Nhìn xa mờ là dấu hiệu của bệnh gì? 1 số bệnh gây ra nhìn mờ
Mắt nhìn xa mờ là dấu hiệu của bệnh lý gì? Nhìn xa mờ có phải bị cận thị không?
Mắt nhìn xa mờ có nguy hiểm không?
Mắt nhìn xa mờ là hiện tượng khi bạn nhìn các vật ở xa thì mình thấy không rõ hoặc bị nhòe. Khi gặp hiện tượng này bạn thường sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải điều đó, hãy tìm hiểu và đi khám để xác định tình trạng sức khỏe bản thân. Từ đó được tư vấn và điều trị chính xác và hiệu quả nhất.
Vậy mắt nhìn xa mờ có nguy hiểm không?
Mắt nhìn xa mờ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tật khúc xạ đơn giản như cận thị, loạn thị, viễn thị… cũng có thể do rối loạn điều tiết mắt.
Mặt khác, nhìn xa mờ có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, màng bồ đào, bong võng mạc…
Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh tiến triển xấu theo thời gian có thể sẽ gặp những biến chứng nặng nề về thị lực, thậm chí dẫn tới mù lòa.
Để biết chính xác mắt nhìn xa mờ do nguyên nhân gì thì bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.
Bằng việc khám tổng quát và soi đáy mắt cụ thể sẽ biết được tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến mắt nhìn xa mờ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt nhìn xa mờ. Khi tình trạng này đến với bạn, hãy chắc chắn rằng bạn phải tìm hiểu kĩ các nguyên nhân, triệu chứng qua đó tìm đến các hướng khắc phục chính xác và hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt nhìn mờ:
Cận thị:
Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất trong xã hội đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ.
Loạn thị:
Loạn thị cũng là một tật khúc xạ thường gặp. Người bị loạn thị khi quan sát một vật thì hình ảnh của vật đó sẽ không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt nhìn mờ.
Nguyên nhân loạn thị chủ yếu là do bất thường về hình dạng của giác mạc (giác mạc bị bẻ cong hoặc méo mó biến dạng)
Đục thủy tinh thể:
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa lớn nhất Việt Nam. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ cao hơn ở những người trên 50 tuổi.
Bệnh tiến triển xấu theo thời gian. Giai đoạn đầu có thể chỉ là nhìn xa mờ nhẹ, khiến ta ít để ý. Giai đoạn nặng có thể là suy giảm thị lực nghiêm trọng. Nhìn xa cực kém, nhạy cảm với ánh sáng, lóa mắt với ánh sáng mạnh…
Viêm kết mạc:
Viêm kết mạc là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh thường có các triệu chứng kèm theo như kết mạc mắt đỏ, ngứa, ghèn, cộm mắt, chảy nước mắt thường xuyên, phù mi, nhìn xa mờ…
Bệnh có thể bị một bên mắt hoặc cả hai bên.
Màng bồ đào:
Màng bồ đào là hiện tượng viêm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như gặp chấn thương, nhiễm trùng, các bệnh tự miễn… Triệu chứng bao gồm nhìn xa mờ, đau mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng…
Bong võng mạc:
Bong võng mạc là tình trạng lớp màng nằm phía trong cùng và phía sau của mắt, bị tách ra khỏi những lớp còn lại. Đôi khi một vùng nhỏ của võng mạc bị rách, gọi là vết rách hoặc vết nứt của võng mạc.
Chúng có thể dẫn đến bong võng mạc. Màng võng mạc có rất nhiều tế bào thần kinh thị giác nên khi bị rách, bị bong ra sẽ gây sụt giảm thị lực trầm trọng, vĩnh viễn nếu không được kịp thời phẫu thuật.
Cách khắc phục khi mắt nhìn xa mờ
Khi bạn gặp tình trạng nhìn xa mờ mà không tìm hiểu được nguyên nhân thì bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám sớm, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, đề phòng những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Lời khuyên hữu ích dành cho bạn
Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mắt bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, thói quen và lối sống lành mạnh:
- Khi làm việc nhiều với máy vi tính, bạn cần tạo thói quen sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên để bảo vệ mắt, tránh khô mắt.
- Tăng cường các thực phẩm tốt cho mắt như các loại rau xanh, của quả màu cam, đỏ vàng như cà rốt, cà chua, súp lơ xanh, đu đủ chín…
- Ăn các thực phẩm giàu acid béo Omega-3 như(cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…) 2 – 3 lần/tuần giúp mắt luôn sáng, khỏe đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh lý cho mắt
- Hạn chế rượu, bia, cà phê, và những đồ uống chứa nhiều cồn, chất kích thích hay các loại nước có ga…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất phụ gia bảo quản
- Nói không với thuốc lá
- Đeo kính hoặc đội mũ rộng vành khi phải đi ra ngoài có khả năng tiếp xúc với ánh nắng và môi trường nhiều khói bụi
- Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt để đo lại thị lực, thay kính cũng như phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ sớm.
Lời khuyên
Mỗi nguyên nhân gây mắt nhòe mờ thì cách điều trị lại khác nhau. Do vậy bạn đừng nên uống thuốc hoặc điều trị theo phác đồ của người khác mà cần đến gặp chuyên khoa.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: