Mắt cận 3 độ có cần kiểm soát cận thị không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Theo phân loại, cận 3 độ là cận thị nhẹ. Tuy nhiên chúng ta không được chủ quan trong việc điều trị. Bài viết sau đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn việc “kiểm soát cận thị ở mắt cận 3 độ” là rất cần thiết.

Cận 3 độ có tiến triển thành cận thị nặng không?

Cận 3 độ có thể tiến triển thành cận thị nặng là một câu trả lời chính xác, nhưng nó vẫn còn khá chung chung. Để giải thích thêm, chúng ta cần hiểu rõ hơn về bản chất của tật cận thị và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cận thị.

Khi nào nên bắt đầu kiểm soát cận thị?

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ của mắt, khiến người bệnh khó nhìn rõ các vật ở xa nhưng lại nhìn được các vật ở gần. Khi đó, ánh sáng từ các vật ở xa sẽ hội tụ trước võng mạc, khiến người bệnh nhìn các vật ở xa bị mờ nhòe.

can-thi

Cận thị

Phân độ cận thị

Cận thị có thể được chia thành 3 cấp độ chính: Cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng. Các loại cấp độ được phân biệt qua độ khúc xạ như sau:

  • Cận nhẹ là người có số đo khúc xạ nhỏ hơn 3 độ;
  • Cận trung bình là người có số đo khúc xạ từ 3 đến 6 độ;
  • Cận nặng là người có số đo khúc xạ trên 6 độ.

Khi nào nên bắt đầu kiểm soát cận thị? Có lợi ích gì?

Nên bắt đầu kiểm soát cận thị ở mắt sớm nhất có thể. Việc kiểm soát cận thị càng sớm thì hiệu quả đạt được càng cao. Đặc biệt với các bé khởi phát cận thị càng sớm thì nguy cơ cận thị cao khi trưởng thành càng lớn nên cần kiểm soát cận thị cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Tác hại gì khi cận 3 độ không kiểm soát tốt?

Mắt cận thị 3 độ cần được kiểm soát tăng độ.

Trẻ em mắc cận thị thường có xu hướng tăng độ nhanh hơn người lớn. Đặc biệt, trong lứa tuổi từ 7-13 tuổi, độ cận thị có thể tăng lên 1.50 độ mỗi năm. 

Nếu không được kiểm soát, độ cận thị có thể tăng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Thoái hóa võng mạc
  • Đục thủy tinh thể
  • Bong võng mạc. 
  • Thiên đầu thống (Tăng nhãn áp)
can-3-do-co-the-gay-ra-lac-mat-o-tre-nho

Cận 3 độ có thể gây ra lác mắc ở trẻ nhỏ

Các phương pháp kiểm soát tăng độ dành cho mắt cận 3 độ

Hiện nay, có nhiều phương pháp kiểm soát tăng độ dành cho mắt cận 3 độ bao gồm:

Kính gọng kiểm soát cận thị

Kính gọng kiểm soát cận thị được thiết kế đặc biệt và có nhiều loại thiết kế khác nhau như: DIMS, HALT, DOT.

3 loại thiết kế khác nhau này có cơ chế khác nhau, hiệu quả kiểm soát cận thị mang lại từ 41-67% theo kết quả của các nghiên cứu.

Phương pháp dùng kính gọng cần được tư vấn cụ thể hơn bởi chuyên gia trong quá trình thăm khám và chọn gọng kính.

Kính Ortho-K

Đây là phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng đeo vào ban đêm để chỉnh hình giác mạc, giúp mắt nhìn xa rõ hơn.

Kính Ortho-K là một phương pháp điều trị cận thị hiệu quả, có thể giúp giảm từ 30% đến 63% độ cận thị. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đeo kính tiếp xúc cứng trước khi đi ngủ. Kính này sẽ tác động lên giác mạc, giúp giác mạc mỏng đi và cong lại. Khi tháo kính ra vào buổi sáng, giác mạc sẽ trở lại bình thường, nhưng mắt sẽ nhìn xa rõ hơn.

Thuốc Atropin

Thuốc Atropin là một loại thuốc có tác dụng giãn đồng tử, ngoài ra atropin nồng độ thấp còn giúp hạn chế tăng độ. Trong đó tùy thuộc vào nồng độ thuốc và hiệu quả kiểm soát cận thị của thuốc cũng khác nhau có thể dao động từ 30-65%

Kính áp tròng mềm kiểm soát cận thị

Hiện nay có nhiều loại kính áp tròng mềm với thiết kế và cơ chế khác nhau có thể giúp hạn chế tăng độ cận với tỷ lệ khác nhau.

Chăm sóc mắt khoẻ

  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cần bổ sung đủ dưỡng chất có lợi cho mắt như vitamin A, C, E, omega-3, lutein và zeaxanthin. Các thực phẩm như cà rốt, cà chua, rau xanh và các loại cá giàu omega-3 là những nguồn dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe đôi mắt.
  • Bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng: Sử dụng kính râm hoặc mắt kính có chức năng chống tia UV để giảm thiểu tổn thương do tác động của tia UV, giúp bảo vệ võng mạc và sức khoẻ đôi mắt.
  • Tăng cường hoạt động ngoài trời, giảm thời gian nhìn gần, giúp thư giãn mắt, giảm mỏi mắt, hạn chế tăng nhanh độ cận thị.
  • Thường xuyên áp dụng quy tắc 20-20-20: Khi làm việc nhìn gần 20 phút thì nên cho mắt nhìn xa tối thiểu 20 feet (6m) trong vòng 20s.
  • Giữ khoảng cách nhìn gần tối thiểu là 30cm, thời gian nhìn gần liên tục không được quá 30 phút.
  • Thực hiện các bài tập thể dục mắt cũng rất quan trọng. Điều này có thể bao gồm việc nhìn xa, xoay mắt, và các động tác nhẹ nhàng để tăng cường cơ và duy trì sự linh hoạt cho mắt, từ đó giúp kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mắc cận thị.
  • Nhận tư vấn về tật khúc xạ ngay từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao tại vivision kid – Trung tâm mắt trẻ em tốt nhất Hà Nội qua Zalo phòng khám.

Lời khuyên

Các phương pháp kiểm soát tiến triển độ cận dành cho mắt cận 3 độ cần được thăm khám chuyên sâu và tư vấn giải pháp phù hợp với lứa tuổi. Do đó, khi phát hiện trẻ bị cận, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để được bác sĩ tư vấn phương pháp kiểm soát độ cận phù hợp.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận 3 độ

cận thị

Kiểm soát cận thị