Ngứa mũi và ngứa mắt mối liên quan gì không?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Tình trạng ngứa mũi và ngứa mắt thường đi kèm với nhau trong nhiều bệnh. Các bệnh gây ngứa mắt có thể ảnh hưởng đến mũi và ngược lại. Tại sao lại có điều này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một phần thắc mắc này.

Ngứa mũi và ngứa mắt trong viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, thời tiết,… Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh do tác nhân dị ứng phổ biến nhất nước ta. Bệnh gây ra một số tình trạng ở mũi như:

  • Hắt hơi;
  • Ngứa mũi;
  • Nghẹt mũi;
  • Chảy dịch mũi.

Do mũi và mắt có liên quan đến nhau thông qua một đường nối là lệ đạo, các vấn đề tại mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên mắt, cha mẹ có thể thấy các bé hắt hơi sổ mũi thường đi kèm với day dụi mắt nhiều. Các biểu hiện ở mắt có thể gặp phải khi mắc viêm mũi dị ứng như:

  • Sưng mắt;
  • Ngứa mắt;
  • Đỏ mắt;
  • Chảy nước mắt;
  • Nặng hơn sẽ gây ra các tình trạng viêm cho mắt: Viêm kết mạc dị ứng,…;
  • Lâu dài sẽ dẫn đến các tổn hại về giác mạc, kết mạc, nhãn cầu, mi mắt,…
Ngua-mui-kem-theo-ngua-mat-trong-viem-mui-di-ung

Ngứa mũi kèm theo ngứa mắt trong viêm mắt dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta. Triệu chứng chính của bệnh dễ quan sát thấy ở mũi. Tuy vậy, có thể quan sát nhiều triệu chứng xuất hiện ở mắt đồng thời với ở mũi. Vì vậy, khi điều trị cần chú ý các biểu hiện ở mắt để có phương án kết hợp điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân gây dị ứng thường gặp

Dị ứng là phản ứng của cơ thể, của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân gây dị ứng. Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các nguyên nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ phản xạ lại để bảo vệ. Tùy từng cá nhân và môi trường, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến ở nước ta như:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí: Bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt bụi,…;
  • Thời tiết;
  • Thực phẩm: trứng, cá, sữa, hải sản, các loại hạt và ngũ cốc,…;
  • Thuốc và thực phẩm chức năng;
  • Côn trùng đốt.

Các bệnh dị ứng biểu hiện ở mũi và mắt hay gặp ở nước ta:

  • Viêm mũi dị ứng;
  • Viêm kết mạc dị ứng;
  • Viêm kết mạc mùa xuân.

Dị ứng là một tình trạng rất hay gặp và do nhiều nguyên nhân. Các bệnh dị ứng gây phản ứng tại mũi có thể ảnh hưởng đến mắt và ngược lại như ngứa mắt và ngứa mũi. Cha mẹ khi thấy trẻ có biểu hiện dị ứng ở một trong hai cơ quan nay cần lưu ý quan sát và phát hiện các bất thường ở bộ phận còn lại. Điều này để sớm phát hiện và điều trị nếu cần thiết, hạn chế những ảnh hưởng xấu có thế xảy ra.

Cách xử lý khi trẻ bị ngứa mắt cùng với ngứa mũi

Khi gặp vấn đề ở mũi hoặc mắt, trẻ có biểu hiện ngứa mắt hoặc ngứa mũi hoặc cả hai. Ngứa mũi sẽ ảnh hưởng gây ngứa mắt và ngược lại. Tuy vậy, mức độ ngứa ở mắt và mũi không giống nhau, tùy thuộc vào từng người và khác nhau đối với các nguyên nhân khác nhau. Ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu ngứa mắt, ngứa mũi, day dụi nhiều, cha mẹ cần chú ý:

  • Vệ sinh mắt và mũi bằng nước muối sinh lí: Việc này nhằm loại bỏ tác nhân gây dị ứng còn sót lại trong mắt và mũi, giảm triệu chứng ngứa;
  • Thăm khám bác sĩ: Tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị, đơn thuốc thích hợp là vô cùng quan trọng.
Rua-mat-va-rua-mui-bang-nuoc-muoi-sinh-li

Rửa mắt và rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Lưu ý:

Trong môi trường sống có rất nhiều tác nhân có thể gây lên các triệu chứng và biểu hiện như ngứa ở mắt và mũi. Mỗi người, mỗi gia đình cần chú ý những phương phát phòng tránh và hạn chế các bệnh dị ứng. Nhất là ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, các bệnh dị ứng sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ:

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng từ môi trường như bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…
  • Tránh xa và chú ý khi sử dụng các đồ vật, dụng cụ có thể chứa các tác nhân do cơ địa;
  • Giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường và nơi sinh sống.

Dị ứng là một vấn đề có thể tái phát nhiều lần mỗi khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Các biểu hiện của dị ứng có tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến các bộ phận như mắt mũi nếu tình trạng dị ứng kéo dài.

Mỗi gia đình cần tạo một môi trường sống không bị ô nhiễm trong khu vực sinh hoạt, không gần các tác nhân gây dị ứng. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau dọn, hút bụi, sử dụng máy lọc không khí, chú ý khi dùng các đồ dùng, thực phẩm có thể chứa chất gây dị ứng.

Lời khuyên

Khi nhận thấy trẻ hoặc thành viên trong gia đình có biểu hiện dị ứng cần thăm khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn. Tránh tự ý mua thuốc, xịt thuốc không có chỉ định của bác sĩ gây xấu hơn tình trạng dị ứng.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Ngứa mắt

Ngứa mũi

ngứa mũi ngứa mắt