Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị?
Bên cạnh cận thị, viễn thị và loạn thị cũng là 2 tật khúc xạ phổ biến. Vậy nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị là gì? Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành biến chứng nghiêm trọng không? Cùng vivision kid tìm hiểu!
Viễn loạn thị là gì?
Viễn loạn thị là một bệnh phổ biến khi trẻ bị mắc đồng thời 2 loại tật khúc xạ viễn thị và loạn thị, làm suy giảm thị lực.
Viễn loạn thị thường xuất hiện từ sớm ở trẻ nhỏ, vì vậy thường khó phát hiện và dễ bị bỏ qua. Khi cha mẹ phát hiện thường ở giai đoạn muộn khó điều trị và có thể đã xuất hiện các biến chứng. Vậy nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị là gì?
Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị
Cùng vivision kid tìm hiểu một số nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị:
Cơ chế tạo ảnh của viễn thị
Viễn thị là tật khúc xạ xảy ra do có sự sai lệch về khúc xạ khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi, nhìn vật ở gần, các tia sáng song song sau khi đi vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc.
Nếu trẻ chỉ có viễn thị nhẹ, thường chỉ nhìn mờ ở gần, mắt có thể điều tiết để đưa hình ảnh từ phía sau về đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ hơn. Tuy nhiên nếu viễn thị nặng bệnh nhân khó có thể nhìn rõ thậm chí gặp khó khăn cả khi nhìn xa.
Cơ chế tạo ảnh của loạn thị
Loạn thị là tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng mà trẻ tiếp nhận không thể hội tụ tại một điểm trên võng mạc, khiến hình ảnh bị méo mó, biến dạng, khiến trẻ nhìn mờ. Loạn thị thường ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn xa và gần, trẻ sẽ khó có thể nhìn rõ dù mắt đã điều tiết.
Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị
Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị xuất hiện sớm thường do các vấn đề về di truyền từ cha mẹ, bẩm sinh mắt đã có bất thường như:
- Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường
- Giác mạc biến dạng, bề mặt giác mạc không đồng đều hoặc quá phẳng
- Thể thủy tinh mỏng hơn bình thường
Đôi khi các vấn đề trên có thể xuất hiện do quá trình phát triển của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy khi đưa trẻ đi khám sớm, các bác sĩ chuyên khoa mắt có thể giúp cha mẹ phát hiện và phân biệt những bất thường so với độ tuổi của trẻ.
Ngoài ra một số tác nhân có thể gây nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị như:
- Chấn thương mắt.
- Một số bệnh về mắt gây ảnh hưởng đến về mặt giác mạc hoặc thể thủy tinh.
- Biến chứng sau phẫu thuật mắt.
Biến chứng của mắt viễn loạn thị
Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị do các vấn đề di truyền xuất hiện khá sớm nên nếu không được khám sàng lọc sẽ rất khó để phát hiện. Thông thường bố mẹ sẽ phát hiện vấn đề khi trẻ đi học thường mất tập trung hoặc điểm kém.
Hầu hết các trường hợp đã qua ‘thời điểm vàng’ để điều trị cho bé và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng về thị giác như:
Nhược thị: Hay còn được gọi là mắt lười là một trong những biến chứng suy giảm thị lực
Lác mắt: Viễn thị cao thường gây ra lác trong ở trẻ. Đây là tình trạng 1 hoặc 2 bên mắt luân phiên sẽ lệch về phía mũi, gây mất thẩm mỹ, thu hẹp vùng nhìn đôi khi có thể xảy ra tình trạng nhìn 1 thành 2. Đây cũng là 1 nguyên nhân gây nhược thị.
Nghiêm trọng hơn viễn loạn thị ở trẻ em có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn 1-2 bên, mù lòa. Từ đó, tạo ra hệ quả ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cách kiểm tra mắt viễn loạn thị cho bé tại nhà
Cha mẹ nên cho trẻ khám chuyên sâu ít nhất 1 lần với các chuyên gia trước tuổi đi học để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có tật khúc xạ về mắt. Tuy nhiên gia đình cũng có thể làm một số bài kiểm tra đơn giản tại nhà để kiểm tra mắt viễn loạn thị ở trẻ.
Kiểm tra thị lực
Hướng dẫn:
- Ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 1m
- Tiếp tục đeo kính nếu bạn đang dùng kính mắt hoặc kính áp tròng (cận, viễn, loạn)
- Dùng tay che một bên mắt lần lượt từ trái sang phải
- Nhìn hình ảnh và ghi lại kết quả vào một tờ giấy, sau đó kiểm tra lại kết quả ở cuối bài.
