Lẹo mắt và các cách trị lẹo mắt 1 cách nhanh nhất

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Cách trị lẹo mắt cho trẻ có thể đơn giản hơn bạn nghĩ, cần lưu ý những điều gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá triệu chứng lẹo mắt, cách phân biệt với các bệnh khác, và chia sẻ những cách trị lẹo mắt đơn giản tại nhà giúp mắt nhanh khỏi.

Triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo mắt là một vấn đề không lạ lẫm và nhiều bậc phụ huynh đang rất quan tâm đến cách trị lẹo mắt. Trước hết, bố mẹ cần biết đến các triệu chứng đáng chú ý để có những biện pháp đối phó kịp thời.

Trẻ khi mắc lẹo thường bắt đầu từ sưng đỏ mi mắt và đau bờ mi. Đồng thời, các đốm màu vàng xuất hiện giữa vùng sưng sau đó sẽ hóa cứng, kèm theo cảm giác cồm cộm như có dị vật nằm trong mắt, nhạy cảm trước ánh sáng, ghèn ở dọc mi mắt. Cùng lúc đó, con có thể chảy nước mắt do kích thích từ tình trạng lẹo.

Tre-se-thay-kho-chiu-voi-tinh-trang-leo-mat

Trẻ sẽ thấy khó chịu với tình trạng lẹo mắt

Một số triệu chứng đặc biệt của lẹo mắt bao gồm áp-xe ở trung tâm có thể vỡ ra sau tình trạng mưng mủ. Điều này thường tiếp theo sau một giai đoạn đau nhức và có thể chấm dứt khi mủ chảy hết.

Khi phát hiện những dấu hiệu này ở trẻ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách trị lẹo mắt phù hợp nhất. Không nên để lẹo mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của con!

Phân biệt lẹo và các bệnh khác dễ nhầm lẫn

Các bậc phụ huynh có thể gặp phải một số tình trạng bệnh có triệu chứng tương tự với lẹo mắt. Để giúp phân biệt nhằm xác định đúng cách trị lẹo mắt, những thông tin hữu ích dưới đây sẽ hữu ích cho các bố mẹ:

Chắp mắt

Chắp mắt là hệ quả của tắc nghẽn tuyến nhày mi mắt, thường biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo. Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt. Bác sĩ có thể nhìn thấy được chắp khi lật mi, thậm chí là đầu mủ trắng của chắp.

Trẻ bị chắp thường gặp các triệu chứng như sưng mắt, đau, đỏ mắt và khó chịu. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống và trở thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc. Phân biệt đúng tình trạng bệnh để xác định cách trị lẹo mắt cho trẻ.

Chap-mat-hay-leo-mat-la-nhung-tinh-trang-viem-nhiem-o-mat

Chắp mắt hay lẹo mắt là những tình trạng viêm nhiễm ở mắt

Mụn hạt kê (Milia)

Mụn hạt kê là những nang chứa chất nhờn hay keratin, màu trắng nhạt trên nền da hay niêm mạc bình thường. Thường thấy ở má, mũi hoặc mi mắt. Mụn hạt kê không gây ngứa, đau đớn hay khó chịu.

Đối với trẻ sơ sinh, mụn hạt kê là điều thường gặp. Tuy vậy, mọi người đều có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt là với một số đối tượng như: vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách, thiếu ngủ, sử dụng thuốc steroid lâu dài,… Sự khác biệt giữa tình trạng này và lẹo mắt là mụn hạt kê không gây ngứa hay đau đớn.

Trinh-trang-mun-hat-ke-o-mi-mat

Tình trạng mụn hạt ke ở mi mắt

U bờ mi

U bờ mi là khối u lành tính hoặc ác tính xuất phát ở mi mắt. Nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ cũng như tầm nhìn của mắt. Một số triệu chứng của u bờ mi có thể giống với chắp mắt. Vì thế, để đảm bảo chẩn đoán chính xác và lên phương pháp điều trị phù hợp, việc đi khám mắt và kiểm tra kỹ lưỡng với bác sĩ là cần thiết.

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của mi mắt và có thể yêu cầu các xét nghiệm hoặc hình ảnh chụp để hiểu rõ hơn về tính chất của khối u. Điều này sẽ giúp xác định liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Các cách trị lẹo mắt đơn giản tại nhà

Khi đôi mắt nhỏ bé của trẻ phải đối mặt với lẹo, bố mẹ có thể áp dụng những cách trị lẹo mắt chăm sóc tại nhà sau đây để giúp giảm nhẹ tình trạng và làm cho bé thoải mái hơn.

Chườm ấm

Cách trị lẹo mắt bằng chườm ấm là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp lẹo mắt dễ dàng tự lành. Bố mẹ chỉ cần làm ướt một chiếc khăn mặt với nước ấm, vắt nhẹ để khăn không quá ướt và đặt nó nhẹ nhàng lên mắt bị lẹo trong khoảng 5-10 phút. Nước ấm không chỉ giúp làm khô tự nhiên lẹo mà còn giúp tan mủ, giảm đau và sưng.

Vệ sinh bờ mi

Vệ sinh bờ mi đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách trị lẹo mắt. Bố mẹ hãy rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu. Đắp gạc ấm lên mi mắt trong khoảng 5 phút để mở lỗ chân lông và làm dịu tình trạng lẹo.

Sau đó, sử dụng miếng tăm bông, khăn mềm, hoặc miếng vải nhỏ nhúng vào nước muối ấm hoặc xà phòng nhẹ, sau đó lau nhẹ nhàng quanh bờ mi. Cuối cùng rửa lại với nước sạch và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Lặp lại quy trình này cho cả hai mắt của trẻ.

Bo-me-can-biet-cach-tri-leo-mat- bang-cach-ve-sinh-mat-cho-tre

Bố mẹ cần biết cách cách trị lẹo mắt cho trẻ

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bố mẹ cần nhớ cách trị lẹo mắt bằng thuốc sẽ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Thuốc được kê đơn cụ thể để giảm viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Hãy đảm bảo hiểu rõ cách sử dụng và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào.

Cac-don-thuoc-deu-can-su-chi-dinh-va-huong-dan-tu-bac-si

Các đơn thuốc đều cần sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ

Những cách trị lẹo mắt này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh của con. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và các biện pháp khác đòi hỏi sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Vì thế đừng chần chừ mà hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín khi thấy có những bất thường ở mắt con bố mẹ nhé!

vivision kid – Hệ thống phòng khám mắt trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cách trị lẹo mắt

lẹo mắt

mụn lẹo

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy