Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tắc tuyến lệ

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Cùng các bác sĩ trung tâm vivision (tên cũ là FSEC) hiểu rõ hơn về cách chữa tắc tuyến lệ thông qua bài viết dưới đây. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các thông tin cần thiết giúp bạn thoát khỏi triệu chứng của tắc tuyến lệ.

Vì sao bị tắc tuyến lệ?

Tắc tuyến lệ, hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo, là một bệnh lý phổ biến khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến tình trạng chảy nước mắt, kích thích hoặc có thể gây nhiễm trùng mắt mãn tính.

Vì sao bị tắc tuyến lệ?

Vì sao bị tắc tuyến lệ?

Khi bị tắc nghẽn, nước mắt sẽ tích tụ trong mắt, gây sưng đỏ, chảy nước mắt sống và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm kết mạc.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây nên tắc tuyến lệ bắt nguồn từ;

  • Bẩm sinh: Một số trẻ em từ khi sinh ra đã mắc phải tình trạng tắc nghẽn ống dẫn nước mắt do sự phát triển không bình thường.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sưng, viêm và gây tắc nghẽn. 
  • Tuổi tác: Các lỗ nhỏ dẫn nước mắt ở người cao tuổi có thể bị co lại và gây ra tình trạng tắc nghẽn.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: Bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của hộp sọ và khuôn mặt, tác dụng phụ của một số thuốc hóa trị, chấn thương gần mũi, các khối u.

Triệu chứng của tắc tuyến lệ

Triệu chứng rõ ràng nhất của tắc tuyến lệ là việc nước mắt chảy không ngừng, ngay cả khi không có bất kỳ cảm xúc nào ảnh hưởng đến cơ thể.

Ngoài ra, tắc tuyến lệ còn một số triệu chứng khác như: Mắt thường xuyên bị chảy mủ, thị lực mờ dần, mắt bị đỏ ở tròng trắng.

Khi bị tắc tuyến lệ, vi khuẩn có thể bị kẹt trong túi lệ mũi của bệnh nhân, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao. Các biểu hiện cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã xảy ra bao gồm: lông mi thường bị đóng vảy, mắt mờ và chảy mủ,…

Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào kể trên hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn về cách điều trị tắc tuyến lệ.

Chẩn đoán tắc tuyến lệ

Để xác định nguyên nhân gây tắc tuyến lệ và đưa ra cách chữa tắc tuyến lệ phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các biện pháp chẩn đoán sau:

  • Khám mắt lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa trên các dấu hiệu bất thường. 
  • Thử nghiệm nhuộm fluorescein: Sau khi bác sĩ nhỏ thuốc nhuộm fluorescein vào mắt, họ sẽ sử dụng đèn ánh sáng xanh để kiểm tra. 
  • Chụp X-quang ống dẫn lệ: Để thực hiện chụp X-quang, bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào túi lệ, sau đó thực hiện chụp X-quang. Hình ảnh X-quang sẽ hỗ trợ bác sĩ xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn của ống dẫn lệ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng MRI để chụp hình có thể phát hiện u bướu hoặc các vấn đề khác trong tuyến lệ, khoang mắt hoặc khoang mũi.

Cách chữa tắc tuyến lệ hiệu quả nhất hiện nay

Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chọn lựa cách chữa tắc tuyến lệ phù hợp với bệnh nhân. Các cách điều trị tắc tuyến lệ bao gồm: 

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể giảm độ đặc của chất tiết, giảm tắc nghẽn và duy trì độ ẩm cho mắt.
  • Thông tắc lệ đạo: Mở rộng ống dẫn nước mắt và giúp lưu thông dễ dàng hơn. 
  • Đặt stent: Việc đặt stent là cách thức sử dụng một ống nhỏ, mềm để duy trì sự thông thoáng của ống dẫn lệ.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh không cải thiện khi áp dụng các cách chữa tắc tuyến lệ bằng thuốc/ thủ thuật. Bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật để tạo lối thoát mới cho nước mắt chảy từ mắt xuống mũi.

Ngoài các phương pháp hiện đại thì mẹo dân gian chữa tắc tuyến lệ cũng được nhiều người tìm hiểu và sử dụng. Một số lưu ý đơn giản có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và giảm bớt triệu chứng của tắc tuyến lệ: Vệ sinh mắt thường xuyên, chườm ấm, mát xa,…

Để dễ dàng xác định được ưu điểm và nhược điểm của từng cách điều trị tắc tuyến lệ. Mời bạn tham khảo bảng so sánh giữa các cách chữa tắc tuyến lệ.

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Sử dụng thuốc nhỏ mắt An toàn, dễ sử dụng, ít xâm lấn Cần sử dụng lâu dài, hiệu quả hạn chế
Thông tắc lệ đạo Hiệu quả cao, ít xâm lấn Có thể gây đau đớn, khó chịu tạm thời
Đặt stent Hiệu quả cao, ít xâm lấn Có thể stent bị di lệch hoặc tắc nghẽn
Phẫu thuật Hiệu quả cao, có thể điều trị tắc nghẽn phức tạp Tính xâm lấn cao

 

Dùng thuốc nhỏ mắt để chữa tắc tuyến lệ

Dùng thuốc nhỏ mắt để chữa tắc tuyến lệnguyên

Mẹo chăm sóc tại nhà

Ngoài việc tuân thủ cách điều trị tắc tuyến lệ của bác sĩ, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà sau:

  • Vệ sinh mắt: Hãy sử dụng khăn mềm và nước ấm để lau nhẹ nhàng vùng mắt, loại bỏ bụi bẩn, vảy mắt và chất tiết.
  • Chườm ấm: Sử dụng khăn mềm hoặc túi chườm ấm để chườm ấm mắt có thể giúp giảm sưng và viêm.
  • Massage mắt: Việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng mắt theo hướng từ trong ra ngoài có thể thúc đẩy sự lưu thông của nước mắt.

Chăm sóc sau điều trị tắc tuyến lệ

Để hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân và giảm nguy cơ tái phát sau khi điều trị tắc tuyến lệ, cần chú ý thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ: Nên vệ sinh mắt 2-3 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh dụi mắt quá mạnh: Dụi mắt có thể làm tổn thương mắt và khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên nặng hơn.
  • Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng mắt: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng mắt nào như đỏ, ngứa, chảy nước mắt hoặc sưng, hãy đến thăm bác sĩ ngay lập tức.
  • Đi khám mắt định kỳ: Hãy thường xuyên đi kiểm tra mắt để theo dõi quá trình phục hồi sau khi điều trị và phát hiện sớm các vấn đề mắt khác.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng: Thực phẩm giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa rất có lợi cho đôi mắt. 

Tắc tuyến lệ là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bài viết đã tổng hợp những cách chữa tắc tuyến lệ hiệu quả nhất hiện nay, bao gồm cả biện pháp tại nhà và y tế. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh mắt, tránh dụi mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Nhắn tin ngay với vivision (tên cũ là FSEC) để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn ngay hôm nay.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cách chữa tắc tuyến lệ

nguyên nhân tắc tuyến lệ

tắc tuyến lệ