Kiểm tra mắt phải
Bài kiểm tra thị lực mắt phải: Dùng tay che mắt trái, nhìn vào hình ảnh dưới đây và cho biết chữ E quay về hướng nào (trên, dưới, phải, trái)?
(Hình 1): chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 2): Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 3) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
gì
(Hình 4) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 5) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 6) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
Kiểm tra mắt trái
Bài kiểm tra thị lực mắt trái: Dùng tay che mắt phải, nhìn vào hình ảnh dưới đây và cho biết chữ E quay về hướng nào (trên, dưới, phải, trái)?
(Hình 1) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 2) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 3) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 4) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 5) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
(Hình 6) Chữ E quay về hướng nào trong hình dưới đây?
Kiểm tra tầm nhìn gần (Viễn thị I)
Hướng dẫn:
- Giữ khoảng cách từ mắt tới màn hình máy tính là 40cm
- Tiếp tục đeo kính nếu bạn đang dùng kính mắt hoặc kính áp tròng (cận, viễn, loạn)
- Ghi lại câu trả lời và so sánh với kết quả ở cuối bài
- Bạn có đọc được toàn bộ nội dung, bao gồm cả dòng chữ nhỏ nhất dưới cùng? Trả lời (có) hoặc (không).
Kiểm tra tầm nhìn gần (Viễn thị II)
Hướng dẫn:
- Giữ khoảng cách từ mắt tới màn hình máy tính là 40cm
- Tiếp tục đeo kính nếu bạn đang dùng kính mắt hoặc kính áp tròng (cận, viễn, loạn)
- Ghi lại câu trả lời và so sánh với kết quả ở cuối bài
Bạn có nhìn thấy hình tròn tối/ đậm màu hơn ở:
- (a) Hình nền màu đỏ
- (b) Hình nền màu xanh
- (c) Giống nhau, không có hình tròn nào tối/ đậm màu hơn
Kiểm tra loạn thị
Hướng dẫn:
- Ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 1m
- Tiếp tục đeo kính nếu bạn đang dùng kính mắt hoặc kính áp tròng (cận, viễn, loạn)
- Dùng tay che một bên mắt lần lượt từ trái sang phải
- Nhìn vào hình ảnh và cho biết bạn có nhìn thấy các đường tối màu hơn không. Kiểm tra kết quả ở cuối bài.
Kiểm tra mắt phải
Dùng tay che mắt trái, nhìn vào hình dưới đây và cho biết Bạn có nhìn thấy các đường (1-2-3-4-5-6-7) đậm hơn hay sắc nét hơn không? Trả lời (có) hoặc (không).
Dùng tay che mắt phải, nhìn vào hình dưới đây và cho biết biết Bạn có nhìn thấy các đường (1-2-3-4-5-6-7) đậm hơn hay sắc nét hơn không? Trả lời (có) hoặc (không).
Đặc biệt khi trẻ khó nắm bắt hoặc khó nhìn theo các vật ở gần thì rất có thể xuất hiện viễn loạn thị ở trẻ.
Cha mẹ có thể thực hiện các bài kiểm tra trên cho trẻ tại nhà để phát hiện sớm khi trẻ có dấu hiệu suy giảm thị lực. Nếu phát hiện bất thường, hoặc trẻ không hoàn thành các bài kiểm tra trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám mắt uy tín để bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm tật khúc xạ viễn loạn thị ở trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị do nhiều nguyên nhân gây ra, từ di truyền đến các yếu tố môi trường. Các dấu hiệu của viễn loạn thị thường không rõ ràng, vì vậy việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng. Bằng cách kết hợp khám mắt định kỳ, điều trị kịp thời và thay đổi lối sống lành mạnh, chúng ta có thể giúp trẻ có được một đôi mắt khỏe mạnh.
Đặt lịch khám tại vivision kid để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp nhé.
Lời khuyên
Trên đây là một sống nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị. Nếu bố mẹ đang nghi ngờ con bị mắc tật khúc xạ này, hay thử tự kiểm tra tại nhà hoặc để chính xác hơn hãy đưa con đến các cơ sở khám mắt uy tín.
Mắt viễn loạn không điều trị sẽ có thể tiến triển nặng hơn và đi kèm những rủi ro. Vì vậy, hãy theo dõi sát bằng việc khám mắt định kỳ để được kiểm soát các biến chứng tốt nhất nhé.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: