được thị lực tối đa. Thông thường bác sĩ sẽ lựa chọn kính gọng để điều chỉnh tật khúc xạ của trẻ.
  • Bước 2 – Gia phạt và kích thích thị giác: Bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp để làm mờ mắt lành như nhỏ Atropin 1%, che mắt,…, đồng thời kích thích mắt lười bằng các hoạt động như nhặt đậu, tô màu, lego,…
  • Bước 3 – Chỉnh lác (nếu có): Lác có thể là nguyên nhân dẫn đến nhược thị hoặc xuất hiện thứ phát, vì vậy bước 2 và bước 3 có thể linh động tùy tình huống. Có thể chỉnh lác bằng lăng kính, bài tập thị giác hoặc thậm chí là phẫu thuật.
  • Bước 4 – Hoàn chỉnh chức năng thị giác 2 mắt: Trẻ điều trị ổn định mắt nhược thị có thể tập thêm các bài tập hai mắt để phát triển toàn diện về chức năng thị giác như trẻ bình thường.

Tuy nhiên tùy từng tình trạng và độ tuổi của trẻ, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ để phù hợp và tăng hiệu quả điều trị.

Một số trường hợp phát hiện trẻ có bất thường tại mắt gây suy giảm thị lực, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật: 

  • Đục thể thủy tinh bẩm sinh: phẫu thuật 1 mắt khi trẻ được 4-6 tuần tuổi, 2 mắt ở trẻ được 8-10 tuần tuổi.
  • Lác: Đạt hiểu quả phẫu thuật tốt nhất dưới trẻ dưới 7 tuổi.
  • Sụp mi: Chỉ thực hiện phẫu thuật khi mi đã phát triển hoàn chỉnh khi trẻ được 5-6 tuổi.

Cách phòng ngừa nhược thị

Nhược thị ở trẻ em thường do các vấn đề bẩm sinh di truyền vì vậy hiện nay chưa có phương pháp chính xác nào để phòng ngừa. Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám định kỳ với các bác sĩ nhãn khoa để phát hiện và điều trị sớm.

Tuy nhiên cha mẹ có thể theo dõi và giúp trẻ có các thói quen tốt sau đây để tránh nhược thị do các nguyên nhân thứ phát:

  • Làm việc và học tập ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
  • Thiết lập chế độ nghỉ ngơi cho mắt: quy tắc 20-20-20 cứ 20 phút nhìn gần hãy nhìn xa 20 feet (6m) trong khoảng 20 giây.
  • Giữ khoảng cách khi nhìn gần: Hãy luôn giữ khoảng cách khoảng 40cm khi đọc sách hay nhìn thiết bị điện tử để giảm căng thẳng và áp lực cho đôi mắt. 
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A,C,E và các khoáng chất tốt cho mắt như kẽm và lutein hoặc bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho mắt. Ngoài ra sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên cũng sẽ giúp mắt chúng ta khỏe mạnh hơn.

Lựa chọn phòng khám Vivision Kid ( tên cũ FSEC) với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn về nhược thị để có thể khám và điều trị sớm cho trẻ.

Lời khuyên

Thời điểm bắt đầu điều trị nhược thị ở trẻ em vô cùng quan trọng nhất là trước 7 tuổi khi mà trục vỏ não – thị giác vẫn đang hoàn thiện. Ba mẹ hãy quan tâm và chú ý đến thời điểm khám lại cho bé để được theo dõi cải thiện thị lực cũng như có lựa chọn điều trị phù hợp.

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

nhược thị là gì

nhược thị ở trẻ em

Trẻ hay nheo mắt có bị nhược thị không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Nhược thị có tái phát không?

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Nhược thị có thuốc chữa không?

Bác sĩ Lê Đức Thiện

Điều trị nhược thị bằng atropin

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền