Loạn thị có nên đeo kính không? Loạn thị đeo kính bị choáng vì sao?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến hiện nay, vấn đề này đã gây ra không ít khó khăn cho người mắc phải. Đeo kính là giải pháp đối với người bị loạn thị. Tuy nhiên, liệu đeo kính có phải là một giải pháp hiệu quả cho người mắc loạn thị, một số trường hợp nó gây ra hiện tượng choáng, khiến trải nghiệm thị giác trở nên khó khăn? Hãy cùng tìm hiểu xem loạn thị có nên đeo kính hay không và tại sao việc đeo kính có thể gây ra hiện tượng choáng đối với một số người.

Loạn thị có nên đeo kính không?

Loạn thị là một tình trạng mắt khiến khả năng nhìn xa bị suy giảm. Cũng như các tật khúc xạ khác, nếu có loạn thị thì việc đeo kính có thể giúp cải thiện thị lực và giảm mỏi mắt. Đặc biệt là đeo kính gọng đúng số tức là đúng độ và trục loạn thị giúp mắt nhìn rõ hơn và vấn đề mỏi mắt cũng sẽ được cải thiện. Nếu không đeo kính khi có loạn thị có thể gặp phải các vấn đề như mỏi mắt, đau đầu hoặc nguy cơ nhược thị tăng lên, đặc biệt là ở trẻ nhỏ vì bé đang trong giai đoạn phát triển thị giác. 

Nếu nghi ngờ trẻ có loạn thị, ba mẹ nên thăm khám bác sĩ mắt để được kiểm tra và tư vấn về việc đeo kính phù hợp. Đeo kính theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp duy trì sức khỏe mắt và chất lượng cuộc sống của bé.

Người bị loạn thị có thể sử dụng những loại kính nào?

Người bị loạn thị có thể sử dụng các loại kính sau đây để cải thiện tình trạng thị lực của họ:

  • Kính gọng thông thường: Đây là lựa chọn phổ biến và dễ dàng nhất đối với người bị loạn thị;
  • Kính áp tròng mềm loạn thị: Đối với một số trường hợp loạn thị nhất định, người ta có thể sử dụng áp tròng mềm có độ loạn thị để nhìn rõ cũng như cải thiện một số nhược điểm của kính gọng( thẩm mỹ, kính nặng,…). Tuy nhiên kính áp tròng mềm loạn thị hiện nay cũng khá hiếm tại Việt Nam;
  • Kính Ortho K (Orthokeratology): Đây là một phương pháp không phẫu thuật để điều trị cận thị, loạn thị. Người đeo kính Ortho K vào ban đêm, và kính sẽ thay đổi hình dạng của giác mạc trong khoảng thời gian họ ngủ. Khi họ thức dậy sau khoảng thời gian nhất định, thị lực sẽ được cải thiện và người sử dụng Ortho K không cần phải dùng đến kính gọng nữa.
deo-kinh-gong-khi-bi-loan-thi

Đeo kính gọng khi bị loạn thị

Lựa chọn giữa các loại kính này phụ thuộc vào mức độ loạn thị của người đó. Việc khám mắt định kỳ và thảo luận với bác sĩ mắt là cần thiết để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Đeo kính gọng loạn thị bị choáng có thể do những nguyên nhân nào?

Đeo kính gọng loạn thị mà có cảm giác choáng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Kính chưa đúng độ, đúng trục, đúng tâm mắt: Nếu người bệnh không được khám kỹ lưỡng và kính không được cắt đúng cách có thể dẫn đến việc các thông số của kính như độ cận thị, độ và trục loạn thị không đúng so với độ thật của người bệnh từ đó có thể gây choáng cho người đeo. Ngoài ra chấm tâm mắt không đúng cũng có thể dẫn đến tình trạng trên;
  • Lần đầu đeo loạn có thể bị choáng và cần thời gian thích nghi với kính: Khi lần đầu tiên đeo kính loạn thị, một số người có thể trải qua cảm giác choáng, buồn nôn hoặc mệt mỏi do chưa đeo kính có độ loạn thị bao giờ. Tuy nhiên, thường sau một khoảng thời gian ngắn, họ sẽ thích nghi với việc đeo kính và cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu cảm giác choáng khi đeo kính gọng loạn thị kéo dài hoặc trở nên không thích nghi được, việc thăm khám lại và nhận được lời tư vấn từ các chuyên gia nhãn khoa là rất cần thiết để có thể kiểm tra lại các thông số kính cũng như độ của người mắc tật khúc xạ một lần nữa.

Những lưu ý khi khám mắt và đeo kính loạn thị

Những lưu ý khi khám mắt và đeo kính loạn thị giúp người đeo có trải nghiệm tốt nhất. Dưới đây là một số điều quan trọng:

Tre-moc-leo-o-mat-can-duoc-tham-kham-boi-cac-bac-si

Thăm khám bác sĩ khi bị lẹo

  • Cắt đúng độ và đúng trục: Để đảm bảo rằng kính được cắt chính xác với đơn kính của người mắc quan trọng là chúng được cắt đúng độ và đúng trục. Điều này yêu cầu sự kỹ lưỡng trong quá trình thăm khám để ra đơn kính cũng như quá trình cắt kính phải chính xác;
  • Thử kính và đi lại kĩ càng: Khi thử kính, đi lại và chắc chắn về độ thoải mái khi đeo kính với độ loạn thị đó. Điều này giúp đảm bảo sau khi cắt kính về ít gặp phải tình trạng choáng hay mỏi mắt;
  • Nhận kính đeo thử kĩ càng: Việc nhận kính đeo thử là cơ hội để đảm bảo rằng chúng phù hợp và thoải mái. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, hãy thông báo ngay lại với chuyên gia khúc xạ để điều chỉnh;
  • Đeo kính đúng cách: Đảm bảo rằng bạn đang đeo kính đúng cách để tránh tình trạng nhức mỏi và choáng khi sử dụng. Không để kính trễ, lệch càng có thể gây ra tình trạng không thoải mái và ảnh hưởng hoạt động thường ngày của người đeo.

 vivision kid là một trong những phòng khám uy tín, chất lượng với độ ngũ y bác sĩ giàu năm kinh nghiệm, là nơi lý tưởng để thăm khám sức khỏe mắt toàn diện.

Lời khuyên

Trẻ mắc loạn thị nên được đeo kính và đeo số chính xác để tránh các tình trạng nhức mỏi và choáng gây ảnh hưởng đến thị lực. Điều này đòi hỏi sự chuyên nghiệp cũng sự kỹ càng trong quá trình thăm khám của các chuyên gia nhãn khoa.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

đeo kính bị choáng

kính loạn thị