Nguyên nhân gây khô mắt ở người trưởng thành

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Khô mắt là bệnh phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Nguyên nhân gây khô mắt do tiếp xúc với thiết bị điện tử thời gian dài, mắt điều tiết liên tục dẫn đến khô mắt. Để hiểu rõ về bệnh khô mắt, hãy cùng vivision tìm hiểu ở bài viết sau.

Tìm hiểu về khô mắt

Khô mắt là gì?

Khô mắt xảy ra khi lượng nước mắt tiết ra không đủ cung cấp cho mắt hoặc chất lượng nước mắt không tốt. Từ đó, nước mắt không còn đủ để bôi trơn, bảo vệ bề mặt nhãn cầu và nuôi dưỡng giác mạc.

Khô mắt là gì?

Khô mắt là gì?

Triệu chứng khô mắt

Một số triệu chứng giúp bạn phát hiện bệnh khô mắt như:

  • Mắt luôn có cảm giác châm chích, cay mắt, rát mắt.
  • Luôn cảm giác có dị vật trong mắt, cộm mắt.
  • Đỏ mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Khó đeo kính áp tròng.
  • Chảy nước mắt nhiều, đây là phản ứng của cơ thể ở giai đoạn đầu đối với sự kích ứng của bệnh khô mắt.
  • Nhìn mở hoặc mỏi mắt, cảm giác mắt muốn nhắm lại.

Nguyên nhân gây khô mắt ở người lớn

Khô mắt là do khả năng tiết nước và bay hơi của nước mắt bị mất cân bằng. Một số nguyên nhân gây khô mắt phổ biến như:

  • Thói quen sinh hoạt: Do tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài, tần số chớp mắt giảm, làm tăng tốc độ bốc hơi của nước mắt trên bề mặt nhãn cầu gây ra khô mắt.
  • Môi trường sống: Thời tiết nhiều gió hoặc khô hanh, ngồi phòng điều hoà hay quá nhiều khói bụi làm mắt dễ bị khô.
  • Do bệnh lý ở mắt hoặc toàn thân: Nguyên nhân gây khô mắt do các bệnh lý như: viêm nhiễm mi mắt, viêm giác mạc, tổn thương bề mặt nhãn cầu… Những người mắc các bệnh lý như: đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, tuyến giáp… sẽ có nguy cơ bị khô mắt. Hậu quả của tổn thương tuyến lệ hay sau xạ trị.
  • Phẫu thuật Lasik: Sau phẫu thuật Lasik bệnh nhân thường có tình trạng khô mắt. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời, thường kéo dài từ 3 – 6 tháng hoặc lâu hơn tùy cơ địa của mỗi người.
  • Do thuốc: Một số loại thuốc như kháng Histamin, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, ngừa thai… có thể làm giảm lượng nước mắt tiết ra.
  • Lão hóa: Đây là tình trạng lão hóa tự nhiên, nước mắt không còn được sản xuất đầy đủ, đặc biệt là nữ giới đang trong thời kỳ mãn kinh.
Các nguyên nhân gây khô mắt ở người lớn

Các nguyên nhân gây khô mắt ở người lớn

Khô mắt có nguy hiểm không?

Bệnh khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, đỏ mắt, cay mắt, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu suất làm việc. Nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển thành khô mắt nặng, lâu dần có nguy cơ viêm loét giác mạc gây giảm thị lực.

Khô mắt có nguy hiểm không

Khô mắt có nguy hiểm không

Khô mắt điều trị như thế nào?

Để điều trị khô mắt, bạn cần thực hiện những việc sau:

  • Tạo thói quen chớp mắt đều đặn khoảng 15 lần/phút để nước mắt được dàn đều toàn bộ bề mặt, làm ẩm giác mạc.
  • Thực hiện nguyên tắc 20-20-20 khi làm việc với máy tính. Cứ 20 phút làm việc với máy tính thì để mắt nghỉ giải lao 20 giây và nhìn ra xa ở khoảng cách 20 feet (khoảng 6m).
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh, khói bụi. Khi ra ngoài nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi tác động từ môi trường. Không để gió quạt, gió máy lạnh, máy sấy thổi vào mắt.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo để tạo độ nhớt cho bề mặt mắt làm giảm khả năng bay hơi. Nước mắt nhân tạo ở dạng mỡ được sử dụng trước khi đi ngủ rất hữu ích đối với người bệnh khô mắt.
  • Điều trị bệnh lý gây ra khô mắt như chườm ấm và vệ sinh bờ mi điều trị viêm bờ mi, dùng thuốc kiểm soát tình trạng viêm giác mạc, dùng thuốc kháng dị ứng điều trị viêm kết mạc dị ứng…
Điều trị khô mắt như thế nào?

Điều trị khô mắt như thế nào?

Phòng tránh khô mắt 

Để phòng tránh khô mắt và giảm thiểu các nguy cơ gây ra khô mắt, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Chớp mắt thường xuyên khi đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài.
  • Làm tăng độ ẩm không khí tại nhà và ở nơi làm việc.
  • Sử dụng kính bảo hộ mắt khi ra ngoài để giảm các tác nhân gây hại cho mắt như: nắng, gió, bụi bẩn,…
  • Hạn chế sử dụng kính áp tròng kéo dài.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất uống ngày 2 lít nước.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để mắt hồi phục, duy trì độ ẩm ở mắt.

Nguyên nhân gây khô mắt rất đa dạng, mỗi nguyên nhân có thể điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm không dùng thuốc hoặc điều trị đặc hiệu. Khi có dấu hiệu khô mắt, bạn cần đi khám bác sĩ để có lời khuyên cụ thể.

Đặt lịch khám tại phòng khám mắt vivision với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm để có lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe đôi mắt của bạn!

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

khô mắt điều trị

nguyên nhân gây khô mắt