Làm thế nào để phân biệt dị ứng hay viêm nhiễm tại mắt?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga

vào ngày 28/08/2024

Mắt bị đỏ và ngứa là triệu chứng của nhiều nguyên nhân có thể do dị ứng hay viêm nhiễm tại mắt. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!                            

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn

Tinh-trang-do-và-ngua-mat

Tình trạng đỏ và ngứa mắt ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ có khả năng xảy ra kèm theo bị cảm lạnh hoặc một số các triệu chứng bị nhiễm trùng đường hô hấp như sổ mũi, đau họng. Đau mắt đỏ do nguyên nhân virus và vi khuẩn thường có dấu hiệu bắt đầu thấy đỏ ở 1 bên của mắt rồi sẽ lây sang mắt còn lại trong thời gian chỉ vòng vài ngày.

Mắt bị đỏ có biểu hiện chảy ra dịch nước, không đặc có khả năng làm hai mí mắt dính vào nhau và hơn nữa, bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan thông qua việc mọi người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với loại dịch ở mắt của người bệnh. Đôi khi, đau mắt đỏ cũng có khả năng kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng tai.

Đau mắt đỏ do nguyên nhân dị ứng

Cơ thể chúng ta phản ứng với các loại chất dễ gây dị ứng như phấn hoa hoặc một số các chất khác. Đỏ mắt do nguyên nhân dị ứng không bị lây nhiễm, thường thì đỏ mắt xuất hiện cả hai bên, bệnh nhân cảm thấy ngứa dữ dội, thường xuyên chảy nước mắt hay viêm mắt và đi kèm theo một số những triệu chứng dị ứng khác như cảm thấy ngứa mũi hay hắt hơi hoặc ngứa họng, hen suyễn.

Ngoài triệu chứng đỏ và ngứa thì triệu chứng khác phân biệt giữa mắt bị dị ứng hay viêm nhiễm là gì?

Mắt do nguyên nhân dị ứng:

  • Ngứa mắt là triệu chứng phổ biến nhất;
  • Sưng quanh mắt có thể xuất hiện;
  • Chảy nước mắt và có thể có chất nhầy;
  • Đôi khi, có thể có triệu chứng nói mặc mặt như sổ mũi, hắt hơi.

Mắt bị viêm nhiễm:

  • Đau mắt là một trong những triệu chứng chính;
  • Có thể xuất hiện mủ hoặc chất nhầy;
  • Cảm giác có vật cản trong mắt;
  • Đỏ và sưng quanh mắt.

Làm thế nào để phòng tránh triệu chứng mắt bị đỏ và bị ngứa

Mat-bi-do-va-ngua

Tình trạng mắt bị đỏ và bị ngứa

  • Tránh không dùng tay để chạm vào mắt: Chúng ta cần hạn chế dùng tay để chạm vào hoặc dụi mắt bị nhiễm trùng. Cần sử dụng khăn giấy để nhẹ nhàng laubên ngoài;
  • Cần rửa tay sạch một cách thường xuyên: thường xuyên rửa tay và vệ sinh tay bằng xà phòng cùng nước ấm, đặc biệt là trước khi ăn và dụi mắt;
  • Dùng những loại khăn sạch và đặc biệt không dùng chung khăn: Cần giữ khăn tắm và các loại khăn lau riêng biệt với mọi người khác, đặc biệt ở người đau mắt đỏ. Ngoài ra, chúng ta cần phải giặt và làm sạch khăn của người bệnh đau mắt đỏ với các loại chất tẩy rửa và nước ấm để nhằm diệt khuẩn;
  • Nên thay thường xuyên các loại vỏ gối: chúng ta cần thường xuyên giặt và làm sạch ga trải giường và vỏ gối mà người bệnh đau mắt đỏ sử dụng bằng nước nóng và các loại chất tẩy rửa. Cần tách biệt chăn và gối của người bệnh đau mắt đỏ với những người khác;
  • Không sử dụng mỹ phẩm mắt cũ: nếu bạn đã từng bị đau mắt đỏ, mỹ phẩm mắt đã cũ có khả năng là một vị trí trú ẩn của các loại tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ mà bình thường mắt thường của ta không phát hiện được. Cũng vì vậy mà sau khi được điều trị khỏi đau mắt đỏ, người bệnh nên bỏ hết mỹ phẩm mắt cũ;
  • Hạn chế việc sử dụng chung mỹ phẩm: vi khuẩn thường trú ngụ trên bề mặt của các loại mỹ phẩm. Việc không sử dụng chung mỹ phẩm giúp cho bệnh nhân hạn chế được tình trạng lây lan và nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

Cần làm gì khi mắt bị dị ứng hay viêm nhiễm tại mắt?

  • Khi chúng ta có các dấu hiệu bị dị ứng hay viêm nhiễm mắt nhẹ, người bệnh cần nhỏ nước mắt nhân tạo và chườm lạnh để giảm đi biểu hiện phù mi mắt, ngứa và bị kích thích do nguyên nhân lạnh sẽ có khả năng làm co mạch và ổn định lại màng tế bào có chức năng miễn dịch;
  • Tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt vì sẽ dễ gây ra trầy xước và tổn thương giác mạc làm cho bệnh nặng hơn;
  • Dùng các loại thuốc điều trị mắt bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt được thời gian sử dụng và liều lượng của thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được dùng khi bị dị ứng hay viêm nhiễm mắt;
  • Nước mắt nhân tạo (NMNT): nhỏ những loại  NMCT mà có thể giúp bệnh nhân làm giảm dị ứng mắt một cách tạm thời bằng cách rửa các loại chất gây dị ứng từ mắt để giảm khô và giảm kích thích mắt;
  • Thuốc làm thông mũi (có hoặc không có kèm thuốc kháng histamin) có tác dụng giảm triệu chứng đỏ mắt với dị ứng;
  • Thuốc kháng histamin dùng đường uống: làm giảm triệu chứng ngứa mắt, tuy nhiên chúng có khả năng làm cho mắt bệnh nhân bị khô và thậm chí có thể các triệu chứng dị ứng mắt sẽ trở nên tệ hơn;
  • Thuốc nhỏ mắt loại steroid có thể giúp bệnh nhân điều trị một số triệu chứng của dị ứng mắt mãn tính như ngứa hay tấy đỏ và sưng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần được thăm khám tại chuyên khoa mắt khi nghi ngờ bị dị ứng hay viêm nhiễm mắt để được các y bác sĩ chẩn đoán điều trị và kê đơn thuốc sao cho phù hợp, tránh không tự ý đi mua thuốc ngoài để tự điều trị, điều đó có thể khiến bệnh tình của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bac-si-Hieu-kham-mat-cho-tre-tai-vivision kid

Bác sĩ Hiếu khám mắt cho trẻ tại vivision kid

 vivision kid có thể tự hào là một trung tâm mắt trẻ em đầu tiên và hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, nhận khám cho mọi đối tượng, đặc biệt là hướng đến thị giác trẻ. Hãy gọi cho chúng tôi vivision kid để được hỗ trợ và đặt lịch một cách tốt nhất!

Lời khuyên

Thăm khám bệnh ngay từ khi triệu chứng mới xuất hiện là rất cần thiết. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh hơn và tránh những biến chứng nặng của bệnh!

Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga
Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nga được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.

Gắn thẻ:

đỏ mắt

mắt đỏ ngứa