Kính loạn thị là kính gì? 1 số loại kính loạn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Loạn thị là 1 tật khúc xạ phổ biến tại mắt. Kính loạn thị như kính gọng hay kính áp tròng là phương pháp thông dụng nhất để điều chỉnh tật khúc xạ này do nhiều ưu điểm về tính tiện lợi và giá cả. Cùng vivision kid tìm hiểu thông tin về kính loạn thị nhé.

Kính loạn thị là gì?

Kinh-loan-thi-la-kinh-gi

Loạn thị là gì?

Kính loạn thị cấu tạo là một thấu kính hình trụ do bề mặt giác mạc không đều nhằm điều chỉnh cho tia sáng khúc xạ chính xác vào võng mạc. Nếu bạn nhìn thấy quầng sáng, kiểu tỏa sáng dạng sao hoặc vết mờ xung quanh đèn vào ban đêm, thì việc đeo kính sẽ loại bỏ hoặc giảm đáng kể những biến dạng này. Kính loạn thị được cắt dựa theo đơn kính được cấp bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa. Kính loạn thị thường kèm theo độ viễn thị, hoặc cận thị. Độ càng cao thì kính sẽ càng dày. 

Cách đọc độ loạn trên đơn kính

Trên đơn kính của bạn, độ loạn thị được đọc như sau:

  • CYL( viết tắt của “ cylinder”): Số trong cột này đề cập đến công suất thấu kính cần thiết để điều chỉnh chứng loạn thị của bạn.
  • AX ( viết tắt của “axis”): Số trong cột này đề cập đến hướng điều chỉnh loạn thị của bạn, được đo bằng độ. Trục nằm trong khoảng từ 1 đến 180. 

Hai chỉ số CYL và AX bạn sẽ luôn thấy cùng nhau trên cùng một đơn kính.

Độ loạn bao nhiêu thì cần đeo kính?

Kinh-loan-thi

Loạn mấy độ thì phải đeo kính?

  • Loạn thị nhẹ ( <1.00 Diop): Không kèm theo viễn thị hay cận thị, mắt không thấy mỏi nhức, đau đầu, khả năng nhìn không bị ảnh hưởng thì có thể không đeo kính hay không thường xuyên đeo kính. Bạn có thể đeo kính khi học tập, làm việc, sử dụng thiết bị điện tử, hoặc đi đường nhìn xa muốn rõ hơn.
  • Loạn thị nhẹ (<1.00 Diop): Nhưng mắt kèm theo khó chịu, mỏi nhức nên đeo kính thường xuyên để hạn chế việc điều tiết cho mắt.
  • Loạn thị (>1,00 diop): Nên đeo kính thường xuyên trong hầu hết tất cả các hoạt động thường ngày để cải thiện thị lực, ổn định tình trạng của mắt cũng như hạn chế tối đa việc điều tiết mắt.

Điều quan trọng là đeo kính có cần thiết hay không phải dựa vào độ cận thị, viễn thị và lời khuyên từ bác sĩ và các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa.

Kính loạn thị có những loại nào?

Kinh-loan-thi

Loạn thị thì đeo kính gì?

Kính điều trị loạn thị là 1 thấu kính phi cầu(không phải cầu lỗi cũng không phải cầu lõm). Có hai phương pháp là kính gọng và kính áp tròng. Tương tự như kính cận thị và viễn thị, kính loạn thị hỗ trợ cho mắt nhìn rõ. Kính gọng là một sự lựa chọn dễ dàng, phổ biến do có gọng mẫu mã đa dạng.

Một số lưu ý khi dùng kính gọng loạn thị:

  • Chọn tròng kính có lớp phủ hạn chế loá, hạn chế tia UV giúp giảm độ chói trên bề mặt tròng.
  • Lựa chọn gọng kính phẳng dễ thích nghi hơn đối với loạn thị so với kính có độ cong nhiều hơn mặt trước của gọng.
  • Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên gia khúc xạ nhãn khoa để được điều chỉnh nếu bạn bị chóng mặt hoặc thấy các đường thẳng bị bẻ cong.

Nhiều năm gần đây kính áp tròng trở nên là một lựa chọn hữu ích dành cho những người bị loạn thị do tính thẩm mĩ, đa dạng.

  • Kính áp tròng mềm loạn thị: Có chứa 40-80% nước, khả năng thấm khí oxygen tốt tạo cảm giác thoải mái cho người đeo. Kính áp tròng mềm là lựa chọn tối ưu dành cho những người bị loạn thị do chấn thương để lại sẹo trên giác mạc.
  • Kính áp tròng cứng loạn thị: Có thích thước nhỏ hơn giác mạc, dễ đeo, cũng có khả năng thấm khí oxygen tốt.
  • Kính áp tròng đeo ban đêm: Ortho-K là một lựa chọn mang lại nhiều lợi ích cho người đeo mà không cần đeo kính gọng. Ortho K- là kính cứng và khả năng thấm khí tốt nhất. Kính đeo đủ từ 6-8 tiếng vào ban đêm sẽ cho thị lực tối ưu nhất.

Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính loạn thị

Kinh-loan-thi

Gặp triệu chứng gì khi đeo kính loạn thị?

Những người mới đeo kính loạn thị có thể thấy cảm giác lạ như: chóng mặt, nhìn hình biến dạng lồi lên, lõm xuống. Sau một vài ngày đeo kính các triệu chứng này sẽ giảm dần và hết. Nếu các triệu chứng trên vẫn tiếp tục kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia khúc xạ nhãn khoa để được tư vấn. 

Điều gì xảy ra nếu bạn không đeo kính loạn thị? 

Loạn thị sẽ không tự khỏi và có thể tiến triển theo tuổi tác. Nếu bạn không đeo kính để điều chỉnh loạn thị, mắt sẽ phải làm việc nhiều hơn. Khi điều tiết nhiều trong thời gian dài và gây ra mỏi mắt kèm theo đau đầu. Hơn nữa đối với những người cận thị > 2.00 diop không đeo kính nhìn bóng đèn bị nhòe, đổ bóng nguy hiểm khi đi đường vào buổi tối.

Đặt lịch khám tại vivision để các chuyên gia tư vấn và chăm sóc cho đôi mắt luôn sáng khoẻ nhé.

Lời khuyên

Loạn thị thường sẽ không tăng lên(trừ trường hợp do bệnh lý) nên nếu bé đi khám và được chẩn đoán là loạn thị, đặc biệt là loạn thị ở mức độ nhẹ thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy không tăng độ nhưng loạn thị vẫn gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của bé, nên việc đi khám mắt ban đầu và định rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm tránh để lại hậu quả xấu.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

kính loạn thị

Loạn thị

tật khúc xạ

Làm sao để biết mắt có dị vật giác mạc?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Khi nào nên cho con dùng kính gọng kiểm soát cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh