Loạn thị có nguy hiểm không? 4 phương pháp điều trị loạn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Loạn thị có nguy hiểm không? Trên thực tế, ngày càng nhiều người mắc tật khúc xạ bao gồm cả cận thị, viễn thị, và loạn thị. Liệu loạn thị có tiến triển và đáng lo ngại như cận thị không? Cùng giải đáp thắc mắc với chuyên gia vivision nhé!

Loạn thị là gì? Loạn thị khác cận thị và viễn thị như thế nào?

Cận thị, viễn thị loạn thị đều do bất thường trong quá trình hội tụ ánh sáng vào võng mạc. Cận thị và viễn thị là sự tạo thành ảnh ở trước hoặc sau võng mạc gây ra nhìn mờ.

Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt. Người bị loạn thị có giác mạc không được tròn đều so với giác mạc của người bình thường. Những tia sáng thay vì hội tụ tại một điểm thì lại bị khuếch tán ra nhiều điểm trên võng mạc, làm cho hình ảnh của vật thu được có hình dạng méo mó và bị nhoè. Tuy nhiên mắt loạn là tập trung ánh sáng ở cả trước và sau võng mạc do đó gặp khó khăn khi nhìn ở cả hai khoảng cách.

Tại sao trẻ bị loạn thị? Loạn thị có nguy hiểm không?

Loan-thi-co-nguy-hiem-khong

Loạn thị có nguy hiểm không

Yếu tố nguy cơ gây ra loạn thị

Các yếu tố nguy cơ gây ra loạn thị:

  • Tiền sử gia đình: Tiền sử có người trong gia đình có mắt bị loạn và nguy cơ xảy ra cao hơn khi cả bố và mẹ đều bị loạn.
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Có sẹo giác mạc do tổn thương.
  • Tuổi tác cao cùng với quá trình đục thể thủy tinh tiến triển.

Loạn thị ảnh hưởng đến thị lực

Theo các nghiên cứu, loạn thị đáng kể không được điều chỉnh, xuất hiện trong thời thơ ấu, đặc biệt là trong suốt giai đoạn phát triển của mắt (từ trẻ sơ sinh đến khoảng tuổi đi học ), có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác bình thường. Vì loạn cao (>2.00 diop) làm giảm khả năng nhận thức của trẻ cả nhìn xa và nhìn gần, trong thời gian dài có thể gây nhược thị.

Như vậy, đưa trẻ đi khám sàng lọc trước độ tuổi đi học vô cùng quan trọng. Khi phát hiện mắt bị loạn đặc biệt là trẻ em cần được tư vấn bởi bác sĩ và chuyên gia Khúc xạ Nhãn khoa để khắc phục các triệu chứng do tật khúc xạ này gây ra.

Loan-thi-co-nguy-hiem-khong

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị nhẹ có thể tự khỏi được hay không? Trên thực tế, độ loạn không tự khỏi, độ loạn nhẹ thường ít ảnh hưởng đến chức năng thị giác và sinh hoạt nên không cần đeo kính hoặc can thiệp các biện khác.

Những phương pháp điều trị loạn thị

Kính gọng

Loan-thi-co-nguy-hiem-khong

Kính gọng là phương án dễ dàng nhất

Hầu hết độ loạn đều có thể điều chỉnh thị lực bằng việc đeo kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao, dễ thích nghi, ít để lại biến chứng.

Kính áp tròng toric

Loan-thi-co-nguy-hiem-khong

Đeo kính áp tròng

Loạn thường được điều chỉnh bằng thấu kính toric, là một dạng kính áp tròng mềm đặc biệt. Kính áp tròng toric điều trị chứng loạn thị do độ cong thay đổi của giác mạc hoặc thủy tinh thể trong mắt bạn.

Khả năng cung cấp các công suất khúc xạ khác nhau theo hướng dọc và ngang của kính áp tròng toric giải quyết được đặc điểm độc đáo gây ra chứng loạn này.

Phương pháp Ortho-K (Orthokeratology )

Ortho-K hay Orthokeratology là một loại điều trị đòi hỏi phải đeo kính áp tròng tùy chỉnh. Ortho-K được đeo khi bạn ngủ, cho đến khi độ cong của mắt tạm thời được điều chỉnh. Vào ban ngày, tầm nhìn vẫn rõ ràng mà không cần sử dụng kính. Mắt của bạn có thể trở lại hình dạng trước đây và tật khúc xạ sẽ hồi phục nếu bạn ngừng sử dụng kính áp tròng vào ban đêm.

Phương pháp phẫu thuật mắt bằng laser

Dieu-tri-mat-vien-thi

Phẫu thuật tật khúc xạ

Bệnh nhân có độ loạn thị thấp thích hợp với phương pháp phẫu thuật mắt bằng laser. Phương pháp này giúp điều chỉnh độ cong của giác mạc, làm cho ánh sáng hội tụ vào võng mạc một cách chính xác hơn. Tuy nhiên phương pháp nào cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy, hãy đi nhận lời khuyên từ các chuyên gia trong đúng lĩnh vực chăm sóc mắt của họ.

Các mẹo chăm sóc mắt loạn tại nhà

  • Tập thể dục cho mắt, giúp mắt thư giãn.
  • Kiểm tra thị lực định kỳ.
  • Làm việc ở nơi có ánh sáng phù hợp.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi mắt hợp lý.
  • Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng.

Liên hệ vivision để đặt lịch khám, phát hiện sớm các tật khúc xạ, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhé! 

Lời khuyên

Như vậy, “loạn thị có nguy hiểm không”? Thực tế thì loạn thị không nguy hiểm nếu như được thăm khám sớm và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời. 

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

điều trị loạn thị

Loạn thị

tật khúc xạ