Các loại kính điều chỉnh cận thị thường dùng hiện nay
Kính điều chỉnh cận thị có những loại nào? Tìm hiểu với các bác sĩ chuyên khoa về mắt của trung tâm vivision. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ so sánh về độ hiệu quả của từng loại kính điều chỉnh cận thị phổ biến nhất hiện nay.
Tại sao cần sử dụng kính để kiểm soát cận thị?
Sự phát triển nhanh chóng và xuất hiện sớm của cận thị có thể dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề thị lực nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát cận thị kịp thời và hiệu quả, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc, thoái hóa hoàng điểm cận thị và glocom.
Cận thị cao không chỉ gây ra sự thay đổi trong cấu trúc mắt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thị giác và cuộc sống hàng ngày. Ngày nay, hai nguyên nhân gây ra tật khúc xạ phổ biến ở trẻ chủ yếu là do tư thế ngồi học không đúng và môi trường học tập thiếu sáng.
Cận thị không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiệm trọng nếu không kiểm soát cận thị:
- Bong/rách võng mạc: Mắt bị cận nặng do không kiểm soát cận thị có thể gây ra rách hoặc bong võng mạc.
- Thoái hóa hoàng điểm: Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị chính là tổn thương vùng hoàng điểm.
- Glocom góc mở: Bệnh lý được các bác sĩ coi là kẻ đánh cắp thị lực âm thầm khi bệnh lý này không hề có dấu hiệu cụ thể trong những giai đoạn đầu tiên.
Các loại kính điều chỉnh cận thị
Cận thị là một vấn đề phổ biến về thị lực, làm suy giảm khả năng nhìn rõ các vật ở xa. Rất may, có nhiều loại kính khác nhau để giúp khắc phục tình trạng này. Các loại kính điều chỉnh cận thị phổ biến là:
Kính gọng
Kính gọng là loại kính phổ biến nhất hiện nay, đã xuất hiện từ rất lâu. Kính gọng đã được cải tiến để phù hợp với nhu cầu hiện nay và đang trở thành phương pháp điều chỉnh cận thị phổ biến nhất. Khi đeo kính gọng, tật khúc xạ sẽ được điều chỉnh để giúp việc quan sát trở nên thuận lợi hơn.
Kính áp tròng mềm
Kính áp tròng mềm thường chứa từ 40-80% nước, giúp lưu thông oxy, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Kính áp tròng cứng Ortho-k
Ortho-K là một phương pháp điều trị cận thị bằng cách sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí khi đi ngủ. Phương pháp này sẽ chỉnh hình tạm thời giác mạc thông qua lớp nước mắt nằm dưới kính, giúp cải thiện thị lực, giảm thiểu sự phụ thuộc kính gọng vào ban ngày, đồng thời kiểm soát tiến triển cận thị.
So sánh các loại kính điều chỉnh cận thị
Để giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn sử dụng loại kính điều chỉnh cận thị phù hợp với mình. Các bác sĩ chuyên khoa về mắt đã thực hiện bảng so sánh giữa 3 loại kính điều chỉnh cận thị phổ biến nhất hiện nay: Kính gọng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng Ortho-K.
Các đặc điểm so sánh | Kính gọng | Kính áp tròng mềm | Kính áp tròng cứng Ortho-K |
Đối tượng sử dụng | Hầu hết mọi đối tượng. | Hầu hết mọi đối tượng. | Những cá nhân bị tật khúc xạ cận thị và độ cận liên tục tăng nhanh chóng. |
Hiệu quả điều trị | Hiệu quả vừa phải | Hiệu quả cao | Hiệu quả cao |
Tác dụng phụ | Gặp khó khăn khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc di chuyển khó trong thời tiết mưa gió. | Khô mắt, đỏ mắt và nhiễm trùng có thể xảy ra nếu không thực hiện vệ sinh đúng cách. | Có nguy cơ nhiễm trùng, khô mắt. Cảm giác khó chịu khi sử dụng trong thời gian đầu. |
Chi phí | So với các phương pháp khác thì kính gọng có chi phí rẻ hơn nhiều. | Chi phí sử dụng vừa phải không quá cao như kính áp tròng cứng. | So với kính gọng và kính áp tròng mềm thì chi phí sử dụng kính áp tròng cứng cao hơn. |
Sự tiện lợi | Phải liên tục đeo kính trong suốt thời gian sinh hoạt hàng ngày. | Tiện lợi, thoải mái, dễ dàng sinh hoạt hàng ngày mà không cần đeo kính gọng. | Tiện lợi, thoải mái, dễ dàng sinh hoạt hàng ngày mà không cần đeo kính gọng. |
Bảo quản | Vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng và bảo quản trong hộp kính. | Cần thực hiện vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng và bảo quản trong hộp đựng kính. | Quá trình vệ sinh cần được tiến hành một cách tỉ mỉ bằng dung dịch chuyên dụng, sau đó cần được bảo quản cẩn thận. |
Để có thể lựa chọn loại kính điều chỉnh cận thị chính xác, bạn nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp phù hợp.
Tiêu chí chọn kính điều chỉnh cận thị
Để có thể lựa chọn kính điều chỉnh cận thị hiệu quả, và phù hợp với từng mức độ cận thị, cần dựa vào nhiều yếu tố:
- Yếu tố cơ bản: Khi lựa chọn kính điều chỉnh cận thị cần chú trọng đến độ tuổi và mức độ cận thị của người bệnh.
- Yếu tố lối sống: Cần xem xét yếu tố về lối sống cá nhân và sự thoải mái mà bệnh nhân mong muốn từ kính điều chỉnh cận thị khi lựa chọn loại kính phù hợp.
- Yếu tố bệnh lý: Độ nhạy cảm của mắt, cấu trúc mắt và tình trạng sức khỏe của mắt là những yếu tố cần được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng khi quyết định lựa chọn kính điều chỉnh cận thị.
Chăm sóc mắt cận đúng cách
Khi mắc bệnh cận thị, bạn cần hiểu cách chăm sóc mắt để tránh tình trạng cận thị trở nên nghiêm trọng hơn và duy trì sức khỏe cho đôi mắt.
- Đeo kính đúng độ: Điều quan trọng nhất là phải chọn kính phù hợp với độ mắt, không nên đeo kính độ thấp hoặc cao vì có thể gây mỏi mắt và làm tăng độ nhanh hơn.
- Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Áp dụng quy tắc 20-20-20, sau mỗi 20 phút học tập, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhìn vào một vật ở khoảng cách 20 bước chân trong 20 giây.
- Khám mắt định kỳ: Việc kiểm tra mắt định kỳ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe mắt của trẻ, bởi mắt là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Nên đi khám mắt định kỳ 6-12 tháng một lần.
Đặt lịch khám tại vivision để được thăm khám và tư vấn về các loại kính có thể phù hợp với bạn nhé.
Lời khuyên
Chọn đúng loại kính điều chỉnh cận thị không chỉ giúp kiểm soát độ cận tốt mà còn tiện lợi trong các hoạt động hàng ngày. Để tìm hiểu xem loại kính nào phù hợp với nhu cầu cũng như độ cận, hãy đi khám để nhận thêm lời khuyên từ các bác sĩ nhé.
Chuyên môn: Tiến sĩ – Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Uy tín: Tiến sĩ Nguyễn Huyền Trang được đánh giá là người bạn đồng hành tin cậy trên hành trình bảo vệ mắt cho trẻ em và gia đình. Nhờ nhiều năm học tập, tu nghiệp tại nước ngoài và công tác tại các bệnh viện uy tín, cô Trang tạo ấn tượng bởi tận tâm, chu đáo, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho bệnh nhân kết quả điều trị tốt nhất.
Gắn thẻ: