Khi nào nên sử dụng thuốc nhỏ mắt nếu bị đỏ mắt?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền

vào ngày 12/08/2024

Phỏng vấn một bác sĩ nhãn khoa về tình trạng “Tự ý điều trị khi mắt bị đỏ”. Bác sĩ trả lời: “Đây là tình trạng không hiếm gặp trên lâm sàng, người bệnh có xu hướng tự ý điều trị trước khi đến viện làm tỷ lệ người bị đỏ mắt gặp biến chứng tăng lên.”

Tránh lạm dụng thuốc nhỏ mắt co mạch khi chỉ bị đỏ mắt

Đỏ mắt có thể là một triệu chứng hay gặp ở mắt. Mắt có thể bị đỏ đơn thuần hoặc đỏ mắt là trong số những biểu hiện của bệnh nào đó. Chúng ta gặp tình trạng đỏ mắt chủ yếu là do hiện tượng xung huyết mạch máu vùng kết mạc thường gặp ở bệnh viêm kết – giác mạc do vi khuẩn, virus hay dị ứng, đôi khi chỉ là do dụi mắt nhiều, thiếu ngủ, bụi bay vào mắt.

Khi bị các tác nhân gây viêm tấn công, các mạch máu giãn ra để tăng cường đưa các tế bào bảo vệ theo máu đến mắt, đó chính là cơ chế gây biểu hiện mắt bị đỏ.

Dau-mat-do

Đau mắt đỏ là triệu chứng hay gặp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác nhau

Đa số người bị đỏ mắt phần lớn có đặc điểm chung là lành tính và có thể tự khỏi. Nhưng tâm lý người xuất hiện dấu hiệu bất thường như vậy thường lo lắng và rất hay tự ý đi mua thuốc nhỏ mắt thay vì đến gặp bác sĩ. Thuốc không được kê bởi bác sĩ, trong đó có thuốc co mạch. Thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần là naphazoline – được biết đến là một chất co mạch, hoạt động bằng cách co hẹp các mạch máu bị sưng trong mắt.

Chính vì vậy, thuốc co mạch có tác dụng làm mắt đỡ đỏ nhanh chóng khiến cho nhiều người lạm dụng thuốc, sử dụng một cách bừa bãi.

Hậu quả có thể xảy ra nếu bạn lạm dụng thuốc nhỏ mắt co mạch: mắt hết đỏ nhanh chóng do các mạch máu bị co lại, nhưng thuốc chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian, mắt sẽ đỏ lại thậm chí nặng hơn, bạn lại tiếp tục dùng. Ban đầu dùng với liều lượng nhỏ, tần suất ít, sau đó người dùng có biểu hiện nhờn với thuốc, phải dùng liều lượng nhiều hơn, nhiều lần trong ngày. Cuối cùng đỏ mắt tái phát liên tục, mạch máu giãn to. Đến lúc này người bệnh mới đi khám bác sĩ.

mach-mau-gian-to-do-mat-nang-hon

Mạch máu giãn to do đau mắt đỏ nặng

Sau khi theo dõi những thông tin, vivision kid mong rằng bạn đọc đang không lạm dụng thuốc nhỏ mắt bừa bãi, nếu có, vivision kid khuyên bạn nên ngừng sử dụng thuốc co mạch nếu chỉ để giảm triệu chứng đỏ mắt. Nếu việc dùng thuốc co mạch là nhằm giải quyết các vấn đề khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách sử dụng thuốc an toàn.

Theo khuyến cáo, thuốc co mạch nếu được chỉ định dùng, thường chỉ nên dùng trong 3 ngày và không quá 2 lần/ngày.

Nên làm thế nào khi bị đỏ mắt

Nếu mắt đỏ chỉ do nguyên nhân thông thường như thiếu ngủ, khóc, dụi mắt nhiều, bụi bay vào mắt thay vì dùng thuốc nhỏ mắt có tác dụng co mạch, bạn nên:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Nước mắt nhân tạo không phải là thuốc để điều trị bệnh nào cả. Đây là một dung dịch được nghiên cứu có độ tương đồng với nước mắt sinh lý của con người. Nước mắt nhân tạo vừa có tác dụng cấp ẩm cho mắt, vừa giảm kích ứng và rửa trôi bụi bẩn, tránh viêm nhiễm mắt;
  • Ngủ đủ giấc: ngủ đủ giấc là cách giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi cho mắt. Bạn nên ngủ đủ giấc để mắt không bị làm việc quá nhiều tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác;
ngu-du-giac-de-doi-mat-khoe-manh

Ngủ đủ giấc để đôi mắt khoẻ mạnh hơn

  • Giảm căng thẳng cho mắt: Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Nghiên cứu cho thấy, người tập trung làm việc hoặc chơi game trên máy tính có tần số chớp mắt ít hơn bình thường, dễ gây khô mắt. Hơn nữa ánh sáng xanh của thiết bị điện tử gây hại cho mắt rất nhiều;
  • Uống đủ nước có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tổng thể và cũng có một số ảnh hưởng tích cực đối với mắt, là một biện pháp giúp mắt được cung cấp đủ độ ẩm, chống khô mắt, hạn chế nhức mỏi mắt.

Lưu ý khi bị đỏ mắt

Khi bạn bị đỏ mắt, trước hết bạn không nên lo lắng quá, chủ động theo dõi thêm các triệu chứng khác kèm theo để có hướng xử trí thích hợp.

Nếu chỉ đỏ mắt vì những lý do thông thường như dụi mắt, thiếu ngủ, làm việc căng thẳng… bạn nên để đôi mắt nghỉ ngơi và triệu chứng có thể tự hết sau vài giờ.

Nếu đỏ mắt đi kèm với những triệu chứng khác như ngứa mắt, cộm rát mắt, nhìn mờ, có gỉ mắt xanh/vàng, chảy nước mắt nhiều,… bạn nên đi thăm khám bác sĩ

Một số điều không nên làm khi bị đỏ mắt

  • Không nên dụi mắt: dụi mắt có thể làm tổn thương mắt và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hạn chế việc chạm vào mắt khi bạn bị đỏ mắt;
  • Tránh ánh sáng mạnh: Khi mắt bị đỏ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh và màn hình điện tử để giảm căng thẳng cho mắt;
  • Không tự chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị. Bất cứ loại thuốc nào nhỏ vào mắt đều phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để tiếp nhận điều trị kịp thời.
Khong-dui-mat-khi-bi-dau-mat-do

Không dụi mắt khi bị đau mắt đỏ

Một số điều nên làm khi bị đỏ mắt

  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và chất kích thích mà không làm tổn thương mắt;
  • Đeo kính khi ra ngoài để tránh bụi bẩn tiếp xúc với mắt, tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Nếu bạn có lịch trình làm việc bận rộn không có nhiều thời gian đi khám trong giờ hành chính, vivision kid sẽ tạo mọi điều kiện để sắp xếp lịch khám phù hợp với lịch trình của bạn. Liên hệ với hotline 0334141213 để được nhận tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn cao.

Lời khuyên

Hãy nhớ rằng, mắt bị đỏ có thể là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh khác nhau, thay vì lạm dụng thuốc nhỏ mắt chỉ để làm giảm triệu chứng thì việc thăm khám bác sĩ nhãn khoa sớm sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, loại bỏ tận gốc căn nguyên.

Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền
Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Gắn thẻ:

bị đỏ mắt

Đau mắt đỏ

mắt bị đỏ