Lác mắt là gì? Nguyên nhân và hướng điều trị lác lé

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Lác mắt hay mắt lác làm cho nhiều bậc phụ huynh sợ và lo lắng khi nghe đến. Thậm chí nhiều bé không gặp phải vấn đề này nhưng bố mẹ vì nỗi lo mà vẫn cứ đưa con đi khám rồi bảo bé bị lác. Cùng vivision kid tìm hiểu vấn đề này để hiểu rõ hơn về đôi mắt nhé!

Mắt lác hay lé mắt là gì?

Lác mắt là sự không đồng trục thị giác khi hai mắt nhìn vào một vật. Từ đó, dẫn đến hiện tượng nhìn thấy hình đôi (Song thị) hoặc ức chế 1 mắt (Thường liên quan đến hiện tượng lác phát hiện đã lâu/bẩm sinh). Lác mắt có thể liên tục hoặc không liên tục và có thể xảy ra tại một mắt hoặc cả 2 mắt. 

Phân loại mắt lác

Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy vào từng yếu tố:

Phân loại theo hướng

  • Hướng ngang: lác trong và lác ngoài, thông thường nếu mới phát hiện có thể thấy hình đôi và hai hình nằm ngang hàng với nhau.
  • Hướng dọc(đứng): lác trên và lác dưới (Có thể thấy hai hình bao gồm 1 hình cao hơn và 1 hình thấp hơn nằm thẳng hàng với nhau)
  • Các hướng xoáy: xoáy trong và xoáy ngoài (Người có lác xoáy có thể nhìn mọi vật bị xoay nghiêng so với tư thế thẳng đứng)
Lac-mat

Em bé có lác trong

Phân loại theo nhóm nguyên nhân

  • Bẩm sinh: Nhóm này thường không thấy hình đôi do não ức chế 1 hình ảnh của mắt lác.
  • Mắc phải: Nhóm này thông thường sau khi phát hiện sẽ thấy song thị và có xu hướng bịt một mắt để tránh song thị.

Nguyên nhân

  • Bẩm sinh: là xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời. Thường liên quan đến các yếu tố di truyền, sinh non, thiếu cân, hoặc các bất thường liên quan đến thần kinh, cơ…
  • Mắc phải: là thứ phát sau các bệnh lý khác hoặc các bệnh lý gây giảm thị lực ở mắt như tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị, không được đeo kính sớm và đúng độ, các bất thường liên quan đục thể thủy tinh, sẹo giác mạc,… 

Hoặc tổn thương não, bất thường vùng sọ mặt làm yếu, liệt cơ vận nhãn. Hoặc bệnh lý toàn thân như: Basedow,….

Điều trị mắt lác

Điều chỉnh tật khúc xạ: Tật khúc xạ nếu không được điều chỉnh cũng là một yếu tố dẫn đến lác (lé). Kính được cấp dưới sự phối hợp của Bác sĩ mắt và nhân viên Khúc xạ nhãn khoa cung cấp cho con kính phù hợp nhất. Phát hiện sớm tật khúc xạ có thể loại trừ lác, nhược thị,…

Cấp lăng kính: Lăng kính làm lệch hướng đi của ánh sáng vào vị trí hoàng điểm của mắt lác giúp bệnh nhân nhìn thấy 1 hình (hợp thị) thay vì song thị.

Tập luyện thị giác hai mắt: Một số trường hợp lác có thể cải thiện bằng cách luyện tập thị giác hai mắt về điều tiết, phân tụ, các bài tập có thể bao gồm: dây Brock (Brock String), Bảng Hart (Hart Chart), thước lỗ Bernell, …

Phẫu thuật: Mổ lác mắt là phương pháp điều chỉnh các cơ bám trên mắt, một hoặc nhiều cơ vận động nhãn cầu được làm tăng cường, yếu đi, hoặc chuyển đến vị trí khác để cải thiện hướng nhìn.

Lác trong do điều tiết  

Tật này thường là độ lác có thể hết  hoàn  toàn  hoặc  giảm  một phần  khi  loại  bỏ yếu tố điều tiết. Đây là một hình thái khá phổ biến ở trẻ em, có thể do hai nguyên nhân: viễn thị hoặc sự bất  tương xứng  giữa mức độ điều tiết và quy tụ (tỷ số C/A cao). 

Theo Park và Raab, tỷ lệ giữa hai nguyên nhân là tương đương nhau. Lác trong điều tiết do viễn thị là mắt phải điều tiết quá mức để có thể nhìn rõ vật gần.

  • Độ tuổi  xuất  hiện  lác thường  từ 1 đến 3 tuổi, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
  • Độ viễn thị trung  bình theo Park khoảng +4,5D, những trường hợp viễn thị cao +8 ->+9 D ít gây ra lác trong điều tiết hơn.
  • Độ lác khi nhìn xa nhìn gần sau khi  liệt điều tiết hoặc sau  khi đeo  kính  chỉnh  tật  khúc  xạ thường  xấp  xỉ nhau(tỷ số C/A  bình thường).
Mat-lac-Dieu-tri-lac

Mắt lác – Điều trị lác

Để phát hiện được lác trong điều tiết do viễn thị cần phải đánh giá khúc xạ (mức độ viễn thị), độ lác nhìn xa nhìn gần sau khi làm liệt điều tiết bằng thuốc tra mắt Cyclogyl hoặc Atropine. Lác trong điều  tiết được phân chia thành hai hình thái toàn phần hoặc một phần.

Trong lác điều tiết toàn phần, độ lác khi nhìn xa hết hoàn toàn sau khi dùng thuốc liệt điều tiết. Còn hình  thái lác điều  tiết một phần, độ lác khi nhìn xa chỉ giảm một phần sau khi dùng thuốc liệt điều tiết.

Điều trị lác trong điều tiết do viễn  thị bao  gồm chỉnh kính viễn thị tối đa, phục hồi thị lực ở mắt nhược thị. Nếu lác trong điều tiết một phần thì có thể phẫu thuật lác, còn lại sau  khi đã chỉnh khúc xạ và tập nhược thị.

Ở Việt Nam, cho đến  nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lác nhưng chưa có một báo cáo nào tìm hiểu sâu về lác trong điều  tiết do viễn  thị. Nghiên cứu này nhằm mục đích:

  • Nhận xét đặc điểm lâm sàng của lác trong điều tiết do viễn thị
  • Đánh giá kết quả điều chỉnh khúc xạ và tập luyện mắt nhược thị đối với lác trong điều tiết độ viễn thị

Vậy nên, nếu ở nhà bố mẹ thấy bất kỳ biểu hiện nào bất thường trên mắt của con thì nên cho bé đi khám ngay và nên chọn các cơ sở có chuyên môn cao về vấn đề này.

Tại vivision kid có các bác sĩ chuyên khoa mắt làm việc tại bệnh viện Mắt trung ương, các Optometrist với kinh nghiệm và chuyên môn sâu về các vấn đề thị giác 2 mắt, tật khúc xạ, bệnh lý về mắt.

Lời khuyên điều trị lác lé

Lác lé là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, và có thể được điều trị hiệu quả với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây lác, độ tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bệnh khác | cách chữa mắt lác | chữa lác | lác mắt

cách chữa mắt lác

lác mắt

Các phương pháp khám mắt toàn diện

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Nên đeo kính gọng nhựa hay gọng kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

Ý nghĩa thông số trên gọng kính

Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang