Mắt bị loạn thị có chữa được không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Mắt bị loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt do giác mạc của chúng ta ghi nhận những hình dạng khác thường so với hình thực tế. Những tia sáng đi vào mắt bị khuếch tán trên võng mạc làm hình ảnh thu được bị nhoè đi.

Tinh-trang-loan-thi-hien nay-pho-bien

Tình trạng loạn thị hiện nay rất phổ biến                                               

Mắt bị loạn thị nhìn thấy như thế nào?

Loạn thị thường là kết quả của một giác mạc khi bị bẻ cong hoặc biến dạng. Nếu như giác mạc của chúng ta bị méo mó về bất cứ hướng nào thì cũng ảnh hưởng đến thị lực. Tật loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Với các nghiên cứu gần đây cho thấy loạn thị có khả năng xảy ra ở trẻ em 5 tuổi.

Giác mạc là một bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu, nằm ngay phía trước nhãn cầu, giác mạc của chúng ta sẽ cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, khi nó không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng đi, các tia sáng bị khuếch tán trên võng mạc thay bằng hội tụ ở một điểm như bình thường (phía trước hoặc phía sau võng mạc) sẽ gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể có nguyên nhân do độ cong của thủy tinh thể bất thường.

Dấu hiệu loạn thị ở mắt sẽ khác nhau tuỳ mỗi người bệnh; thậm chí là không có dấu hiệu nào. Các dấu hiệu chính xuất hiện ở người bị loạn thị gồm:

  • Mờ mắt: đây là triệu chứng phổ biến, người bệnh khó có thể nhìn thấy chi tiết trên các vật thể;
  • Có thể thấy ánh sáng chói hoặc thấy quầng sáng xung quanh đèn khi nhìn;
  • Tầm nhìn mờ đi hoặc méo mó;
  • Thường khó nhìn hơn vào ban đêm;
  • Cảm thấy mỏi mắt: có thể nhận thấy dấu hiệu này sau khi tập trung trong một thời gian dài;
  • Đau nhức đầu;
  • Phải nheo mắt mỗi khi nhìn.

Loạn thị thường xảy ra kèm với cận thị hoặc viễn thị. Các triệu chứng này xảy ra không nhất thiết phải lúc nào cũng là mắc loạn thị. Ngoài ra, một số người bỏ qua những dấu hiệu này, nghĩ rằng đó không phải là vấn đề với thị lực của mình. Cần đến gặp bác sĩ nếu thấy thường xuyên nheo mắt, dụi mắt hoặc đau đầu.

Biến chứng loạn thị

Loạn thị có thể dẫn đến các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Chẳng hạn như lác mắt xảy ra ở người bệnh khi bị loạn thị ở một mắt hoặc mức độ loạn thị ở một mắt nặng hơn mắt còn lại, tình trạng này kéo dài không được điều trị. 

Phẫu thuật để điều trị loạn thị cũng có những rủi ro. Tác dụng phụ sau phẫu thuật thường chỉ là tạm thời và sẽ cải thiện trong vài tuần. Bệnh nhân thường khô mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng và các vấn đề về thị lực ban đêm.

Ngoài ra, có thể xuất hiện các biến chứng khác lâu dài hơn như mất thị lực hoặc thị lực trở lại trạng thái trước khi phẫu thuật.

Nếu không được điều trị, loạn thị có thể dẫn đến giảm thị lực (nhược thị – mắt lười) và nặng hơn nữa là mất thị lực. Vì vậy, người bệnh cần gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân chính gây nên loạn thị là gì?

Có dẫn nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn thị. Tuy nhiên, hầu hết loạn thị thường tự xuất hiện mà các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân tại sao. Người bệnh có thể bị loạn thị với các nguyên nhân do:

  • Di truyền: những đứa trẻ có cha mẹ mắc loạn thị sẽ dễ bị loạn thị hơn hoặc cũng có thể do mí của họ mắt gây áp lực quá lớn lên giác mạc;
  • Chấn thương ở mắt: đây cũng là một nguyên nhân phổ biến, có thể do chấn thương sau chơi thể thao, tai nạn và có dị vật trong mắt. Trường hợp này thường gây đau, sưng, đỏ và một số các triệu chứng khác. Một số người có thể thấy những tia sáng lóe lên hoặc thay đổi thị lực. Chấn thương nghiêm trọng xảy ra ở mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn;
  • Bệnh Keratoconus: xảy ra theo thời gian, khi độ cong tròn bình thường của bề mặt mắt lồi ra ngoài giống như hình nón;
  • Giác mạc bị thoái;
  • Biến chứng sau những cuộc phẫu thuật mắt.

Mắt bị loạn thị có chữa được không?

Có 3 phương pháp có thể áp dụng điều trị mắt bị loạn thị.

Phương pháp kính mắt hoặc kính áp tròng đều có thể  điều chỉnh hầu hết các trường hợp loạn thị.

  • Nếu như bị loạn thị rất nhẹ (không ảnh hưởng đến thị lực) thì có thể không cần đeo kính hoặc kính áp tròng. Bác sĩ sẽ đo thị lực ở các lần khám;
  • Nếu bệnh nhân bị loạn thị ở mức độ bình thường thường, người bệnh sẽ phải điều chỉnh lại thấu kính như kính cận, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

Loạn thị thay đổi theo thời gian và có thể trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng ngay cả khi không cần.

Kính mắt

Bac-si-kham-khuc-xa-cho-be

Bác sĩ khám khúc xạ cho bé

Bác sĩ khám mắt kỹ lưỡng nhằm tìm ra loại  kính phù hợp với người bệnh. Có thể là kính hai tròng hoặc các thấu kính tiến bộ, phụ thuộc vào thị lực của người bệnh. Tròng kính mắt sẽ được uốn cong để chống lại hình dạng của giác mạc hoặc thủy tinh thể gây mờ mắt. Tròng kính mắt hoạt động tốt nhất khi ta nhìn thẳng về phía trước.

Nhưng sẽ tùy vào từng mức độ người bệnh mà chỉnh sửa độ kính vì đôi khi mắt sẽ cảm thấy sàn hoặc tường bị nghiêng. Hiệu ứng này biến mất khi mắt ta đã thích nghi với mắt kính. Người bệnh thường bắt đầu đeo kính vào buổi sáng, mỗi lần đeo trong vài giờ và điều chỉnh từ từ. Nếu thị lực không khá hơn cần gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.

  • Ưu điểm: chi phí cho phương pháp này thường rẻ hơn các phương pháp điều trị khác;
  • Nhược điểm: có thể mất hoặc hư, gãy và bể kính.

Kính áp tròng

Su-dug-kinh-tiep-xuc-de-dieu-tri-loan-thi

Sử dụng kính tiếp xúc để điều trị loạn thị hiệu quả                                                 

Là những thấu kính được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh mỏng, vừa với giác mạc của mắt chúng ta và điều chỉnh thị lực. Các loại kính áp tròng:

  • Kính áp tròng mềm: Các thấu kính mềm thường được dùng cho loạn thị là thấu kính toric;
  • Kính áp tròng cứng: Kính áp tròng thấm khí cứng là một trong những lựa chọn tốt khi chứng loạn thị của người bệnh nghiêm trọng. Các bác sĩ thường dùng loại này cho một số thủ thuật gọi là orthokeratology.

Người bệnh đeo kính trong lúc ngủ sẽ định hình lại giác mạc. Bệnh nhân cần đeo kính áp tròng để giữ hình dạng mới này nhưng không nhất thiết phải đeo thường xuyên.

Ưu điểm:

  • Người bệnh sẽ được chọn lựa ống kính mềm hoặc cứng.
  • Lựa chọn tốt đối với những người đang vận động.

Nhược điểm:

  • Kính áp tròng có khi không được phù hợp với tất cả mọi người.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt do ta vệ sinh kính áp tròng kém.

Một số phương pháp phẫu thuật loạn thị được thông dụng hiện nay

Chi phí mổ mắt hiện nay tại các cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước sẽ dao động từ 20 – 70 triệu.

Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ thường dùng hiện nay bao gồm:

Phương pháp PRK – biểu mô giác mạc được cắt bỏ

Phương pháp PRK hầu hết được áp dụng cho những trường hợp loạn thị nhẹ và trung bình. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ lớp biểu mô bảo vệ ở bên ngoài giác mạc. Sau đó, sẽ sử dụng laser excimer để chiếu trực tiếp lên trên bề mặt giác mạc và nhu mô ở bên dưới để tạo lại bề mặt như bình thường để làm giảm công suất hội tụ của giác mạc.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp PRK là giảm được nguy cơ biến chứng liên quan đến vạt giác mạc. Nhược điểm, phẫu thuật sẽ hơi khó chịu và có thể gây kích ứng mắt từ 1 đến 3 ngày sau mổ, thời gian phục hồi sẽ  khá lâu dao động từ 1 đến 3 tháng.

Phương pháp LASIK – Thay đổi khúc xạ nhằm định hình nhu mô giác mạc

laser excimer hai nguyên tử có bước sóng tử ngoại (193nm) được sử dụng trong phương pháp này nhằm để cắt gọt, chỉnh sửa và định hình lại độ cong của giác mạc bệnh nhân thông qua một nắp vạt mỏng được tạo ra bên trên bề mặt của mắt.

LASIK là một tiểu phẫu được đánh giá có độ an toàn khá cao, nguy cơ tái phát thấp và có thời gian phục hồi thị lực nhanh. Do đó, đây là một phương pháp mổ loạn thị được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Phương pháp LASEK – Định hình lại giác mạc vạt dưới biểu mô

Là một phẫu thuật nhỏ khi đó bệnh nhân sẽ được gấp một lớp mỏng của giác mạc để nhằm hạn chế gây tổn thương do những công việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh hoặc những vận động thể lực gây ra cho mắt. Nếu bạn có một giác mạc mỏng hoặc khả năng có nguy cơ bị chấn thương mắt cao thì LASEK có thể là một trong những lựa chọn phù hợp.

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp hiện nay. Vậy mắt bị loạn thị liệu có chữa được không? chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp Relex Smile

Relex smile là phương pháp mổ loạn thị được công nhận  tiên tiến và an toàn vì không làm lật vạt giác mạc, hạn chế biến chứng vì ít can thiệp đến mắt. Giác mạc sẽ được cắt một vết nhỏ (từ 2-4mm) nhằm rút lõi mô mà đã được cắt bỏ bởi tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loạn thị, trong đó thói quen hay dụi mắt có thể gây nên loạn thị vì vậy chúng ta cần chú ý thói quen và hạn chế làm. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên cần được chăm sóc thường xuyên, vì vậy chúng ta nên đi khám mắt định kỳ 1-2 lần/năm. Tại phòng khám vivision kid của chúng tôi  có hỗ trợ đặt lịch, nhắc lịch tái khám. Hãy liên hệ với vivision kid nhé!

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

chữa loạn thị

Loạn thị

mắt bị loạn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý