Loạn thị có cần đeo kính không?

Loạn thị có cần đeo kính không khi mắc loạn thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và mức độ loạn thị, cũng như ảnh hưởng của nó đối với chất lượng thị lực và chất lượng cuộc sống của bạn.

Thang phân chia độ loạn thị

Tinh-trang-loan-thi-cua-tre-can-duoc-kiem-tra

Tình trạng loạn thị của trẻ cần được kiểm tra

Thang phân chia độ loạn thị:

  • Loạn thị là một trạng thái của mắt khiến cho hình ảnh nhìn thấy không được tạo thành chính xác trên võng mạc,làm giảm chất lượng của thị lực. Các thang phân loại độ của loạn thị thường được diễn đạt bằng “độ” hoặc “Diopter” (D). Thang đo này cho thấy được công dụng của kính được sử dụng để điều chỉnh loạn thị.
  • Phân loại theo độ nặng của loạn thị:

Loạn thị thấp: Dưới -3.00D hoặc trên +3.00D;

Loạn thị trung bình: Từ -3.00D đến -6.00D hoặc từ +3.00D đến +6.00D;

Loạn thị cao: Trên -6.00D hoặc trên +6.00D.

Loạn thị có cần đeo kính không?

Hầu hết trong mọi trường hợp khi bị loạn thị nhẹ, nếu bệnh nhân không bị mỏi mắt hay khô mắt thì việc đeo kính để điều trị loạn thị là không thực sự cần thiết hay bắt buộc, trừ khi bạn bị tật loạn thị ở mức độ trung bình trở lên. Còn nếu bạn cảm thấy mỏi mắt hay khô mắt hoặc nhìn mờ thì loạn thị dù nhẹ hay nặng vẫn cần đeo kính.

Việc đeo kính này sẽ giúp cho những người bị loạn thị nhìn rõ hơn, thấy đỡ mỏi mắt và nhức mắt hơn. Ngoài ra, kính còn có thể giúp ngăn ngừa loạn thị tiến triển nặng hơn hoặc thành nhược thị.

Loạn thị ở mức độ nhẹ (dưới 1 đi-ốp) hình ảnh không bị nhòe, không quá mờ, không gây cản trở đến thị lực và tầm nhìn rõ vào ban ngày, không ảnh hưởng hoạt động thường ngày có thể không đeo kính. Tuy nhiên nếu mắt có hiện tượng mỏi, khô mắt, thị lực giảm thì dù loạn thị nhẹ vẫn cần phải đeo kính.

Loạn thị cũng là một loại tật khúc xạ của mắt, loạn thị có nhiều dạng khác nhau như: có thể loạn thị dạng đơn thuần hoặc loạn thị kèm theo cả triệu chứng của cận thị hay viễn thị trong đó phổ biến nhất vẫn là cận loạn thị. Các trường hợp này cần thiết phải đeo kính đúng độ kể cả dù độ thấp để giảm nguy cơ tiến triển nặng dẫn đến tăng độ gây nguy hiểm cho mắt. 

Loạn thị không thể tự khỏi vì vậy cần phải đeo kính để có thể cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Tùy theo tình trạng của từng mắt mà thời gian đeo kính sẽ có những khác biệt.

Loan-thi-can-duoc-kiem-soat-bang-kinh-gong

Loạn thị cần được kiểm soát bằng kính gọng

Bạn không được chủ quan mặc dù bị loạn ở mức độ nhẹ bởi vì loạn thị có thể khiến thị lực của bạn sẽ suy giảm theo thời gian. Loạn thị dù ở mức độ nào thì cũng cần đeo kính đúng độ của nó, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ là để có thể cải thiện được thị lực, giúp ta có tầm nhìn rõ hơn, hay ngăn ngừa loạn thị tiến triển nặng.

Đặc biệt khi độ loạn thị trên 1 diop nhưng bệnh nhân không chịu đeo kính hay đeo kính không đúng cách sẽ khiến mắt dần yếu đi, độ cận và loạn thị nặng lên do đó có thể dẫn đến tình trạng bị nhược thị và một số các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần phải tới bác sĩ để thăm khám nhằm được cắt kính cho phù hợp và tư vấn cách đeo, thời gian đeo kính phù hợp nhất. 

  • Đeo kính điều chỉnh loạn thị giúp mắt ta nhìn mọi thứ được rõ nét hơn. Người bệnh nên đeo kính sẽ cải thiện và không phụ thuộc thị lực (thấp -> cần đeo kính);
  • Loạn thị nếu có kèm cận/viễn cần phải đeo kính để nhìn rõ mọi vật. Đặc biệt là ở trẻ em để trẻ có thể  được nhìn rõ hơn. Ngoài ra đeo kính có thể làm giảm khả năng nhược thị do tật khúc xạ. 

Loạn thị đeo kính gì để nhìn rõ?

Người bị loạn thị có thể dùng các loại như kính gọng, kính áp tròng để có thể cải thiện thị lực tạm thời hoặc loại kính Ortho-K nhằm điều chỉnh độ loạn tạm thời. Một số lưu ý khi dùng kính cải thiện tình trạng loạn thị như sau: 

  • Kính gọng: Dùng kính phải đúng độ, đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ, thời gian đeo kính cũng cần phù hợp, tránh để kính trễ xuống quá thấp sẽ không được tốt cho mắt. Cần gặp bác sĩ để thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần và lại chỉnh kính khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Kính áp tròng: nên tìm mua loại kính áp tròng có độ loạn phù hợp với mắt bệnh nhân, không nên đeo quá 8 tiếng /ngày, chú ý cả quá trình sử dụng, bảo quản để sẽ không gây hại cho mắt. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụngvà hãy tìm mua sản phẩm nơi uy tín; 
  • Kính áp tròng Ortho-K: Bạn cần đến những bệnh viện uy tín để được kiểm tra xem liệu có phù hợp sử dụng loại kính áp tròng này hay không. Cần chú ý cả vệ sinh, cách dùng để tránh làm cho mắt nhiễm khuẩn và hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi đeo.
Su-dung-kinh-ap-trong-dieu-tri-can-thi

Sử dụng kính áp tròng điều trị cận thị

Loạn thị có thể nhìn rõ bằng việc đeo kính gọng đúng độ và đúng trục loạn thị.Vì vậy, nếu sai độ, sai trục thì sẽ dẫn tới việc bệnh nhân cảm thấy choáng, đau đầu. Mọi người có các dấu hiệu của cận thị cần được thăm khám kỹ càng.

vivision kid luôn tự hào là một trong những cơ sở khám và điều trị hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ có rất nhiều kinh nghiệm đến từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chúng ta tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn các vấn đề mắt một cách tốt nhất. 

Gắn thẻ:

Loạn thị