Make up khi bị lẹo ở mắt có nguy hiểm hay không

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Bạn đang phải đối mặt với tình trạng lẹo ở mắt và đang tự đặt câu hỏi liệu có nên sử dụng makeup hay không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin hữu ích về việc make up khi bị lẹo ở mắt và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Bị lẹo ở mắt có được make up hay không?

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn bờ mi cấp tính gây sưng phù, đỏ, đau nhức xung quanh bờ mi mắt. Có ba dạng lẹo mắt thường gắp:

  • Lẹo ngoài: Xuất hiện khi vị trí mọc lẹo tại bờ lông mi.
  • Lẹo trong: Thường do nhiễm trùng tắc nghẽn tuyến dầu  meibomian ở trong mi mắt. Tuyến có cả ở mi trên và mi dưới của mắt với chức năng tiết ra lớp dầu giúp làm trơn và ẩm nhãn cầu và mí mắt
  • Đa lẹo: Lẹo nhiều vị trí, ở cả ngoài và trong mi trên và mi dưới, ở một hoặc hai mắt.
lẹo ở mắt

Lẹo ở mắt

Bị lẹo ở mắt là do đâu? 

Nguyên nhân khiến mắt lên lẹo thường do sự tắc nghẽn các tuyến gồm tuyến mồ hôi (Moll) hoặc tuyến bã nhờn (Zeis) ở mí mắt ngoài hoặc tuyến meibomian ở mí mắt trong tạo môi trường cho vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) phát triển. Mắt lên lẹo với triệu chứng đau nhức, sưng đỏ mắt và có mụn mủ.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lên lẹo ở mắt:

  • Không vệ sinh tay thường xuyên, hay chạm, dụi vào mắt, khiến bụi bẩn và vi khuẩn tích luỹ trong lỗ chân lông.
  • Từ cơ địa hay bị viêm mi mắt, nhất là bệnh mạn tính, kéo dài.
  • Người có bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc khiến hệ miễn dịch yếu đi.
  • Sử dụng chung đồ cá nhân với người khác như khăn mặt, đồ make up, nhất là những người có tiền sử nhiễm bệnh lẹo mắt.
  • Không vệ sinh cọ, mút make up thường xuyên, khiến những bụi bẩn, phấn mắt tích tụ lâu ngày, là môi trường phù hợp cho vi khuẩn phát triển.
  • Make up mắt dày, dùng mỹ phẩm không đảm bảo. Đặc biệt, không tẩy trang kỹ sau khi makeup mắt gây bít tắc lỗ chân lông, các tuyến ở quanh mi mắt, khiến cho mắt dễ bị lên lẹo.

Khi lên lẹo ở mắt có được make up hay không?

Việc sử dụng make up khi bạn đang phải đối mặt với tình trạng lẹo ở mắt không chỉ là một quyết định về ngoại hình, mà còn là vấn đề sức khỏe về mắt quan trọng. Đối với nhiều người, việc này có thể đặt ra nhiều lo ngại về việc cân bằng giữa vẻ ngoài đẹp đẽ và một đôi mắt khoẻ mạnh.

Không khuyến khích việc sử dụng make up khi đang bị lẹo ở mắt vì khi vệ sinh mắt không hoàn toàn sạch sẽ, có thể tăng nguy cơ bít tắc và nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Việc makeup dày và lâu dài có thể gây bít tắc tuyến meibomian, đặc biệt khi dùng mỹ phẩm không đảm bảo sẽ tăng cơ hội nhiễm trùng và làm tổn thương mắt ngày càng nặng hơn.

Các thói quen sai lầm nhiều người mắc phải khi mắt lên lẹo

Khi đối mặt với tình trạng lẹo ở mắt, việc sử dụng makeup đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết đặc biệt. Đặc biệt, cần chú ý tới việc vệ sinh sạch sẽ mắt hơn nhiều so với khi mắt ở trạng thái bình thường, tuy nhiên nhiều người vẫn gặp phải các sai lầm như:

  • Make up dày và đậm khi lên lẹo trong thời gian dài gây bít tắc tuyến meibomian, làm tổn thương các mô mềm đang viêm xung quanh vùng lẹo, tăng áp lực lên mí mắt và tăng khả năng sưng đau mắt.
  • Áp dụng các mẹo dân gian như đắp bã trầu, bã trà, lòng trứng lên vết lẹo: Đây là những phương pháp không chỉ không đảm bảo vệ sinh mà còn tăng nguy cơ tổn thương mắt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn, khiến cho lẹo ở mắt có thể không khỏi và có thể có thêm những biến chứng khác như vỡ lẹo, viêm bờ mi…
  • Tự ý chích rạch lẹo để xẹp vùng lẹo mà không có chỉ định của bác sĩ khiến cho vùng mi mắt bị tổn thương nhiều hơn và tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
  • Không chú ý đến việc vệ sinh mắt: Quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh tốt, vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với mắt, để ngăn chặn sự lây nhiễm và giữ cho mắt luôn sạch sẽ.

Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể make up an toàn khi mắt lên lẹo?

  • Chọn mỹ phẩm an toàn: Nếu không thể tránh khỏi việc makeup, hãy chọn những sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, dịu nhẹ, không kích thích và đảm bảo an toàn cho mắt.
  • Tối giản các bước make up: giúp da được thông thoáng, tránh bít tắc.
  • Thực hiện make up nhẹ nhàng: Tránh makeup dày và đậm, hạn chế áp lực lên vùng mí mắt để giảm thiểu khả năng kích thích lên lẹo mắt. 
Trang điểm dày có thể gây lẹo ở mắt

Trang điểm dày có thể gây lẹo ở mắt

Các bước làm sạch mắt, đặc biệt mắt có make up khi bị lẹo bạn cần biết

  • Vệ sinh tay trước và sau khi vệ sinh mắt: đảm bảo giảm thiểu nhiều nhất lượng bụi bẩn và vi khuẩn trên tay.
  • Sử dụng bông tẩy trang chuyên dụng, và nước tẩy trang chuyên dụng dịu nhẹ không gây kích ứng mắt, tránh mỹ phẩm thành phần có cồn vì mắt lên lẹo rất dễ bị tổn thương. Nếu dùng dầu tẩy trang cho mắt, cần lưu ý nhũ hoá một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, tránh để lại dầu thừa trên mắt.
  • Khi vệ sinh mắt lưu ý cần nhẹ nhàng hết mức có thể, tránh làm tổn thương mắt thêm hoặc gây vỡ lẹo. Dùng nước vệ sinh mắt chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt, đặc biệt vùng bờ mi mắt.
  • Sau khi tẩy trang và rửa sạch mắt, có thể dùng băng chườm ấm hoặc khăn sạch ấm với nhiệt độ phù hợp chườm ấm mắt, giúp thư giãn, giải toả áp lực mắt và giúp làm tan mụt lẹo nhanh hơn.

Bạn đang đối mặt với tình trạng lẹo ở mắt và muốn biết thêm về cách chăm sóc đúng cũng như những điều nên và không nên làm? Hãy đến khám tại vivision kid, một phòng khám mắt uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đến từ bệnh viện Mắt Trung Ương. 

Chúng tôi cam kết cung cấp những lời khuyên chính xác để bạn có thể giữ cho đôi mắt của mình luôn khỏe mạnh và đẹp đẽ. Đừng để tình trạng lẹo ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sức khỏe của bạn – hãy bắt đầu hành trình chăm sóc mắt đúng cách ngay hôm nay!

Lời khuyên

Bị lẹo khi trang điểm cần lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, tránh gây kích ứng thêm cho mắt dẫn đến triệu chứng lẹo nặng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy