Khi nào nên điều trị cận thị? 3 cách điều trị cận thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Khi nào nên điều trị cận thị? Điều trị cận thị khỏi hoàn toàn không?

Mắt như nào là mắt cận thị

Cận thị là tình trạng trục nhãn cầu của mắt dài hơn so với bình thường, hoặc thể thủy tinh và/hoặc giác mạc quá dẹt khiến ánh sáng ở xa sau khi đi vào mắt hội tụ trước võng mạc khiến cho ảnh bị mờ. 

Điều trị mắt cận thị như nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị: Kính thuốc, phẫu thuật hoặc kính Ortho-K.

Điều trị mắt cận thị bằng kính thuốc

Can-thi-deo-kinh-gi

Đeo kính gọng điều trị cận thị

Có 2 loại kính hiện nay thường sử dụng là kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn, điều kiện của từng người mà người cận thị có các lựa chọn khác nhau.

Điều trị mắt cận thị bằng phẫu thuật

Dieu-tri-can-loan-thi

Phẫu thuật tật khúc xạ

Các phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị phổ biến là Phẫu thuật laser bề mặt, Phẫu thuật Lasik, Phẫu thuật Femto Lasik, Phẫu thuật Smile, Phẫu thuật nội nhãn,… Tuy nhiên có một số điều kiện để có thể phẫu thuật ví dụ như người đủ độ tuổi từ 18 trở lên và có độ dày giác mạc phù hợp,… Vì thế những người chưa đủ điều kiện sẽ thường lựa chọn các phương pháp còn lại để điều trị cận thị.

Điều trị mắt cận thị bằng phương pháp đeo kính Ortho-K

Hiện tại đây là phương pháp ngày càng được mọi người biết tới và lựa chọn nhiều, do Ortho-K có thể kiểm soát tiến triển cận thị. Ortho-K là một kính áp tròng cứng, bằng cơ chế định hình giác mạc mà có thể giúp người cận thị có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau mà không cần sử dụng kính nữa. Vậy, bạn đã biết khi nào nên điều trị mắt cận thị chưa? Cùng vivision tìm hiểu nhé!

Khi nào nên điều trị cận thị?

Thực tế, khi phát hiện mắt bị cận thị nên điều trị ngay để có thể nhìn rõ và kiểm soát tiến triển cận thị một cách triệt để, hiệu quả nhất.

  • Nếu bạn cận -0.25D hay -0.50D thì bạn có thể chưa cần đeo kính do mắt vẫn có thể điều tiết giúp mắt nhìn xa tốt mà không cần dùng kính. Nhưng bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cũng như phối hợp chế độ sinh hoạt hợp lý để hạn chế nhất việc tăng độ cận ở khoảng thời gian này.
  • Khi độ cận tăng đến -0.75D thì bạn nên đeo kính để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày nhưng bạn có thể không đeo thường xuyên mà chỉ đeo khi nhìn xa.
  • Nếu bạn bị cận từ -1.00D tới -1.50D, bạn nên đeo kính và đeo thường xuyên để có thể nhìn rõ ràng, nhất là khi lái xe, may vá, …
  • Từ -2.00D trở lên, bạn bắt buộc đeo kính thường xuyên, kể cả khi nhìn xa hay nhìn gần. Nếu không sử dụng kính thường xuyên sẽ khiến mắt điều tiết liên tục, khiến cho mắt dễ mỏi và tăng độ cận nhanh chóng.
  • Nếu bạn không muốn sử dụng kính để điều trị cận thị thì có thể sử dụng kính Ortho-K hoặc phẫu thuật. Độ cận thích hợp sử dụng kính Ortho-K là độ cận dưới -10.00D và độ loạn dưới -3.00D.

Điều trị cận thị khỏi hoàn toàn không?

Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị cận thị khỏi hoàn toàn.

Tại sao nên chọn vivision kid là nơi thăm khám? Tại vivision có các bác sĩ Nhãn khoa từ Bệnh viện Mắt Trung Ương và các chuyên gia Khúc xạ Nhãn khoa có nhiều chuyên môn về tật khúc xạ.

Lời khuyên

Nếu bạn bị cận, nên đi thăm khám thường xuyên để có thể theo dõi cũng như kiểm soát độ cận. Theo lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa, nên khám định kỳ 6 tháng một lần để có thể kịp thời thay đổi kính hay lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

điều trị cận thị

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy