Ngứa và khô mắt là bị gì? 1 số cách khắc phục ngứa và khô mắt

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Ngứa và khô mắt có nguy hiểm không?

Tình trạng mắt bị ngứa và khô xảy ra thường xuyên gây cảm giác phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và làm việc.

Vậy tình trạng mắt ngứa và khô cần làm gì để cải thiện? Các thông tin ở bài viết này sẽ hữu ích dành cho bạn.

Ngứa mắt và khô mắt là gì?

Nguyen-nhân-gay-ngua-va-kho-mat

Nguyên nhân gây ngứa và khô mắt

Ngứa mắt là tình trạng chủ yếu xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng kèm theo ngứa mắt và ngứa ở bờ mi.

Khô mắt là do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc quá trình bay hơi nước mắt diễn ra nhanh chóng. Nước mắt có ba thành phần chính: chất nhầy, nước và chất mỡ. Sự thiếu hụt một trong ba chất này do không sản xuất đủ hoặc mất cân bằng hoá học trong thành phần đều gây ra khô mắt

Triệu chứng thường gặp khi ngứa và khô mắt

 

Một số triệu chứng đi kèm có thể gặp phải như: 

  • Sợ ánh sáng
  • Chảy nước mắt
  • Cảm giác dị vật
  • Đỏ rát mắt

Bị ngứa và khô mắt có cần gặp bác sĩ?

  • Khi các triệu chứng bạn gặp phải kéo dài, có xu hướng nặng hơn 
  • Tiết dịch đặc từ mắt, tiết tố dây, mắt bị dính vào nhau không thể mở mắt.
  • Nhìn mờ hoặc giảm thị lực 
  • Mắt ngứa mi phù kèm sưng đau mắt nhiều.

Bạn nên liên hệ bác sĩ nếu gặp các triệu chứng như trên để được khám, tư vấn và điều trị hợp lý. Chẩn đoán, điều trị sớm sẽ hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Tại sao mắt bị ngứa và khô?

Ngứa mắt chủ yếu do tình trạng dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng hen suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao khi gặp các tác nhân dị ứng như: bụi,lông của vật nuôi, phấn hoa, hoá chất, khí thải, chất liệu kính tiếp xúc, thành phần chất bảo quản trong thuốc,…

Ngứa mắt gặp trong các bệnh như: Viêm bờ mi, viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc nhú gai khổng lồ,loét giác mạc.

Khô mắt có thể gặp trong các bệnh như: tắc tuyến Meibomius, hội chứng Sjogren, hội chứng Steven-Johnson,…

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa mắt và khô mắt

Yếu tố nguy cơ gây ngứa mắt

  • Thường xuyên đưa dụi mắt, chà xát mắt có thể khiến mắt bị tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Ngoài ra, mắt bị chà xát nhiều có thể dẫn đến tổn thương giác mạc, đau và viêm giác mạc.
  • Đeo kính áp tròng nhiều ngày, vệ sinh kính không sạch vi khuẩn có thể bám vào bề mặt kính và gây ngứa và viêm nhiễm.

Yếu tố nguy cơ làm khô mắt

Nguyen-nhan-gay-ngua-va-kho-mat

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều cũng gây ra hiện tượng khô mắt

  • Tắc tuyến Meibomius dẫn đến sự thiếu hụt lớp mỡ trên bề mặt màng phim nước mắt thúc đẩy sự bốc hơi nhanh hơn.
  • Do hở mi (liệt mặt ngoại biên dây số VII).
  • Khô mắt do tần số chớp mắt giảm khi tập trung làm việc thời gian dài trên máy tính, điện thoại, tivi, đọc sách.
  • Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, khô, hoặc điều hoà.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị toàn thân như: thuốc an thần, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu,thuốc ngừa thai.

Phương pháp chẩn đoán ngứa và khô mắt

Mat-nhin-xa-mo

Khám mắt

Ngứa và khô mắt được chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, diễn biến quá trình bệnh lý và thăm khám trên sinh hiển vi.

Trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ lấy mẫu xét nghiệm từ dịch tiết của mắt để xác định sự có mặt của vi khuẩn, nấm.

Phương pháp điều trị ngứa và khô mắt hiệu quả

  • Chườm lạnh: Đối với tình trạng ngứa do dị ứng nhẹ, dùng một miếng vải lạnh hoặc dùng gạc chườm lên mắt sẽ giảm đáng kể cảm giác khó chịu.
  • Nước mắt nhân tạo: Làm giảm các triệu chứng cộm rát mắt do khô mắt.
  • Thuốc nhỏ mắt và thuốc uống chống dị ứng: dành cho các trường hợp bị nặng hơn. Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống chứa hoạt chất ổn định tế bào mast hoặc chứa thành phần kháng histamin làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Tuy nhiên thuốc này nên dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ có thể gây ra.

Thói quen sinh hoạt góp phần làm giảm đáng kể tình trạng ngứa và khô mắt

Nguyen-nhan-gay-ngua-va-kho-mat

1 số thói quen hạn chế gây nên ngứa và khô mắt

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng ngoài môi trường: bảo vệ mắt bằng kính râm, kính chắn gió bụi, lau dọn nhà cửa sạch sẽ.
  • Tẩy trang sau khi trang điểm.
  • Rửa tay sạch, hạn chế dụi mắt tránh làm xước bề mặt mắt.
  • Chú ý về chất liệu và thành phần bảo quản trong dung dịch làm sạch kính áp tròng.

Vệ sinh kính thường xuyên sạch sẽ, ngưng sử dụng kính áp tròng khi điều trị.

  • Tuân theo sự hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ.

Như vậy, đối với bất kỳ tình trạng bất thường xuất hiện tại mắt như ngứa và khô mắt bạn nên gặp bác sĩ, theo dõi sức khoẻ mắt thường xuyên để đảm bảo đôi mắt luôn được khỏe mạnh.

Tại vivision kid, các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao đang công tác tại bệnh viện Mắt Trung Ương rất tận tình tư vấn giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Lời khuyên

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Khô mắt

ngứa và khô mắt