Làm thế nào để biết trẻ đang mắc cận thị hay viễn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Cận thị và viễn thị là tật khúc xạ thường gặp ở trẻ có thể có những dấu hiệu mờ nhạt mà phụ huynh dễ chủ quan bỏ qua. Cận thị và viễn thị là tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thị lực của trẻ khi không được điều trị sớm. Vậy làm thể nào để các bậc phụ huynh có những nhận biết về dấu hiệu để đưa trẻ đi khám sớm

Nguyên nhân gây ra cận thị và viễn thị

Cận thị là khi ánh sáng đi vào mắt và được hội tụ lại phía trước võng mạc nên người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần mà không thể nhìn rõ các vật ở xa.

Trẻ bị cận thị sẽ nhìn mờ những vật ở xa

Trẻ bị cận thị sẽ nhìn mờ những vật ở xa

Cận thị có các nguyên nhân:

  • Di truyền: Nếu trẻ có ba mẹ bị loạn thị thì dễ có nguy cơ bị cận hơn. Có một số trường hợp bé có ba mẹ không cận thị vẫn bị cận thị. Điều này các bác sĩ vẫn chưa giải thích được nguyên nhân. Vì thế, cận thị có nhiều yếu tố và di truyền chỉ là một phần;
  • Môi trường: Nếu ta thiếu thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời có thể làm tăng khả năng cận thị;
  • Hoạt động cận cảnh kéo dài: Đọc sách trong một thời gian dài hoặc các hành động nhìn gần khác có khả năng dẫn đến đến việc tăng nguy cơ cận thị;
  • Sử dụng những loại màn hình điện tử kéo dài: Trẻ em sử dụng máy tính, ipad hoặc thiết bị thông minh trong một thời gian dài có khả năng mắc cận thị cao hơn.

Viễn thị có nguyên nhân do quá trình chính thị hóa của trẻ không hết. Theo quy luật tự nhiên nếu trẻ bị viễn thị từ lúc mới sinh và độ viễn thị của bé sẽ giảm khi trẻ lớn dần lên. Theo nghiên cứu quá trình chính thị hóa của trẻ kết thúc khi trẻ 6 tuổi. Nguyên nhân gây ra viễn thị là giác mạc trẻ quá dẹt hoặc trục trước-sau của nhãn cầu bị ngắn quá khiến cho ánh sáng không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt người bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.

Viễn thị gồm có 3 nguyên nhân chính:

  • Do bẩm sinh từ khi sinh ra trẻ đã có nhãn cầu ngắn hoặc là giác mạc không đủ độ cong;
  • Do trẻ đã không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập và làm những công việc hằng ngày, hơn nữa còn nhìn xa thường xuyên khiến thể thủy tinh hay bị dãn, lâu dần sẽ mất tính đàn hồi và mất khả năng phồng lên;
  • Do ở người già thủy tinh thể đã bị lão hóa và mất đi tính đàn hồi nên không phồng lên được;
  • Do mắc các bệnh võng mạc hoặc khối u mắt: thường hiếm gặp

Dấu hiệu của cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào?

Hai tật khúc xạ này có một số triệu chứng giống nhau như:

  • Cảm thấy đau, mỏi, khô mắt và đau nhức đầu;
  • Mắt thường phải căng thẳng và phải tập trung để có thể nhìn được các vật ở gần/xa;
  • Thường xuyên phải nheo mắt lại khi nhìn, có thể chảy nước mắt thường xuyên;
  • Mắt bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra hai tật khúc xạ này có một số điểm khác nhau như sau:

  • Cận thị: Nhìn không rõ được các vật ở xa (đọc sách, nhìn máy tính, xem TV ở khoảng cách gần);
  • Viễn thị: Thấy mờ khi ta nhìn vật ở gần và cảm thấy đầu đau khi cố gắng nhìn (phải đưa sách ra xa để đọc, sử dụng các thiết bị điện tử và xem tivi, máy tính ở khoảng cách xa).

Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu của cận thị và viễn thị?

Khi ta quan sát thấy trẻ có những dấu hiệu như mỏi mắt thường xuyên, đau đầu hoặc thấy nhìn mờ thì bố mẹ phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ  sớm để xác định được chính xác. Khi bị chậm trễ trong quá trình phát hiện tật khúc xạ trẻ đang mắc phải sẽ bị ảnh hưởng tới cả quá trình học tập và phát triển thị giác của trẻ. Phát hiện muộn còn có thể đi kèm thêm với nhược thị hoặc lác

Phương pháp điều trị cận thị và viễn thị ở trẻ

Mục đích của các phương pháp điều trị là giúp trẻ nhìn rõ và không bị mỏi mắt khi nhìn gần/ nhìn xa

Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng khắc phục

Cả cận và viễn thị đều có thể được khắc phục bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng, tuy nhiên các loại kính dùng lại khác nhau. Người bị cận sẽ được dùng thấu kính phân kỳ (kính lõm), còn người bị viễn thị sẽ sử dụng kính hội tụ (kính lồi). Ta cũng có thể sử dụng kính áp tròng để thị lực của mắt được cải thiện nhưng ta cần chú ý việc vệ sinh, cách dùng và thời gian sử dụng kính áp tròng nếu không sẽ gây những bệnh nhiễm trùng và viêm loét giác mạc. 

Trẻ bị cận thị sẽ nhìn mờ những vật ở xa

Đeo kính gọng điều trị cận thị

Giảm độ cận thị, viễn thị bằng kính áp tròng Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K là một trong những phương pháp giúp điều trị các tật khúc xạ bao gồm cận và viễn thị. Kính thường được áp dụng cho các trường hợp tật khúc xạ ở mức độ nhẹ và trung bình, sử dụng được cho mọi đối tượng kể cả trẻ em. Tuy nhiên cần phải có sự tư vấn và hướng dẫn của các y bác sĩ trước khi dùng. 

Phẫu thuật khôi phục thị lực

Phẫu thuật là phương pháp giúp bạn xóa cận thị, viễn thị hoàn toàn và giảm độ trong một thời gian ngắn. Các phương pháp phẫu thuật có thể dùng được cho cận thị đều áp dụng dùng cho viễn thị.

Trên đây là một số các phương pháp can thiệp đối với tật khúc xạ cận thị và viễn thị. Để có thể có được những phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất bạn nên tợi bệnh viện để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn chi tiết. 

vivision kid có thể tự hào là một trung tâm mắt trẻ em đầu tiên và hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, nhận khám cho mọi đối tượng, đặc biệt là hướng đến thị giác trẻ. Hãy gọi cho chúng tôi vivision kid để được hỗ trợ và đặt lịch một cách tốt nhất!

Lời khuyên

Đôi khi bé rất khó để có thể miêu tả triệu chứng đang gặp phải do bé còn quá nhỏ hoặc chưa biết diễn tả. Bố mẹ ông bà hãy quan sát kĩ và cần thường xuyên theo dõi trẻ, đồng thời nên khám sàng lọc cho trẻ trước độ tuổi đi học hoặc khi thấy trẻ dấu hiệu cận thị hay viễn thị.

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

cận thị và viễn thị

dấu hiệu cận thị và viễn thị

Viễn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý