Lẹo mắt là gì? 1 số cách điều trị lẹo mắt

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Lẹo mắt là tình trạng bờ mi xuất hiện ổ viêm, cần xử lý đúng cách và kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ viết về lẹo và 1 số phương pháp điều trị, xử trí khi mắt có lẹo.

Lẹo mắt là gì?

Leo-mat

Lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng viêm bờ mi cấp tính, nhiễm trùng do tụ cầu vàng gây nên. Lẹo thường nằm ở sát bờ mi, gây cảm giác cộm như có dị vật bên trong mắt.

Lẹo mắt khiến mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Lẹo mắt được chia làm nhiều loại:

  • Lẹo ngoài: Lẹo ở bên ngoài bờ mi, hướng ra ngoài, đa phần do nhiễm trùng tuyến Zeiss.
  • Lẹo trong: Hiếm gặp, là cục sưng ở mi mắt kèm theo đỏ, nổi lên từ trong ra ngoài, thường do nhiễm trùng tuyến Meibomius do tụ cầu vàng.
  • Đa lẹo: Có nhiều đầu lẹo trên một hoặc hai mi, hoặc cả hai mắt.

Lẹo mọc ở mi trên gọi là lẹo mi trên, ở dưới gọi là lẹo mi dưới.

Lẹo mắt thường có mủ, nhìn như mụn nhọt, xẹp sau khi mủ vỡ ra nhưng dễ tái phát ở những vị trí khác trên bờ mi. Mụn lẹo thường không ảnh hưởng đến thị lực. Lẹo mắt thường có các triệu chứng như:

  • Mi mắt sưng đỏ
  • Đau, ngứa mi mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Nguyên nhân và cách điều trị của lẹo mắt 

Lẹo mắt hình thành do nhiễm trùng vùng chân lông mi hoặc viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có. Lẹo mắt thường gây cảm giác đau, khó chịu. 

Leo-mat

Nhỏ thuốc kháng sinh điều trị lẹo mắt

Điều trị lẹo mắt phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của tổn thương. Phương pháp điều trị chủ yếu làm thuyên giảm triệu chứng. Một số phương pháp như sau: 

  • Chườm ấm: Dùng khăn sạch hoặc bông gạc nhúng vào nước ấm hoặc nước muối ấm. Chườm lên mi mắt trong khoảng 10 -15 phút, 3-5 lần/ ngày, mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.

Chườm ấm còn giúp làm giảm tình trạng viêm và tắc nghẽn tuyến bã nhờn. 

  • Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh tra mắt giúp giảm viêm và sưng.
  • Tiêm steroid vào chỗ bị lẹo theo chỉ định của bác sĩ cũng góp phần giảm đau và sưng.
  • Chích, nạo: Nếu chỗ lẹo không tan đi sau một thời gian dài sử dụng thuốc, bác sĩ phải dùng thủ thuật chích nạo chất nhầy và mủ để tránh lẹo tái phát.

Lẹo mắt có phải bệnh lây nhiễm không?  

Lẹo mắt có thể lây nhiễm từ mắt này sang mắt khác, hoặc từ người này sang người khác nếu dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân. Một số lưu ý như sau:

  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm mắt với người bị lẹo
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
  • Không trang điểm, không sử dụng kính áp tròng khi đang bị lẹo
  • Không tự ý nặn mủ hay tra thuốc không theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu lẹo tái phát nhiều lần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm

Với đội ngũ nhân viên y tế ưu tú kinh nghiệm hàng đầu, chuyên môn cao, hãy liên hệ với vivision kid để được tư vấn và giải đáp kỹ hơn nhé. 

Lời khuyên

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, hãy kiểm tra sức khoẻ mắt định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

điều trị lẹo mắt

lẹo mắt