Một số biểu hiện của mắt cận trên trẻ nhỏ

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Trẻ em có khả năng bị mắt cận nhiều hơn nếu cha mẹ bị cận thị. Tuy nhiên, biểu hiện của mắt cận thị nhìn chung đang gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Vì thế cần biết cách bảo vệ mắt tránh cận thị qua các biểu hiện của cận thị hay biểu hiện mắt cận trên trẻ. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu nhé!

Một số biểu hiện của mắt cận trên trẻ nhỏ

Con bạn có thể bị cận thị nếu trẻ:

  • Ngồi ở phía trước của lớp học do không thấy rõ bảng.
  • Di chuyển rất gần với màn hình TV hoặc phim do tầm nhìn bị mờ.
  • Thiếu hứng thú với thể thao hoặc các hoạt động khác đòi hỏi tầm nhìn xa tốt.

Cùng với mờ mắt, con bạn có thể:

  • Nheo mắt và cau mày.
  • Bị đau đầu thường xuyên.
  • Giữ sách hoặc đồ vật khác gần mặt trẻ.
Cac-dau-hieu-cua-mat-can-thi

Các dấu hiệu của mắt cận thị

Cần làm gì thấy thấy các biểu hiện cận thị trên trẻ?

Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu bên trên, khả năng trẻ mắc cận thị rất cao. Hãy cho con đi khám tại các cơ sở uy tín khi phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào bất thường.

Trong trường hợp sau khi thăm khám phát hiện trẻ bị mắt cận, bố mẹ hãy kiểm soát cận thị để cho giữ độ cận của con không tăng nhanh chóng. Tại vivision kid, các phương pháp kiểm soát cận thị đang được áp dụng bao gồm:

Thuốc Atropine nồng độ thấp

Atropine liều thấp kiểm soát cận thị được sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 18 tuổi. Thuốc nhỏ vào mắt mỗi tối trước khi đi ngủ. Hiện nay, thuốc nhỏ mắt Atropin nồng độ thấp đang là phương pháp hạn chế tăng độ phổ biến tại Việt Nam vì dễ dùng, dễ mua và hiệu quả có thể lên đến 65% tùy vào nồng độ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc nhỏ Atropine ở liều thấp có thể bao gồm đỏ hoặc ngứa quanh mắt.

Kính gọng kiểm soát cận thị

Là tròng kính thế hệ mới, có hiệu quả trong việc kiểm soát tiến triển cận thị từ 30-65% tùy thiết kế của kính. Đây là một lựa chọn thích hợp với những trẻ không phối hợp sử dụng kính Ortho-K và muốn kiểm soát tiến triển cận thị. Phương pháp này thường kết hợp cùng phương pháp Atropine nồng độ thấp để có tỷ lệ kiểm soát tiến triển cận thị tối ưu.

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K

Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng đặc biệt được đeo qua đêm, khi ngủ, để định hình lại giác mạc và trẻ không cần phải đeo kính vào ban ngày. Phương pháp Ortho-K là một trong những lựa chọn điều chỉnh thị lực cận thị đầu tiên cũng đã được công nhận là mang lại hiệu quả kiểm soát cận thị, với nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng Ortho-K đang là phương pháp hiệu quả kiểm soát cận thị gần như cao nhất hiện nay.

Làm sao để phòng ngừa mắt cận ở trẻ?

Hầu hết mọi người sinh ra đều có độ viễn thị sinh lý, nhưng khi lớn lên, trục nhãn cầu của chúng ta dài ra để phù hợp với các bộ phận quang học của mắt. Điều này cho phép hình ảnh hội tụ trực tiếp trên võng mạc và có thị lực tối đa. Nếu độ dài trục nhãn cầu tiếp tục phát triển và vượt quá mức bình thường, hình ảnh sẽ hội tụ phía trước võng mạc, gây ra tật khúc xạ cận thị.

Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể giúp ngăn ngừa trẻ bị mắt cận:

  • Dành thời gian ở ngoài trời. Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời sẽ giảm nguy cơ cận thị.
  • Hạn chế việc đọc trong môi trường không đủ ánh sáng.
Cach-phong-ngua-mat-can-o-tre

Cách phòng ngừa mắt cận ở trẻ

Sau đây là một vài chú ý giúp chăm sóc đôi mắt của con bạn

  • Đeo kính khi phát hiện mắt cận, viễn thị hay loạn thị, có thể sử dụng kính gọng hoặc kính tiếp xúc.
  • Đi khám theo dõi với các chuyên gia nhãn khoa.
  • Nói chuyện với chuyên gia về việc kiểm soát tiến triển cận thị. 
  • Cho con đến gặp chuyên gia nếu con bạn có các triệu chứng mới, bao gồm:
    – Đau đầu hoặc đau mắt
    – 
    Mờ mắt khi đeo kính hoặc kính áp tròng
    – 
    Nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc đốm đen trước mắt
    – 
    Bất kỳ sự giảm thị lực nào, đột ngột hay từ từ
  • Nếu con bạn đeo kính áp tròng, hãy gọi bác sĩ khi có các triệu chứng như:
    Đau mắt hoặc đỏ mắt
    Độ nhạy cao với ánh sáng
    – Ngứa hoặc khô mắt mà không đỡ hơn khi dùng thuốc nhỏ mắt

Nếu con bạn đã bị cận thị thì sao?

Dựa vào các dấu hiệu của cận trên trẻ quan sát được ở nhà, bố mẹ cho con đi kiểm tra mắt sớm nhất có thể và nên chọn 1 phòng mắt chuyên về trẻ em hoặc kiểm soát cận thị để có một phác đồ điều trị tốt nhất cho bé nhé!

Các cách kiểm tra tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc khám mắt chuyên nghiệp. Để biết chính xác độ cận của mình, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn.

Trung Tâm Mắt Trẻ em vivision kid được thành lập và vận hành bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nhãn khoa và quản lý chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tại Việt Nam. Ngoài ra, vivision còn có 1 đội ngũ Optometrists (người kiểm tra, đo công suất khúc xạ của mắt) đến từ Đại học Y Hà Nội nhiều kinh nghiệm trong mảng Khúc xạ nhãn khoa.

Lời khuyên

Dựa vào các dấu hiệu của cận trên trẻ quan sát được ở nhà, bố mẹ cho con đi kiểm tra mắt sớm nhất có thể và nên chọn 1 phòng mắt chuyên về trẻ em hoặc kiểm soát cận thị để có 1 phác đồ điều trị tốt nhất cho bé nhé!

vivisionkid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Biểu hiện của mắt cận

cận thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý