Nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh là gì? Phòng tránh như thế nào ?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Chắp lẹo là một dạng viêm nhiễm vùng mắt thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh là gì? Đâu là những biểu hiện thường gặp của chắp lẹo trẻ sơ sinh? Phòng tránh chắp lẹo như thế nào? Hãy cùng vivision kid tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh

Chắp lẹo là một dạng viêm nhiễm ở vùng mi mắt. Tuy không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng chắp lẹo có thể gây khó chịu, sưng đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh là rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh để có biện pháp phòng tránh hợp lý.

Nguyên nhân của chắp lẹo

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn hoặc các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào tuyến chân lông mi, gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính. Khi vi khuẩn xâm nhập, vùng mi mắt sẽ sưng đỏ và gây đau nhức, đôi khi có mủ ở đầu vết sưng. Lẹo mắt có thể xuất hiện cả bên ngoài và bên trong mi mắt.

Chắp mắt xảy ra khi các tuyến nhờn của mi mắt bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, không gây đau ngay từ đầu nhưng có thể gây sưng và cảm giác cộm khó chịu.

Vì sao trẻ sơ sinh có nguy cơ bị chắp lẹo ?

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc chắp lẹo do nhiều yếu tố liên quan đến hệ miễn dịch và môi trường sống. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh dễ bị chắp lẹo:

  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh là nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh. Khi đó khả năng chống lại vi khuẩn và vi rút của trẻ còn rất kém. 
  • Vi khuẩn và từ bề mặt da: Vùng da xung quanh mắt của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chưa có đủ lớp bảo vệ để ngăn chặn vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các tuyến nhờn hoặc tuyến chân lông mi của trẻ, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu vùng da quanh mắt trẻ bị tổn thương, khả năng nhiễm khuẩn sẽ tăng cao.
  • Sử dụng các vật dụng chưa được khử khuẩn: Trẻ sơ sinh thường tiếp xúc với nhiều loại vật dụng như khăn, chăn, gối và đồ chơi. Đôi khi, các vật dụng này chứa vi khuẩn tụ cầu, một loại vi khuẩn phổ biến gây ra chắp lẹo mắt ở trẻ. Nếu các vật dụng này không được vệ sinh kỹ lưỡng và khử khuẩn thường xuyên, chúng có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn và là nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh
  • Lây truyền từ bố mẹ hoặc người chăm sóc: Một trong những tác nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh nữa là lây truyền từ người khác. Việc tiếp xúc với trẻ mà không rửa tay sạch sẽ có thể lan truyền vi khuẩn sang trẻ. Trẻ sơ sinh còn nhỏ và không thể tự vệ, do đó nguy cơ nhiễm trùng qua con đường này rất cao.
Hệ miễn dịch ở trẻ còn yếu là một trong những nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch ở trẻ còn yếu là một trong những nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh

Dấu hiệu gợi ý tình trạng chắp lẹo ở trẻ sơ sinh

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của chắp lẹo ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng để bố mẹ có thể đưa con đến khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý:

Bé quấy khóc nhiều, hay đưa tay vào mắt

Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ sơ sinh bị chắp lẹo là tình trạng quấy khóc nhiều hơn. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt ở vùng mắt, do cảm giác ngứa và đau gây ra bởi sự viêm nhiễm. Điều này cũng khiến trẻ liên tục đưa tay lên mắt.

Sưng đỏ mi mắt, có thể có chấm mủ

Một dấu hiệu phổ biến khác của chắp lẹo là sự xuất hiện của vùng sưng đỏ ở mi mắt. Ban đầu, chỉ có một vùng nhỏ trên mi mắt của trẻ bị đỏ lên, nhưng nếu không điều trị kịp thời, vùng sưng có thể lan rộng và ảnh hưởng đến cả mắt. Vùng sưng này thường mềm và đau, đặc biệt khi chạm vào hoặc khi trẻ chớp mắt.

Khi tình trạng viêm tiến triển, một khối mềm có thể xuất hiện ở vùng bị nhiễm khuẩn. Khối này sẽ dần lớn lên, có thể có đầu trắng chứa mủ, dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã gây ra mụn mủ dưới da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chắp lẹo có thể lan rộng và vỡ mủ, khiến mắt trẻ bị đau và cần can thiệp y tế.

Trẻ quấy khóc nhiều, hay đưa tay lên mắt có thể là dấu hiệu trẻ bị chắp lẹo mắt

Trẻ quấy khóc nhiều, hay đưa tay lên mắt có thể là dấu hiệu trẻ bị chắp lẹo mắt

Bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi chắp lẹo?

Để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi chắp lẹo và giảm nguy cơ nhiễm trùng, bố mẹ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo rằng tay của người chăm sóc và trẻ luôn sạch sẽ. Khi chăm sóc trẻ, bố mẹ nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chạm vào mặt hoặc mắt của con. Vệ sinh tay và mặt của trẻ hàng ngày bằng khăn mềm cũng là một bước quan trọng.
  • Khử khuẩn các vật dụng tiếp xúc với trẻ: Tất cả các vật dụng mà trẻ tiếp xúc, chẳng hạn như khăn, gối, chăn, đồ chơi,… cần được giặt giũ, lau rửa thường xuyên. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho trẻ.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm trùng mắt: Nếu người lớn trong gia đình hoặc người chăm sóc có các vấn đề về nhiễm trùng mắt cần hạn chế tiếp xúc với trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn. 
Khử khuẩn các vật dụng tiếp xúc với trẻ thường xuyên

Khử khuẩn các vật dụng tiếp xúc với trẻ thường xuyên

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách chăm sóc mắt cho bé cũng như nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh và cách phòng tránh, hãy nhắn tin ngay cho vivision kid nhé!

Lời khuyên

Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu của chắp lẹo ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

nguyên nhân chắp lẹo trẻ sơ sinh