Khi nào cần khám mắt? Chuẩn bị gì trước khi khắm mắt?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Khám mắt định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm những vấn đề của đôi mắt, mà còn cả những thay đổi trong tật khúc xạ. Từ đó sẽ có biện pháp xử lý thích hợp để lấy lại đôi mắt khỏe mạnh và phòng ngừa tiến triển đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tại sao phải đi khám mắt?

Khám mắt theo khuyến cáo của chuyên gia rất quan trọng vì nhiều lý do:

  • Điều chỉnh tật khúc xạ: Việc khám mắt định kỳ có thể giúp bạn phát hiện và điều chỉnh sớm các tật khúc xạ và có phương án điều chỉnh kịp thời.
  • Phát hiện sớm các bệnh lý tại mắt: Nhiều bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp glaucoma, đục thủy tinh thể, bệnh thoái hóa điểm vàng có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu nhưng bác sĩ sẽ thấy biểu hiện rõ ràng của bệnh về mắt khi bạn đi khám mắt.
  • Phát hiện bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến mắt: Khám mắt có thể cung cấp thông tin về sức khỏe tổng quát của bạn, vì nhiều bệnh lý toàn thân (như tiểu đường và cao huyết áp) có thể gây những biến chứng ở mắt. Hoặc một số bệnh không triệu chứng có thể phát hiện được khi khám mắt (ví dụ như tiểu đường, tăng huyết áp, đột quỵ thiếu máu, tổn thương gan, rối loạn lipid máu, cường giáp,…).
Khám mắt

Khám mắt

Khi nào cần đi khám mắt?

Có dấu hiệu bất thường về mắt

Bạn nên đi khám khi mắt có một trong những vấn đề dưới đây:

Nhìn mờ

Mắt bị mờ dần có thể do nhiều nguyên nhân như sự hình thành các tật khúc xạ hoặc bệnh lý

Nhức mỏi mắt, căng thẳng

Nhức mỏi mắt và căng thẳng mắt ngay cả khi không phải làm việc thường xuyên có thể là triệu chứng của tăng nhãn áp hoặc bệnh glaucoma, đặc biệt khi có biểu hiện nhức đầu và mờ mắt. Glaucoma có thể ảnh hưởng đến thị lực và thị trường không hồi phục

Nhìn lóa hay nhìn 1 thành 2

Nhìn lóa và nhìn đôi (song thị) là hai hiện tượng khác nhau liên quan đến thị giác. Nhìn đôi (hay song thị) là tình trạng khi người bệnh thấy 1 vật thành 2, thường do một trong hai mắt không nhận được hình ảnh vào đúng vị trí trên võng mạc có thể do vấn đề về thị giác hai mắt hay tổn thương, chèn ép dây thần kinh. 

Mắc các bệnh lý khúc xạ ở mắt

Nếu bạn mắc các tật khúc xạ ở mắt (như cận thị viễn thị loạn thị,…) hoặc có bệnh nền về mắt như đục thủy tinh thể, glaucoma,… thì việc tái khám định kỳ là rất quan trọng để theo dõi tiến triển của bệnh, kiểm tra sớm biến chứng đồng thời có phương pháp để điều chỉnh kịp thời.

Khám mắt định kỳ mỗi năm

Nếu bạn không có các vấn đề như trên, thì nên khám mắt định kỳ mỗi năm. Việc kiểm tra mắt mỗi năm, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người lớn tuổi sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt trong quá trình hoàn thiện mắt của trẻ hoặc các vấn đề về mắt khác ở người trưởng thành.

Ai cần đi khám mắt định kỳ?

Khám mắt định kỳ là cần thiết cho nhiều đối tượng, bao gồm:

  • Trẻ em: Trẻ em cần khám mắt để sàng lọc tật khúc xạ và kịp thời điều chỉnh các vấn đề bất thường tại mắt của trẻ. 
  • Người lớn tuổi: Người trên 60 tuổi nên khám mắt ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm các vấn đề như đục thủy tinh thể, glaucoma, thoái hóa võng mạc.
  • Người có yếu tố nguy cơ cao/ bệnh lý mắt: Nếu bạn hoặc gia đình có tiền sử bệnh mắt như glôcôm (tăng nhãn áp), bệnh võng mạc, hoặc bệnh lý di truyền về mắt, cần được tái khám định kỳ để kiểm tra.
  • Người có bệnh nền: Những người có bệnh nền bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc bệnh tự miễn cần kiểm tra mắt định kỳ vì những bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trên mắt.
  • Người sử dụng kính hoặc kính áp tròng: Nếu bạn có sử dụng kính để điều chỉnh các tật khúc xạ ở mắt hoặc sử dụng kính áp tròng thường xuyên vì mục đích thẩm mỹ, bạn cần phải tái khám thường xuyên để đo lại tiến triển của tật khúc xạ. 
  • Người làm việc trong môi trường khắc nghiệt: Nếu bạn làm việc với máy tính nhiều giờ, làm việc trong môi trường có ánh sáng mạnh, thiếu ánh sáng hoặc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khói bụi,… cần khám mắt định kỳ để bảo vệ sức khỏe mắt.

Bao lâu nên đi khám mắt 1 lần?

Đối với trẻ em

  • Dưới 6 tháng tuổi: Khám mắt lần đầu.
  • 3 tuổi và 5 tuổi: Khám định kỳ.
  • Sau 5 tuổi: Khám mỗi năm một lần.
  • Nếu đeo kính: Khám định kỳ 6 tháng/lần.
Trẻ em cần khám mắt định kỳ

Trẻ em cần khám mắt định kỳ

Đối với người lớn

  • 18-39 tuổi: Khám 2-4 năm/lần nếu không có vấn đề về mắt.
  • 40-64 tuổi: Khám 1-2 năm/lần để theo dõi sự thay đổi thị lực.
  • Trên 65 tuổi: Khám 6 tháng – 1 năm/lần do nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến mắt.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như mờ mắt, ngứa mắt, hay nhìn lóa, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám và điều trị.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám mắt

Các giấy tờ cần thiết

  • Giấy khám cũ: Nếu bạn đã từng khám mắt trước đó, hãy mang theo các giấy tờ này để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn.
  • Đơn thuốc: Nếu bạn đang sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống nào liên quan đến mắt, hãy mang theo đơn thuốc.
  • Kính cũ: Nếu bạn đang sử dụng kính, hãy mang theo để bác sĩ có thể kiểm tra độ chính xác và tình trạng của kính hiện tại.

Không sử dụng kính áp tròng trước khi khám: Nên tránh đeo kính áp tròng ít nhất 24 giờ trước khi khám. Điều này giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng mắt một cách chính xác hơn.

Hạn chế trang điểm vùng mắt: Nên hạn chế hoặc không trang điểm vùng mắt (mắt, mi) vào ngày khám. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra tình trạng mắt và phát hiện các vấn đề mà không bị cản trở.

Khám mắt định kỳ là việc rất quan trọng đặc biệt khi bạn có yếu tố nguy cơ cao như tật khúc xạ hoặc các bệnh về mắt. Việc tái khám định kỳ giúp phát hiện những vấn đề có thể gặp phải và có phương án xử trí thích hợp. Liên hệ ngay Zalo vivision hoặc đặt lịch khám với chuyên gia để được chăm sóc và hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.

Lời khuyên

Đi khám mắt định kỳ là rất quan trọng để duy trì sức khỏe đôi mắt và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Trước khi khám mắt cần chú ý chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, hạn chế sử dụng kính áp tròng hoặc trang điểm vùng mắt để tránh gặp khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả khám mắt.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

khám mắt

khi nào cần đi khám mắt

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy