Mù mắt khi trị đau mắt đỏ do “sai” thuốc!

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Khi điều trị đau mắt đỏ, việc tự ý dùng thuốc có thể mang lại hậu quả khôn lường thậm chí gây mù. Bài viết này sẽ cung cấp những nguy cơ liên quan đến việc sử dụng “sai” thuốc, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc trị đau mắt đỏ đúng đắn để bảo vệ mắt.

Mù mắt do tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ

Tự ý áp dụng biện pháp y tế không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là trong việc điều trị vấn đề mắt. Trường hợp tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ mà không có sự giám sát từ bác sĩ, có thể xuất hiện biến chứng nghiêm trọng và có nguy cơ mù loà. Một số biến chứng có thể gặp khi tự ý dùng thuốc trị đau mắt đỏ bao gồm:

Loét giác mạc 

  • Việc sử dụng thuốc chứa kháng sinh, corticoid mà không có sự kiểm soát, trong trường hợp tổn thương giác mạc, quá trình lành vết thương có thể bị chậm, giảm khả năng tái tạo mô và làm tăng nguy cơ loét giác mạc.
  • Khi có loét giác mạc, có thể xuất hiện một “vết thương” nhỏ trên giác mạc với màu đục hơn so với giác mạc bình thường (trong suốt). Gây ra triệu chứng đau mắt, chảy nước mắt và khó chịu. 
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, loét giác mạc có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Khi vết loét sâu trên giác mạc có thể có nguy cơ thủng giác mạc, việc điều trị khó khăn và khả năng phục hồi thị lực kém. Có thể dẫn tới mù.
hinh-anh-loet-giac-mac-voi-vung-mo-duc-hon-binh-thuong

Hình ảnh loét giác mạc với vùng mờ đục hơn bình thường

Tăng nhãn áp

  • Một số thuốc nhỏ mắt chứa corticoid cũng có thể gây ra tăng nhãn áp- áp lực trong mắt tăng lên, tình trạng này khi kéo dài có thể gây nên bệnh lý nghiêm trọng tại mắt dẫn đến mù.
  • Bệnh glôcôm hay thiên đầu thống – căn bệnh được coi là “ kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng” là một trong những bệnh ảnh hưởng do tăng nhãn áp. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, dần dần khiến mất thị lực hoàn toàn.
  • Tình trạng tăng nhãn áp có thể biểu hiện bằng những cơn đau nhức mắt, nhưng có thể không được phát hiện hoặc dễ bị bỏ qua. Khi các triệu chứng biểu hiện rõ ràng, là lúc mắt đã chịu ảnh hưởng đáng kể
tang-nhan-ap-anh-huong-len-mat

Tăng nhãn áp ảnh hưởng lên mắt.

Ngoài ra, việc tự ý sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ, đặc biệt thuốc chứa thành phần corticoid mà không có giám sát của bác sĩ, ngoài ảnh hưởng tại mắt có thể gây nên các ảnh hưởng toàn thân khác.

Dịch bệnh đau mắt đỏ hiện nay nguy hiểm như thế nào ?

Theo báo cáo thống kê của sở y tế tại các tỉnh thành lớn trên cả nước, tình hình đau mắt đỏ đang diễn ra phức tạp, số ca mắc đau mắt đỏ tăng nhanh đáng kể so với các năm trước. Nguyên nhân gây nên tình trạng tăng nhanh số ca mắc chủ yếu đến từ đau mắt đỏ do virus. Bệnh có thể lây lan nhanh từ người với người thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh.

Đặc biệt, trong thời điểm tháng 8, tháng 9 là khoảng thời gian trẻ nhỏ quay trở lại trường, bắt đầu vào năm học. Do đó số ca mắc tăng nhanh, tình trạng lây lan mạnh. Khác với thời điểm các năm, chủng virus lây nhiễm trong đợt dịch đau mắt đỏ năm 2023 được xác định là Coxsackievirus- a24; Adenovirus 54 và Adenovirus  37. 

Chung-virus-gay-dau-mat-do-nam-2023-la-Coxsackievirus-va-Adenovirus 

Chủng virus gây đau mắt do

Ngoài gây ra các triệu chứng như đỏ mắt, kích thích, ngứa mắt,… người bệnh thường kèm theo sưng mi, hình thành giả mạc mỏng tại mắt. Không chỉ vậy, nhìn mờ sau đau mắt đỏ là biến chứng thường gặp ở nhiều người.

Trị đau mắt đỏ bằng những loại thuốc nào?

Trị đau mắt đỏ thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị đau mắt đỏ, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

  • Thuốc nhỏ mắt chứa chất chống histamine (anti-histamine): Nếu đau mắt đỏ do dị ứng, vi khuẩn, hoặc viêm nhiễm, các thuốc nhỏ mắt chứa chất chống histamine như antazoline, naphazoline có thể được sử dụng để giảm ngứa và đỏ mắt.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid: Trong một số trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid để giảm viêm và đau.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa chất chống nhiễm khuẩn: Nếu đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, có thể được kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa chất chống nhiễm khuẩn như kháng sinh.
Dieu-tri-dau-mat-do-voi-thuoc

Điều trị đau mắt đỏ với thuốc

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng và ảnh hưởng riêng. Tuỳ vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ cung cấp hướng điều trị phù hợp nhất. Không nên dùng chung đơn thuốc, tự ý điều trị thuốc tại nhà, tránh các hậu quả xấu lên mắt.

Thăm khám các bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực đau mắt đỏ tại vivision – Hệ thống phòng khám mắt Quốc tế Việt Nam

Lời khuyên

Như vậy, việc thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn là điều quan trọng khi có đau mắt đỏ. Thông qua thăm khám và sử dụng thuốc đúng đơn, đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đau mắt đỏ

trị đau mắt đỏ

viêm kết mạc