Triệu chứng viêm bờ mi
Theo nghiên cứu, viêm bờ mi thường sẽ không gây ảnh hưởng đến thị lực hay các vấn đề khác ở mắt. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Cảm giác cộm, nóng rát, châm chích như có vật thể trong mắt
- Chảy nước mắt
- Khô mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mi mắt có dịch nhờn, sưng đỏ, đóng vảy
- Rụng lông mi, dính mi mắt
- Lên chắp, lẹo mắt
Viêm bờ mi có gây sưng mi mắt dưới không?
Viêm bờ mi có gây sưng mắt. Bởi vì, vi khuẩn tích tụ nhiều xung quanh mi mắt tạo nhờn gây ra viêm, khiến phần mi mắt dưới sưng lên, có thể bị lật ra ngoài hoặc kéo lộn vào trong. Tình trạng lông mi lật vào trong sẽ chọc vào mắt và gây tổn thương đến cùng giác mạc.
Nguyên nhân khác gây sưng mi mắt dưới
Sưng mi mắt dưới có thể do nhiều lý do khác nhau, gồm các nguyên nhân không phải bệnh nguy hiểm và do bệnh lý:
Nguyên nhân không phải bệnh nguy hiểm
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sưng mi mắt dưới mà không phải do bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:
- Khóc: Khi khóc, máu trong cơ thể có thể tăng cường tới các mô xung quanh mắt. Nếu khóc quá nhiều, mao mạch quanh mắt có thể bị vỡ, gây ra tình trạng sưng mắt dưới, đau nhức.
- Mệt mỏi, kiệt sức: Khi bạn làm việc không nghỉ trong thời gian dài có thể bị kiệt sức hoặc mệt mỏi. Lúc này, các mô xung quanh mắt giữ nước qua đêm dẫn đến vùng dưới mắt sưng to vào sáng hôm sau.
- Mất ngủ: Một giấc ngủ không đạt chất lượng có thể khiến mắt sưng vào ngày hôm sau. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu mất ngủ kéo dài kèm theo biểu hiện lo âu, stress,…
- Bọng mỡ: Khi lớn tuổi, các mô quanh mắt sẽ mất dần tính đàn hồi tạo thành vùng trũng khiến mỡ quanh mắt di chuyển xuống mi mắt dưới gây bọng mắt. Ngoài ra, chất lỏng có thể tích tụ trong bọng mắt dưới khiến mắt sưng.
Nguyên nhân do bệnh lý
Một số nguyên nhân sưng mi mắt dưới do bệnh lý là:
- Dị ứng: Các thành phần trong mỹ phẩm hoặc thuốc có thể gây dị ứng. Mắt khi bị kích ứng dễ gây viêm bờ mi dưới. Ngoài ra, một số người còn dị ứng dung dịch kính áp tròng hoặc thuốc nhỏ mắt.
- Chắp: Chắp không phải nhiễm trùng như lẹo mà do bít tắc tuyến bã nhờn ở mi mắt. Chắp là dạng mụn mủ, có thể lớn nhưng ít gây hại và tái phát nhiều lần.
- Lẹo: Đây là loại nhiễm trùng xảy ra ở gốc mi hoặc tuyến dầu. Ban đầu, lẹo xuất hiện dưới dạng đỏ và sưng. Sau đó, lẹo thành dạng mụn mủ, có nhân. Lẹo thường xuất hiện ở mi trên, có thể lây lan và hay tái phát nếu không điều trị.
- Rối loạn nội tiết: Tình trạng này là nguyên nhân kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức. Từ đó, sinh ra các chất chống nhiễm trùng ở mắt và chất này có thể gây sưng mắt dưới.
- Viêm kết mạc: Sưng mi mắt dưới có thể do viêm kết mạc còn gọi là đau mắt đỏ. Bệnh này dễ lây qua đường hô hấp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: mắt đỏ, đổ ghèn,…
- Viêm mô tế bào hốc mắt: Bệnh này gây ra viêm sâu mô mí mắt khiến người bệnh sưng mi mắt dưới kèm với đau nhức dữ dội
- Nhiễm virus (Herpes/Zona): Khi virus tấn công khiến vùng dưới mắt và xung quanh mắt xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti, đỏ và sưng vùng mắt dưới.
- Chấn thương: Các trường hợp chấn thương ở mắt hoặc xung quanh đều có thể gây tổn thương đến mắt. Sưng mi mắt là triệu chứng thường gặp và có thể đi kèm với tình trạng nặng hơn như vùng da mắt đổi màu, chảy máu mắt.
- Côn trùng cắn: Bị côn trùng cắn vào mắt sẽ có cảm giác châm chích, sưng tấy, đau tại vị trí chích.
Sưng mi mắt dưới phải xử lý thế nào?
Sưng mi mắt dưới đa phần đều lành tính và có thể tự mất đi sau vài ngày. Bạn cần vệ sinh mắt thật sạch kết hợp chườm ấm nếu bị viêm bờ mi để làm dịu cảm giác khó chịu cho mắt hoặc chườm mát nếu nguyên nhân do dị ứng, mệt mỏi, khóc nhiều.Cùng với đó, áp dụng các lời khuyên sau:
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng vào ban đêm để mắt nghỉ ngơi, không phải điều tiết nhiều trong thời gian này giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Không ăn mặn trong thời gian này sẽ gây phù nề ở mắt dưới
- Uống đủ ngày 2 lít nước để duy trì cân bằng cho các hoạt động của cơ thể, giảm tình trạng sưng đau.
- Mắt đang tổn thương nên dễ nhạy cảm, vì vậy khi ra đường nên đeo kính râm và đội mũ rộng vành để hạn chế các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Thói quen chạm tay vào mắt nhiều người mắt phải, tưởng chừng vô hại nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh ở mắt khiến tình trạng sưng mắt ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Nếu mắt bị dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamin, kháng sinh, kháng viêm để giảm triệu chứng khó chịu và viêm nhiễm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị khác sau đây:
- Massage nhẹ nhàng vùng da quanh mắt có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy.
- Dưa chuột có tác dụng làm mát và giảm sưng tấy. Bạn có thể cắt lát dưa chuột mỏng và đắp lên mắt trong 10-15 phút.
- Nha đam có tác dụng chống viêm và làm dịu da. Bạn có thể thoa gel nha đam lên vùng da quanh mắt.
Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân gây sưng mi mắt dưới để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Liên hệ hotline 0334141213 để được bác sĩ Chuyên khoa Mắt của vivision (tên cũ là FSEC) giải đáp và tư vấn nhé!