Mắt nhược thị 1/10 có nặng không?

Nhược thị là bệnh gây suy giảm thị lực ở trẻ, nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể thị lực không thể hồi phục vĩnh viễn. Vậy nhược thị được chia thành những mức độ bệnh như thế nào, mắt nhược thị 1/10 đã là nặng chưa? 

Mắt nhược thị 1/10 có nặng không?

Bệnh nhược thị hay còn được gọi cái tên khác là mắt lười,  là một bất thường phát triển do biến đổi sinh lí ở vỏ não thị giác dẫn đến tổn hại thị giác. Các trải nghiệm thị giác bình thường thuở ấu thơ giúp đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não của trẻ dần hình thành và phát triển toàn diện. 

Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm cản trở đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não, dẫn đến gián đoạn quá trình phát triển bình thường, gây giảm thị lực và nhược thị. Bản chất của bệnh nhược thị là sự bất thường xảy ra ở não chứ không phải tại mắt. 

1/10 ở đây là thị lực của mắt chỉ có thể nhìn được 1/10(so với tiêu chuẩn là 10/10). Do vậy, thị lực 1/10 là rất kém.

Bệnh nhược thị biểu hiện lâm sàng chính là một mắt trông bề ngoài bình thường, nhưng giảm thị lực (<7/10) hoặc chênh lệch giữa 2 mắt ≥ 1-2 dòng dù đã được chỉnh kính tối đa nhất.

Mat-tre-binh-thuong.

Mắt trẻ bình thường

Bệnh nhược thị có nhiều cách để phân loại khác nhau

Phân loại nhược thị dựa vào mức độ nhược thị

  • Nhược thị nhẹ: thị lực từ 4/10 đến 7/10
  • Nhược thị vừa: thị lực từ 1/10 đến 4/10
  • Nhược thị nặng: thị lực dưới 1/10

Phân loại dựa vào mắt bị nhược thị 

  • Nhược thị một mắt
  • Nhược thị hai mắt 

Phân loại dựa vào nguyên nhân gây nhược thị

  • Nhược thị do tật khúc xạ (viễn thị, loạn thị, cận thị)
  • Nhược thị do lác/lé
  • Nhược thị do mất nhìn (sụp mi, đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…)
Mat-tre-lac-trong-ben-mat-phai

Mắt trẻ lác trong bên mắt phải

Dựa vào hệ thống phân loại trên, ta thấy mức độ nhược thị 1/10 thuộc nhược thị vừa nhưng cũng là mốc tiệm cận của nhược thị nặng, nếu không kịp thời can thiệp thì thị lực sẽ giảm tiếp và chuyển thành mức độ nhược thị nặng.

Vậy mắt nhược thị 1/10 có chữa được không?

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra những biện pháp chữa bệnh nhược thị hiệu quả nhất.

Bệnh nhược thị được khẳng định là có thể điều trị được, nhưng thời gian vàng trong điều trị nhược thị là trong khoảng thời gian dưới 7-8 tuổi.

Và tất nhiên, những người trưởng thành đã bỏ qua giai đoạn vàng này nên chắc chắn việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, tỷ lệ thành công không cao như ở trẻ em. 

Ngoài ra tiên lượng điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nhược thị, mức độ nhược thị hiện tại. Chẳng hạn, nhược thị do tật khúc xạ sẽ có tiên lượng tốt hơn nhược thị do lác/lé.

Nhược thị nặng sẽ mất nhiều thời gian để thị lực hồi phục lại bình thường so với nhược thị mức độ nhẹ.

Làm sao để điều trị nhược thị?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nhược thị, độ tuổi, tình trạng nhược thị hiện tại, sẽ có những phác đồ điều trị nhược thị khác nhau. 

Các nhà nghiên cứu bệnh mắt trẻ em ở Hoa Kỳ đã đề ra quy trình điều trị nhược thị phụ thuộc vào nguyên nhân gây gồm 3 giai đoạn chính, riêng đối với bệnh nhân nhược thị do lác sẽ gồm 4 giai đoạn:

  • Chỉnh quang (nếu bệnh nhân có tật khúc xạ): làm cho ảnh võng mạc hai mắt càng rõ bằng nhau càng tốt
  • Gia phạt atropin (1% hoặc 0,5%) hoặc bịt mắt
  • Điều trị lác/lé (nếu có)
  • Phục hồi chức năng thị giác hai mắt tránh tái nhược thị: tập mắt và/hoặc thay đổi kính để điều trị các vấn đề điều tiết-quy tụ nhằm loại bỏ các trở ngại đối với thị giác 2 mắt hiệu quả, tránh thoái lui kết quả điều trị. Kết hợp các bài tập mắt như đếm hạt, xâu vòng, tập phần mềm nhược thị.

Nhược thị do tật khúc xạ

Viễn thị, loạn thị hay cận thị sẽ được chỉ định cho đeo kính gọng hoặc kính tiếp xúc 3 tháng hoặc đến khi thị lực của mắt nhược thị không tăng lên. Độ kính sẽ được các chuyên gia cân nhắc phù hợp với độ tuổi của con.

Nhược thị do bất đồng khúc xạ

Một mắt tốt hơn và một mắt kém hơn bị nhược thị. Trường hợp này sẽ được kê đơn kính kết hợp bịt mắt không nhược thị cả ngày cho trẻ trước tuổi đi học hoặc bịt mắt 2 giờ/ngày cho những trẻ ở tuổi đi học.

Việc này nhằm mục đích kích thích mắt yếu hơn hoạt động đưa tín hiệu thần kinh đến vỏ não.

Nếu bịt mặt không hiệu quả hoặc sự tuân thủ giảm đi cần chuyển qua đeo kính kết hợp gia phạt atropin ở mắt không nhược thị. Đây cũng là một trong những biện pháp được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất.

Bit-mat-trong-dieu-tri-nhuoc-thi.

Bịt mắt trong điều trị nhược thị

Nhược thị do mất nhìn

Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, sụp mi bẩm sinh che hết diện đồng tử, sẹo giác mạc sẽ được chỉ định phẫu thuật để mắt trở lại trạng thái bình thường.

Nhược thị do lác/lé

Dùng kính hoặc lăng kính, kết hợp tập mắt hoặc phẫu thuật lác/lé.

Phần mềm tập nhược thị – Công cụ giúp bé phục hồi thị lực hiệu quả

Hiện nay đã có phần mềm tập mắt tại nhà có ưu điểm vượt trội hơn đó là: 

  • Tiện lợi: Có thể linh hoạt tập ở nhiều chỗ khác nhau, có thể tập ở phòng khám hoặc tập tại nhà
  • Chủ động: Cơ chế phối hợp giữa tay và mắt, trẻ trả lời lại các kích thích trên phần mềm bằng cách dùng chuột và bàn phím
  • Kết quả rõ ràng: Phần mềm sẽ tính điểm số mỗi bài tập sau đó sẽ nâng độ khó nếu mắt đáp ứng tốt, quá trình cải thiện thị lực tiến triển tốt hơn. 
Tap-mat-bang-phan-mem-cung-cac-chuyen-gia-hoac-tai-nha.

Tập mắt bằng phần mềm cùng các chuyên gia hoặc tại nhà

Tóm lại, trẻ có thể không hồi phục thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh nhược thị.

Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời mắt nhược thị là vô cùng quan trọng, thời điểm vàng để phát hiện điều trị nhược thị cho trẻ là trước 7-8 tuổi có thể phục hồi được thị lực trở về bình thường.

Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc tối thiểu cần đưa trẻ đi khám ở các mốc thời gian quan trọng 1 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi.

Gọi đến vivision kid 0334.141.213 để được tư vấn về gói tập nhược thị tại nhà ngay nhé!

Lời khuyên

Mắt nhược thị 1/10 là nhược thị vừa và sát với nặng như đã nói ở trên, tình trạng này của bé cần được phát hiện sớm nhất có thể và điều trị theo phác đồ của bác sĩ/chuyên gia. Nếu được điều trị sớm và đúng cách thì khả năng phục hồi thị lực của bé sẽ cao hơn nên bố mẹ đừng chần chừ nữa nhé!

Gắn thẻ:

Mắt 10/10

Mắt nhược thị 1/10

Nhược thị

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy