Khi nào chắp lẹo gây mờ mắt?
Ngoài cảm giác khó chịu và sưng đỏ, chắp lẹo gây mờ mắt làm bất tiện cho nhiều người. Vivision sẽ bạn giúp hiểu rõ về chắp lẹo và các biến chứng liên quan cùng biện pháp xử lý nhanh chóng, từ đó bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn.
Vì sao bị chắp lẹo?
Trước khi tìm lời giải đáp chắp lẹo gây mờ mắt đúng không hãy cùng vivision khám phá thông tin cơ bản về bệnh lý mắt này.
Chắp lẹo hình thành khi các tuyến dầu nhỏ nằm ở bờ mi mắt bị tắc nghẽn. Các tuyến này có chức năng quan trọng là tiết ra dầu để giữ cho mắt không bị khô và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn và vi khuẩn.
Khi một hoặc nhiều tuyến dầu bị tắc nghẽn, dầu không thể thoát ra ngoài và tích tụ lại, dẫn đến tắc nghẽn tại tuyến bờ mi. Sự tắc nghẽn này có thể gây viêm và sưng tấy, gây ra cảm giác không thoải mái, đôi khi là chắp lẹo gây mờ mắt.
Một số yếu tố nguy cơ dễ gây ra chắp lẹo:
- Vệ sinh kém: Việc không làm sạch vùng mí mắt đúng cách có thể dẫn đến tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, gây tắc nghẽn tuyến dầu.
- Bệnh lý da: Các tình trạng như viêm da hoặc viêm bờ mi có thể làm tăng nguy cơ hình thành chắp lẹo do sự gia tăng vi khuẩn và tắc nghẽn tuyến dầu.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng, tạo điều kiện cho sự phát triển của chắp lẹo.
Vệ sinh không đúng cách quanh vùng mắt có thể dẫn đến tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, làm tắc nghẽn tuyến dầu.
Các bệnh lý da như viêm bờ mi có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của chắp lẹo bằng cách gia tăng sự tích tụ vi khuẩn và chất nhầy. Gây ra các biến chứng chắp lẹo khá nguy hiểm cho sức khỏe mắt của bệnh nhân và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Triệu chứng của chắp lẹo
Chắp lẹo thường xuất hiện dưới dạng một khối u nhỏ ở mí mắt, có thể cảm nhận được khi chạm vào. Vùng quanh chắp lẹo thường bị đau và sưng, gây cảm giác cộm và khó chịu. Sự phát triển của khối u chắp lẹo có thể gây cản trở tầm nhìn, đặc biệt nếu khối u lớn.
Để phân biệt chắp lẹo với các tình trạng mắt khác, chắp lẹo thường là kết quả của tình trạng tắc nghẽn và viêm của tuyến dầu. Trong khi các khối u khác như u lành da mi có thể có bề mặt mịn hơn và không gây đau hay sưng. Khi nào chắp lẹo gây mờ mắt và biến chứng chắp lẹo như thế nào.
- U lành da mi: U lành da mi thường không gây viêm và có bề mặt mịn hơn so với chắp lẹo. U lành da mi thường không gây đau hoặc sưng như chắp lẹo.
- Khối xuất hiện ở mi mắt: Các khối khác ở mi mắt có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác như u tuyến bã nhờn hoặc các vấn đề khác. Nhưng chắp lẹo là đặc trưng bởi sự tắc nghẽn và viêm của tuyến Meibomius.
Vậy chắp lẹo gây mờ mắt không?
Về cơ bản, chắp lẹo không ảnh hưởng đến nhãn cầu – phần chính của mắt chịu trách nhiệm cho việc thu nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não để tạo ra hình ảnh. Vì vậy, chắp lẹo không phải là nguyên nhân trực tiếp gây giảm thị lực. Do đó, chắp lẹo gây mờ mắt là không hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, nếu khối chắp lẹo phát triển quá lớn, nó có thể cản trở tầm nhìn của người bệnh, đặc biệt là khi khối chắp nằm gần trung tâm mí mắt. Điều này có thể dẫn đến cảm giác vướng víu, khó chịu và khiến người bệnh phải nheo mắt hoặc cố gắng điều chỉnh góc nhìn để quan sát rõ hơn.
Nếu bạn nhận thấy bị giảm thị lực đồng thời với việc xuất hiện chắp lẹo, cần xem xét đến khả năng có các vấn đề khác về mắt. Giảm thị lực có thể liên quan đến các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, hoặc loạn thị – những tình trạng mà mắt không thể tập trung ánh sáng chính xác lên võng mạc, dẫn đến hình ảnh mờ.
Ngoài ra, việc phối hợp các bệnh lý khác như viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc cũng có thể là nguyên nhân gây giảm thị lực.
Vậy điều trị chắp lẹo như thế nào?
Các phương pháp điều trị chắp lẹo:
- Chườm ấm: Phương pháp đầu tiên và hữu ích nhất để điều trị chắp lẹo là chườm ấm. Nhiệt độ ấm giúp làm mềm khối chắp lẹo, giảm viêm và mở thông tuyến dầu. Bạn nên thực hiện chườm ấm từ 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 10-15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau giúp giảm viêm và có thể điều trị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu có dấu hiệu nhiễm trùng kèm theo chắp lẹo.
- Chích chắp lẹo: Nếu chắp lẹo không thuyên giảm sau điều trị nội khoa, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật chích để lấy sạch mủ trong khối chắp.
Để điều trị chắp lẹo, chườm ấm là phương pháp đầu tiên và rất hiệu quả. Nhiệt độ ấm giúp làm mềm khối chắp lẹo, giảm viêm, và giúp mở thông tuyến dầu. Nếu tình trạng không cải thiện, có thể cần đến các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc tra tại mắt có kháng sinh chống viêm để giảm viêm hoặc thực hiện thủ thuật chích để lấy sạch mủ.
Cách phòng tránh chắp lẹo gây mờ mắt
Để phòng tránh chắp lẹo gây mờ mắt, việc giữ vệ sinh vùng mắt sạch sẽ và đúng cách là rất quan trọng. Nên tránh chạm tay bẩn vào mắt và sử dụng các sản phẩm làm sạch phù hợp để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh lý da và viêm bờ mi cũng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ chắp lẹo.
- Vệ sinh mí mắt: Đảm bảo vệ sinh vùng mí mắt sạch sẽ và đúng cách để ngăn ngừa tắc nghẽn tuyến dầu. Sử dụng sản phẩm làm sạch phù hợp để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Tránh chạm tay bẩn: Không chạm tay bẩn vào mắt hoặc sử dụng các sản phẩm không sạch để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Khám sức khỏe định kỳ: Theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh lý da và viêm bờ mi để giảm nguy cơ chắp lẹo.
Đặt lịch khám tại vivision để các chuyên gia tư vấn và giúp theo dõi tình trạng bệnh chắp lẹo, đặc biệt là khi bệnh tiến triển đến mức chắp lẹo gây mờ mắt. Hãy cùng vivision bảo vệ đôi mắt bạn nhé!
Lời khuyên
Chắp lẹo là bệnh vùng mắt thường gặp không gây nhiều nguy hiểm, có thể tự khỏi tuy nhiên không gây nhìn mờ mà chỉ gây cộm mắt và che chắn tầm nhìn nếu khối chắp lẹo quá to. Hãy đến gặp và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu như con bạn bị chắp lẹo mà bị giảm thị lực vì có thể có những nguyên nhân khác phải tìm kiếm.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa
Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.
Gắn thẻ: