Nhìn đôi dấu hiệu bị loạn thị?
Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến hiện nay, có thể mắc kèm với tật cận thị hay viễn thị. Vậy, các dấu hiệu bị loạn thị là gì? Có những phương pháp nào để chữa loạn thị?
Mắt bị tật khúc xạ loạn thị thấy ảnh như thế nào?
Trước tiên, hãy cùng vivision kid tìm hiểu loạn thị là gì? Loạn thị là tình trạng giác mạc có hình dạng bất thường, những tia sáng không hội tụ tại một điểm mà lại bị khuếch tán trên võng mạc. Ngoài ra loạn thị có thể còn do thủy tinh thể có độ cong bất thường.
Bình thường, giác mạc là cấu trúc trong suốt có hình chỏm cầu, nằm phía trước nhãn cầu và cho phép ánh sáng đi xuyên vào trong mắt. Khi bị loạn thị, giác mạc không giữ được độ cong hoàn hảo, bị biến dạng không đều. Hậu quả là khiến các tia sáng khi đi vào mắt sẽ hội tụ ở nhiều điểm khác nhau, có thể ở phía trước hoặc sau võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị mờ, nhòe hay méo mó.
Dấu hiệu bị loạn thị là gì?
Dấu hiệu bị loạn thị có thể khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều có những biểu hiện sau:
- Nhìn mờ dù ở khoảng cách gần hay xa
- Nhìn đôi (hay còn gọi là song thị): là tình trạng khi nhìn vào một vật nào đó thì mắt sẽ khúc xạ thành hai hình ảnh của vật. Hai hình này có thể ở sát nhau hoặc chèn lên nhau
- Mỏi mắt, nhức mắt: dấu hiệu này thường biểu hiện rõ ràng sau khi nhìn tập trung trong 1 thời gian dài
- Khó nhìn vào ban đêm hoặc trong không gian tối
- Thường xuyên bị chảy nước mắt, đau đầu,…
Nhìn đôi có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại mắt khác
Như đã nêu trên, nhìn đôi là một dấu hiệu bị loạn thị rất thường gặp. Tuy nhiên, hiện tượng nhìn đôi cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tại mắt khác.
Bệnh lý giác mạc
Một số bệnh lý tổn thương giác mạc có thể dẫn tới tình trạng nhìn đôi.
Sẹo giác mạc là một vùng tổn thương và để lại sẹo ở bề mặt giác mạc. Hậu quả là khiến giác mạc bị mờ, đục. Sẹo giác mạc càng dày, rộng và gần trung tâm thì mức độ suy giảm thị lực càng nhiều, triệu chứng nhìn đôi càng nặng.
Bên cạnh đó, khô mắt cũng là một tình trạng có thể khiến mắt bị đau nhức, nhìn mờ, nhìn đôi, thậm chí là viêm nhiễm. Vì vậy, những người thường bị khô mắt nên chuẩn bị bên mình lọ nước mắt nhân tạo để nhỏ khi cần.
Bệnh lý thể thủy tinh
Đục thủy tinh thể là tình trạng suy giảm thị lực do cấu trúc protein thủy tinh thể bị thay đổi. Đây là bệnh lý rất phổ phổ biến ở người cao tuổi, khiến người bệnh gặp không ít khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, mù lòa vĩnh viễn là hậu quả khó tránh khỏi.
Vì vậy, việc nhận biết một số dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng. Giai đoạn sớm thường có các biểu hiện như nhìn mờ, khó khăn khi nhìn trong không gian tối, cảm giác có màng che trước mắt… Giai đoạn muộn thì những dấu hiệu rõ rệt hơn sẽ như màu sắc thủy tinh thể thay đổi, song thị (nhìn đôi), nhìn thấy chấm đen trước mắt, giảm nhận thức về màu sắc,…
Bệnh các cơ ngoại nhãn
Ngoài bệnh lý của các cấu trúc trong suốt tại mắt như giác mạc, thủy tinh thể thì bệnh lý của các cơ ngoại nhãn cũng có thể gây nhìn đôi. Điển hình như bệnh nhược cơ.
Nhược cơ là bệnh lý tự miễn, gây tổn thương các điểm nối thần kinh – cơ, đặc trưng bởi biểu hiện yếu cơ dao động theo thời gian trong ngày (buổi sáng sẽ khỏe hơn buổi chiều) hoặc yếu cơ tăng lên khi hoạt động quá sức, giảm khi nghỉ ngơi. Biểu hiện yếu cơ thường gặp ở cơ mắt, cơ vùng cổ, vai, hông hoặc ở cơ hô hấp.
Một tỷ lệ lớn người bệnh mắc nhược cơ xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở cơ mắt như:
- Sụp mi: thường biểu hiện một bên hoặc hai bên nhưng không đối xứng
- Nhìn đôi
- Khó nhắm mắt hoàn toàn.
Một số người bệnh nhược cơ chỉ có triệu chứng duy nhất ở mắt. Tuy nhiên, các triệu chứng yếu cơ có khả năng lan tới các cơ ở vị trí khác trong cơ thể.
Bệnh lý thần kinh mắt
Một trong các nguyên nhân gây nhìn đôi khá phổ biển nữa là tổn thương các dây thần kinh vận nhãn (tức là các dây thần kinh số 3, 4 và 6). Đây là các dây thần kinh chi phối các cơ vận động nhãn cầu. Vì vậy, khi chúng bị tổn thương có thể làm liệt các cơ này, dẫn tới tình trạng nhìn đôi.
Bệnh lý tại não
Một số tình trạng tổn thương tại não có thể gây nhìn đôi như: áp xe nào, viêm não,…
Nhìn 2 hình do loạn thị có chữa được không?
Nhìn đôi (song thị) do loạn thị có thể được khắc phục khi áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Cụ thể là:
Đeo kính gọng: Phần lớn các trường hợp loạn thị có thể được điều chỉnh bằng kính gọng. Thấu kính để điều trị loạn thị được thiết kế dạng trụ giúp tia sáng hội tụ tại 1 điểm, giúp người bệnh nhìn rõ, tránh tình trạng méo hình, nhìn thành 2 hình.
Kính Ortho – K là kính áp tròng dạng cứng (kính tiếp xúc cứng) thường dành cho người loạn thị nặng. Chức năng của nó là điều chỉnh độ cong và định hình giác mạc. Kính Ortho – K chỉ phải đeo vào ban đêm khi đi ngủ, ban ngày bạn sẽ không phải đeo kính.
Phẫu thuật giác mạc là phương pháp chữa loạn thị bằng cách tác động vào giác mạc, giúp đưa nó về hình dạng bình thường, được thực hiện với những người trên 18 tuổi.
Tuy đây là phương pháp điều trị hiệu quả cao nhưng không phải trường hợp nào cũng đủ tiêu chuẩn phẫu thuật. Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn cần lưu ý rằng nếu có bất kỳ các dấu hiệu bị loạn thị nào như trên, hãy đi khám mắt để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vivision kid với đội ngũ chuyên gia khúc xạ nhãn khoa và bác sĩ nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn. Hãy gọi hotline 0334141213 để được hỗ trợ và đặt lịch khám nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: