Ngứa mắt làm sao để trị dứt điểm

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Nhiều người bị ngứa mắt dai dẳng, tự điều trị tại nhà làm cho mắt bị tổn thương nghiêm trọng. Ngứa mắt nằm trong các bệnh lý khác nhau, nên người bệnh nên đi khám nếu triệu chứng dai dẳng. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm.

Hinh-anh-ngua-mat

Hình ảnh ngứa mắt

Những nguyên nhân gây mắt hay bị ngứa, tái lại nhiều lần

Ngứa mắt ở đây được hiểu là cảm giác ngứa mí mắt và nhãn cầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người bệnh gặp phải tình trạng ngứa mắt tái diễn nhiều lần như dị ứng, viêm kết mạc, khô mắt, viêm bờ mi, dị vật. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng nguyên nhân. 

Dị ứng 

Dị ứng mắt hay viêm kết mạc dị ứng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa mắt dữ dội. Người bệnh thường bị dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, thuốc tra mắt, dung dịch rửa kính tiếp xúc, đồ trang điểm hoặc hóa chất, … Bệnh nhân có thể dị ứng theo mùa hoặc cấp tính hoặc mãn tính và thường xảy ra trên đối tượng có sẵn cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm da. Khi tiếp xúc với các chất dị ứng trên kết mạc bị viêm đỏ kích thích khiến cảm giác ngứa mắt bứt dứt khó chịu. Đối với ngứa mắt do dị ứng thì  việc làm đầu tiên cần làm khi có triệu chứng ngứa mắt là phải loại bỏ hoặc tránh xa tác nhân gây dị ứng. Khi biết tác nhân gây dị ứng là gì, người bệnh hoàn toàn có thể phòng bằng các biện pháp che chắn, hạn chế sự tái đi tái lại của bệnh. 

Hinh-anh-viem-ket-mac

Hình ảnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc ngoài do nguyên nhân dị ứng thì có thể do vi khuẩn, virus tấn công. Những trường hợp này cũng thường gặp ngứa mắt. Mắt là cơ quan nhạy cảm dễ bị thương tổn, nên khi có vi khuẩn virus tấn công nó sẽ gây ra một hỗn hợp các triệu chứng đỏ mắt, ngứa mắt, cộm mắt. 

Viêm bờ mi 

Viêm bờ mi – đây là tình trạng kích thích bờ mi mạn tính do tắc các tuyến Meibomius ở mi mắt, gây nhiễm khuẩn bờ mi. Nguyên chủ yếu gây ra viêm bờ mi là vệ sinh không sạch sẽ gây ứ đọng bụi bẩn bít tắc lỗ ra của các tuyến, đặc biệt ở phụ nữ không làm sạch mắt cẩn thận sau khi trang điểm. Bờ mi mắt của người bệnh đỏ, ngứa, có thể nổi cục do viêm mãn tính. 

Khô mắt 

Khô mắt là rối loạn của màng phim nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc do sự bốc hơi của nước  mắt gây tổn hại bề mặt nhãn cầu và những triệu chứng khó chịu ở mắt đó chính là: đỏ mắt, ngứa mắt, nhạy cảm ánh sáng. Nước mắt có tác dụng duy trì độ ẩm, bảo vệ và rửa trôi bị bẩn, sau mỗi động tác chớp mắt, màng phim nước mắt được tái tạo và đẩy bụi bẩn bám trên nhãn cầu.. Vì bất cứ nguyên nhân nào đó làm cho màng phim nước mắt không bị liên tục, mắt mất hàng rào bảo vệ tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nhẹ thì kích thích, nặng thì viêm nhiễm. 

Hinh-anh-kho-mat

Hình ảnh khô mắt

Dị vật 

Dị vật bay vào mắt gây cộm ngứa mắt. Cảm giác dị vật có thể do lông  lộn vào trong hoặc có dị vật bay vào: dưới kết mạc mí trên, giữa mi dưới và nhãn cầu, trên kết mạc, trên giác mạc, hoặc do đeo kính tiếp xúc, trầy xước giác mạc. Cảm giác dị vật làm cho mắt không được trơn chu, kích thích nhãn cầu. 

Qua những nguyên nhân gây ngứa mắt trên, ta để ý thấy ngứa mắt thường không phải triệu chứng đơn độc mà nó là một triệu chứng của bệnh nào đó có nhiều triệu chứng khác kèm theo. 

Nên khi đi khám vì ngứa mắt dữ dội, bác sĩ cần khám kĩ càng, kết hợp các triệu chứng khác để nhận định xem ngứa mắt này do nguyên nhân gì gây ra, và điều trị theo nguyên nhân đó 

Làm sao để hạn chế tình trạng ngứa mắt

Tùy từng nguyên nhân mà ta có cách xử trí khác nhau. Một số lưu ý chung giúp hạn chế tình trạng ngứa mắt 

  • Vệ sinh sạch sẽ mắt, mi mắt, loại bỏ gỉ mắt. Có thể dùng khăn sạch, bông sạch hoặc gạc chuyên dụng vệ sinh mắt như TTO, …
  • Phụ nữ trang điểm cần lựa chọn sản phẩm không kích ứng với da, chất lượng tốt để tránh gây dị ứng viêm kết mạc mắt, tẩy trang sạch sẽ bằng loại không có hóa chất dễ gây ngứa rát mắt. 
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt sinh lý để giữ độ ẩm cho mắt và loại bỏ bụi bẩn bám vào nhãn cầu. 
Nho-thuoc-rua-mat

Nhỏ thuốc muối để rửa mắt

Ngứa mắt đơn thuần phần đa chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi tự hết. Nhưng ngứa mắt mà xảy ra nhiều lần hoặc kết hợp với các triệu chứng khác cần đến khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị dứt điểm. 

Những phương pháp không nên áp dụng khi ngứa mắt

Người bệnh hiện nay có xu hướng tự điều trị, tự mua thuốc cho mình do ngứa mắt không phải triệu chứng nguy hiểm nên người bệnh tự ý sử dụng thuốc không rõ tác dụng thậm chí sử dụng một thời gian dài. Có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường làm giảm ngứa mắt nhưng đi kèm với nó là tác dụng phụ, ví dụ như: có thể chứa thành phần gây tăng Natri, đục thủy tinh thể, khô mắt khi dùng kéo dài, loét giác mạc.

Không tự ý xông hay đắp thuốc lá lên mắt. Đây là việc làm khiến cho mắt đang bị kích thích dễ bị tác nhân lạ tấn công gây viêm nhiễm bề mặt nhãn cầu, thậm chí viêm nội nhãn 

Hinh-anh-benh-nhan-duoc-tham-kham-tan-tinh-tai-vivision kid.

Hình ảnh bệnh nhân được khám tận tình tại vivision kid

Lời khuyên

Ngứa mắt điều trị dứt điểm sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác khó chịu tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này mà chưa có thời gian đi khám, chỉ cần liên hệ vivision kid đặt lịch khám online, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn đầy đủ. 

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Hay ngứa mắt

Mắt hay bị ngứa

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy