Kiểm soát cận thị bằng kính gọng liệu có đủ cho con?
Một trong những phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ là sử dụng kính gọng. Cùng tìm hiểu kiểm soát cận thị bằng kính gọng có hiệu quả không, khi nào nên áp dụng và có các loại kính gọng kiểm soát cận thị phổ biến nào nhé!
Kiểm soát cận thị bằng kính gọng có hiệu quả như thế nào?
Cơ chế tăng độ cận
Cận thị thường xuất hiện khi nhãn cầu dài hơn mức bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh cong quá nhiều, dẫn đến việc ánh sáng tập trung trước võng mạc. Kết quả là những vật thể ở xa trở nên khó nhìn rõ.
Mức độ hiệu quả của kính gọng kiểm soát cận thị
Kính gọng kiểm soát cận thị Stellest có công dụng giảm tốc độ tăng độ cận ở trẻ. Hiệu quả của phương pháp này rơi vào khoảng 50 – 70%.
Kính Stellest được chia thành hai phần:
- Phần trung tâm giúp điều chỉnh tật khúc xạ để nhìn rõ.
- Vùng ngoại vi được thiết kế với 11 vòng cùng 1021 thấu kính xếp đồng tâm ra ngoài. Thiết kế này tạo ra một trường nhìn mờ ở phía ngoại vi, nhằm hạn chế sự gia tăng độ cận, từ đó kiểm soát cận thị từ mọi hướng nhìn.
Khi nào con cần sử dụng kính gọng kiểm soát cận thị?
Chỉ dẫn của chuyên gia
Kiểm soát cận thị bằng kính gọng nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Họ sẽ đánh giá tình trạng mắt và xác định xem kính có phù hợp hay không, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả.
Tăng độ cận nhanh
Nếu bạn nhận thấy độ cận của trẻ tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn cần sử dụng kính kiểm soát cận thị. Khi trẻ tăng độ nhanh, đeo kính kiểm soát cận thị là vô cùng cần thiết để làm chậm quá trình này lại, bảo vệ thị lực cho trẻ trong tương lai. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ duy trì thị lực tốt hơn và tránh được những vấn đề về mắt sau này.
Ít phối hợp với phương pháp khác
Phương pháp này thường được áp dụng cho những trẻ không tương thích với các biện pháp điều trị cận thị khác như: Kính áp tròng ban đêm Ortho-K, nhỏ thuốc Atropin nồng độ thấp. Đây là lựa chọn thuận tiện, dễ áp dụng, phù hợp với trẻ nhỏ, đồng thời giúp phụ huynh yên tâm hơn về sức khỏe mắt của con.
Không có bệnh lý mắt khác
Kiểm soát cận thị bằng kính gọng thường hiệu quả nhất khi người sử dụng không mắc các bệnh lý mắt khác như bệnh võng mạc hay bệnh lý giác mạc. Nếu có bất kỳ vấn đề nào khác, bác sĩ sẽ cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng kính này.
Các loại kính gọng kiểm soát cận thị hiện nay
Myovision
Một trong những loại kính gọng kiểm soát cận thị hiện nay là tròng kính Myovision có cấu tạo đặc biệt được sản xuất bởi ZEISS. Tròng kính làm giảm kích thích của nhãn cầu và làm chậm quá trình tiến triển của cận thị. Tuy nhiên có ít nghiên cứu về loại kính này và một số nghiên cứu hiện nay chỉ ra kính có tác dụng kiểm soát cận thị không quá cao
Stellest
Kính gọng kiểm soát cận thị Stellest sở hữu công nghệ tiến tiến trong thiết kế nên mang lại hiệu quả kiểm soát cận thị cải tiến hơn so với những dòng kính gọng kiểm soát cận thị trước đây.
Tròng kính Stellest được thiết kế với công nghệ tiên phong và độc quyền mang tên HALT, theo đó tròng kính sẽ bao gồm một tập hợp gồm 1021 thấu kính nhỏ, tạo ra một khối lượng mất nét ngoại vi- tín hiệu mạnh làm giảm kích thích tăng chiều dài trục nhãn cầu. Tròng kính Stellest có khả năng làm chậm tiến triển cận thị trung bình 50 – 70%.
Các dòng sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam
Ngoài hai loại kính kiểm soát cận thị phổ biến trên, sắp tới tại thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều dòng kính mới như Hoya Miyosmart, Myocare (Zeiss),…
Các phương pháp kiểm soát cận thị khác
Ortho-K
Ortho-K là một loại kính áp tròng đeo ban đêm giúp điều trị và kiểm soát cận thị hiệu quả, được sử dụng phổ biến hiện nay. Cơ chế hoạt động của kính Ortho-K là sẽ giúp chỉnh hình giác mạc của người đeo trong lúc ngủ.
Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như:
- Giảm tăng độ cận lên đến 70%.
- Giúp người dùng tự do, thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày vì không còn phải dùng kính gọng.
- Sau khi ngừng đeo kính Ortho-K, trẻ vẫn có thể tiến hành mổ cận bình thường.
Atropine nồng độ thấp
Phương pháp nhỏ thuốc Atropine nồng độ thấp có ưu điểm là dễ áp dụng, chi phí thấp. Tùy vào mức độ cận thị và khả năng tăng cận của bé mà sẽ sử dụng Atropin với nồng độ khác nhau để kiểm soát cận thị. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải được bác sĩ thăm khám và tư vấn nồng độ thuốc phù hợp nhất với tình trạng mắt của bé.
Có thể thấy kiểm soát cận thị bằng kính gọng là phương pháp điều trị cận thị được sử dụng phổ biến ở trẻ nhỏ. Hãy đặt lịch thăm khám trực tiếp tại vivision kid ngay để được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia mắt hàng đầu, từ đó lựa chọn phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp nhất cho con nhé!
Lời khuyên
Ba mẹ nếu muốn sử dụng phương pháp này cho con nên tìm hiểu kỹ và trao đổi trực tiếp với chuyên gia mắt để xác định đây có phải phương pháp phù hợp với tình trạng mắt của con hay không.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Dương ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: