Làm gì để giảm nguy cơ mắc tật khúc xạ?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc tật khúc xạ là gì? Hãy lắng nghe những ý kiến từ các bác sĩ tại trung tâm vivision kid về vấn đề này. Tìm hiểu cách phòng ngừa tật khúc xạ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bé.

Tật khúc xạ là gì?

Mắt hoạt động như một chiếc máy ảnh, mắt có một lỗ mở ở phía trước gọi là đồng tử (một điểm đen trong phần màu của mắt). Đồng từ cho phép ánh sáng đi vào mắt, phía sau đồng tử sẽ có các bộ phận giúp ánh sáng tập trung lên giác mạc – lớp chắn trong suốt bao phủ phía trước mắt và thủy tinh thể. Cuối cùng, ở phía sau mắt là võng mạc, lớp cảm quang thu nhận hình ảnh. 

Để nhìn rõ, tia sáng từ vật phải tập trung chính xác vào võng mạc. Nếu các tia sáng không tập trung đúng sẽ là biểu hiệu tật khúc xạ.

Các loại tật khúc xạ

  • Cận thị: Cận thị là một tình trạng khúc xạ của mắt, trong đó các tia sáng khi đi vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Người mắc cận thị chỉ có thể nhìn rõ những vật ở khoảng cách gần, trong khi những vật ở xa lại trở nên không rõ ràng.
  • Viễn thị: Viễn thị là một tình trạng về thị lực, trong đó hình ảnh được hình thành ở phía sau võng mạc, gây ra hiện tượng mờ nhạt cho cả việc nhìn xa và nhìn gần. Do đó, mắt cần phải điều tiết liên tục để điều chỉnh hình ảnh của vật thể về phía trước, sao cho nó trùng khớp với võng mạc.
  • Loạn thị: Là tình trạng mà giác mạc của người bình thường có hình dạng cầu, cho phép hình ảnh hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc. Ngược lại, ở những người bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đồng nhất, dẫn đến việc hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm khác nhau trên võng mạc, gây ra hiện tượng hình ảnh bị nhòe và không rõ ràng.

Để nắm rõ sự khác biệt của 3 dạng tật khúc xạ phổ biển này, mời bạn đọc tham khảo bảng sau:

Loại tật khúc xạ Vị trí hội tụ ánh sáng Triệu chứng Nguyên nhân gây tật khúc xạ ở trẻ
Cận thị Trước võng mạc Nhìn xa mờ Hình cầu mắt dài hoặc giác mạc cong quá
Viễn thị Sau võng mạc Nhìn gần mờ Hình cầu mắt ngắn hoặc giác mạc cong quá ít
Loạn thị Nhiều điểm trên võng mạc Hình ảnh méo mó Giác mạc hoặc thể thủy tinh không đều
Các loại tật khúc xạ

Các loại tật khúc xạ

Các thói quen tốt giúp giảm thiểu mắc các tật khúc xạ 

Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt của trẻ và giảm thiểu khả năng mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị, cha mẹ cần khuyến khích trẻ phát triển những thói quen tích cực sau đây:

Kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ

Kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ

Kiểm tra thị lực định kỳ

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ từ 6 đến 12 tháng một lần, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển của trẻ.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Cha mẹ nên đảm bảo trẻ không dùng thiết bị điện tử quá nhiều thời gian trong ngày thay vào đó hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. 
  • Đọc sách đúng cách: Khi trẻ em đọc sách, cần đảm bảo rằng môi trường có đủ ánh sáng, tránh tình trạng ánh sáng quá chói hoặc quá yếu.

Chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng chú trọng vào các dưỡng chất thiết yếu cho mắt, bao gồm omega-3 và các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mắt.

Bài tập mắt

Cha mẹ có thể hướng dẫn con thực hiện các bài tập mắt để giảm căng thẳng cho mắt như sau:

  • Nhắm mắt nhẹ nhàng trong 1-2 phút để giảm căng thẳng cho mắt.
  • Chớp mắt liên tục trong 10-15 giây để tăng cường độ ẩm cho mắt.

Các phương pháp điều trị tật khúc xạ cho trẻ

Tật khúc xạ thường được điều trị thông qua các phương pháp sau đây:

  • Kính cận, viễn, loạn: Sử dụng kính có độ chính xác để điều chỉnh khả năng nhìn. 
  • Kính áp tròng: Kính áp tròng chỉ nên được sử dụng cho trẻ đã có khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì nếu không cẩn thận, kính áp tròng có thể gây ra nhiễm trùng cho mắt.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ phù hợp với một số trường hợp đặc biệt khi được bác sĩ tư vấn cụ thể, ngoài ra độ tuổi phẫu thuật cũng là một điều kiện khi thực hiện phương pháp này. Phương pháp này chủ yếu chỉ được áp dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Hãy đến vivision kid để cùng chúng tôi bảo vệ và gìn giữ đôi mắt các bé khỏi các tật khúc xạ. Liên hệ ngay với trung tâm nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc sức khỏe đôi mắt của con bạn nhé!

Lời khuyên

Tật khúc xạ là vấn đề thường gặp gây suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ mà phụ huynh cần quan tâm và chú ý vì có thể gây giảm chất lượng sinh hoạt và các biến chứng nguy hiểm cho mắt. Mong rằng, thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ về tật khúc xạ và cách phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

phòng ngừa tật khúc xạ

tật khúc xạ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 1% như thế nào?

Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

Ai nên sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 1%?

Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

[Hỏi-Đáp] Khóc khi đeo kính áp tròng có sao không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý