Làm thế nào khi kính áp tròng bị kẹt?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Không ít người gặp phải tình trạng kính áp tròng bị kẹt trong mắt. Mặc dù, kính áp tròng đã trở thành một công cụ điều chỉnh thị lực phổ biến. Đây là một tình huống thường xuyên gây hoang mang và lo lắng khi không biết cách xử lý đúng. 

Hiểu đúng về tình trạng kính áp tròng bị kẹt

Kính áp tròng ngày càng được sử dụng phổ biến, không chỉ vì tính thẩm mỹ mà còn mang lại sự tiện lợi so với kính gọng truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không ít người gặp phải tình trạng kính kẹt trong mắt. 

Đây là một tình huống thường xuyên gây hoang mang và lo lắng, đặc biệt là khi không biết cách xử lý đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng kính kẹt, các nguyên nhân gây ra và xử lý đúng cách để tránh tổn thương mắt.

Kính áp tròng kẹt trong mắt

Kính áp tròng kẹt trong mắt

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến kính áp tròng bị kẹt

Kính áp tròng bị kẹt trong mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan đến cách sử dụng hoặc điều kiện môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Kính áp tròng bị lệch hoặc rách: Khi kính áp tròng không ở đúng vị trí trên giác mạc hoặc bị lệch sang vùng mi mắt sẽ gây khó khăn trong quá trình tháo kính. Đối với kính mềm có thể bị rách hoặc gấp lại, khiến chúng dễ bị kẹt và khó xử lý.

Sử dụng không đúng kỹ thuật: Khi đeo kính hoặc tháo kính không cẩn thận hoặc sử dụng sai cách, chẳng hạn như cố gắng tháo kính khi mắt khô hoặc không bôi trơn, có thể làm kính dính chặt và kẹt trong mắt.

Tầm quan trọng của việc xử lý đúng cách để tránh tổn thương mắt

Xử lý đúng cách khi kính áp tròng bị kẹt rất quan trọng để giữ một đôi mắt khỏe mạnht. Nếu bạn xử lý sai cách, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng như trầy xước giác mạc, viêm nhiễm, và thậm chí là mất thị lực.

Tránh tổn thương giác mạc: Giác mạc là phần trong suốt nằm ở phía trước mắt, rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Khi kính bị kẹt, nếu bạn cố tháo ra mạnh bạo hoặc sử dụng lực không đúng cách, nguy cơ trầy xước giác mạc là rất cao. 

Tổn thương giác mạc không chỉ gây đau mắt mà còn có thể gây giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Phòng ngừa nhiễm trùng: Kính áp tròng bị kẹt trong thời gian dài, kết hợp với việc không rửa tay sạch trước khi tháo kính, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Vi khuẩn và vi rút dễ dàng xâm nhập vào mắt thông qua các tổn thương. 

Dấu hiệu nhận biết kính áp tròng bị kẹt

Khi kính áp tròng bị kẹt, có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết:

Cảm giác khó chịu

Một số cảm giác khó chịu thường gặp khi đeo kính áp tròng:

  • Cảm giác như có vật lạ trong mắt: Khi kính bị kẹt, bạn sẽ có cảm giác như có vật lạ cọ xát vào bề mặt mắt, gây khó chịu.
  • Rát, đỏ hoặc đau mắt: Kính bị kẹt có thể làm giác mạc bị tổn thương, gây ra cảm giác đau nhức, kèm theo tình trạng đỏ mắt. Nếu để kính trong mắt quá lâu mà không tháo ra, mắt có thể bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Đau mắt do kẹt kính áp tròng

Đau mắt do kẹt kính áp tròng

Thị lực bị ảnh hưởng

Khi kính áp tròng bị kẹt trong mắt, ngoài cảm giác khó chịu, nó còn có thể gây ra một số ảnh hưởng đến thị lực của bạn, cụ thể là: 

  • Mờ mắt hoặc khó nhìn rõ: Khi kính bị kẹt, kính có thể không ở đúng vị trí trên giác mạc, dẫn đến thị lực bị mờ, khó nhìn rõ các vật xung quanh.
  • Dấu hiệu sưng hoặc đỏ mắt: Tình trạng kính bị kẹt kéo dài sẽ làm mắt bị sưng và sung huyết do áp lực từ kính dẫn đến đỏ mắt. 

Các bước xử lý khi kính áp tròng bị kẹt

Bước 1: Giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi gặp tình trạng kính bị kẹt là bạn giữ bình tĩnh. Tuyệt đối không hoảng sợ và cố gắng tháo kính quá vội vàng có thể dẫn đến tổn thương mắt.

Bước 2: Rửa tay sạch sẽ

Trước khi xử lý kính, hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh tay là bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng trong quá trình tháo kính.

Bước 3: Kiểm tra mắt

Hãy nhìn vào gương và kiểm tra xem kính áp tròng đã bị kẹt ở đâu. Kính có thể bị lệch lên trên hoặc xuống dưới, hoặc bị gấp lại. Hãy kéo nhẹ mí mắt để quan sát kỹ hơn vị trí của kính.

Bước 4: Dùng dung dịch nhỏ mắt

Đặc biệt trường hợp kính bị kẹt dính do khô, hãy sử dụng dung dịch nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để làm trơn kính. Điều này sẽ giúp giảm sự ma sát giữa kính và mắt, kính dễ dàng di chuyển và tháo hơn. Sau khi nhỏ dung dịch, hãy chờ vài phút trước khi cố gắng tháo kính ra.

Cách tháo kính áp tròng bị kẹt

Sử dụng ngón tay để lấy kính ra: Sau khi kính đã được làm ẩm và mềm, hãy sử dụng ngón tay sạch để kẹp nhẹ nhàng kính áp tròng và tháo ra. Hãy thận trọng trong quá trình này để tránh làm tổn thương giác mạc.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ tháo kính áp tròng. Nên sử dụng những công cụ nhỏ và mềm, giúp bạn dễ dàng gỡ bỏ kính mà không cần dùng nhiều lực và tránh làm tổn thương giác mạc. 

Lưu ý rằng dụng cụ này đã được làm sạch hoặc khử trùng trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn.

Khi nào cần đến thăm khám

Mặc dù tình trạng kính bị kẹt có thể được xử lý tại nhà, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Hãy đến cơ sở y tế khi bạn có các tình trạng sau đây:

  • Đau mắt nghiêm trọng hoặc kéo dài: Nếu bạn cảm thấy đau mắt không giảm sau khi tháo kính, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương giác mạc.
  • Mắt bị sưng, đỏ nghiêm trọng hoặc có dịch tiết: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng ở mắt cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thị lực.
  • Mờ mắt kéo dài:  Nếu sau khi tháo kính, bạn vẫn gặp vấn đề về thị lực, đau rát hoặc đỏ mắt kéo dài,  hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng của mắt.

Kính áp tròng bị kẹt có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực. Khi gặp phải tình huống này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước xử lý đúng cách như rửa tay sạch, nhỏ nước nhỏ mắt, chớp mắt nhẹ nhàng. Nếu không thể tự lấy kính ra, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Đặt lịch khám tại vivision ngay để được tư vấn nếu bạn gặp các vấn đề kẹt kính áp tròng hoặc bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng. 

Lời khuyên

Kính áp tròng bị kẹt là một tình huống khá phổ biến đối với người dùng kính áp tròng. Xử lý đúng cách khi kính áp tròng bị kẹt sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề làm tổn thương mắt. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, đừng ngần ngại tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.

logo vivisionkid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Kính áp tròng bị kẹt