Những dấu hiệu bị cận thị trên trẻ cần phát hiện sớm

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị cận ở trẻ nhỏ sẽ giúp cho phụ huynh có những can thiệp kịp thời, ngăn chặn tình trạng tăng độ mất kiểm soát. Cận thị là một tật khúc xạ và có tính tiến triển, gây ảnh hưởng tầm nhìn và suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ. Cùng vivision kid tìm hiểu về những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có tật “cận thị”.

Vì sao cần can thiệp trẻ cận càng sớm càng tốt?

Các bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng một đứa trẻ bị cận thị càng sớm thì có nguy có nguy cơ cận thị diễn tiến tệ càng nhanh. Việc phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời là yếu tố quyết định đến thị lực của con bạn trong tương lai.

Tuy nhiên, trên thực tế một số học sinh giấu bố mẹ việc mình bị cận, hoặc bố mẹ mải làm ăn, không để ý con, cho đến khi thấy kết quả học tập của con sa sút mới tìm hiểu nguyên nhân. Lúc đó con mới kêu không nhìn rõ, cho đi khám thì hóa ra trẻ mắc cận thị.

Dau-hieu-bi-can-khi-tre-xem-ti-vi-voi-khoang-cach-gan

Dấu hiệu bị cận khi xem ti vi với khoảng cách gần

Rất nhiều trường hợp trẻ đến khám thì phát hiện độ cận đã  tăng lên 2-3 độ. Thị lực của trẻ đã giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến việc học hành trên lớp, sinh hoạt hàng ngày. 

Bản chất của cận thị làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ. Đặc điểm điển hình: chỉ nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần, không nhìn rõ những mục tiêu ở xa. Nếu không kịp thời kiểm kiểm soát độ cận thì tình trạng nhìn mờ của trẻ lại ngày càng tăng. Vậy nên việc để ý, phát hiện dấu hiệu bị cận và can thiệp sớm ở trẻ bị “cận thị” thực sự rất quan trọng.

Dấu hiệu có thể trẻ đang bị cận thị

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị cận thị ở trẻ là rất quan trọng để điều chỉnh kịp thời và giúp trẻ phát triển thị lực tốt nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu bị cận thường gặp khi trẻ bị cận thị:

Trẻ thường xuyên dụi mắt

Nếu ba mẹ thường xuyên thấy bé dụi mắt khi tập trung nhìn vào một vật gì đó trong thời gian lâu thì có thể bé đang bị vấn đề về thực lực. Bé đang không nhìn rõ một vật gì đó nên sẽ có thói quen dịu mắt để nhìn rõ hơn.

Thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu

Khi trẻ nghiêng đầu hoặc nheo mắt khi quan sát lên bảng nếu ngồi ở khoảng cách gần thì cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị cận. 

Đau mỏi mắt khi dùng máy tính, điện thoại

Nếu trẻ dùng máy tính hay các thiết bị điện tử có dấu hiệu mỏi mắt. Tình trạng này diễn ra thường xuyên thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra thị lực bởi có thể trẻ đang có dấu hiệu của bị cận.

 Tre-moi-mat-khi-nhin-gan-thiet-bi-dien-tu

Trẻ mỏi mắt khi nhìn gần thiết bị điện tử là một dấu hiệu bị cận thị

Trẻ xem thiết bị ở khoảng cách gần

Khoảng thời gian gần đây, nếu trẻ thường xem tivi ở khoảng cách rất gần hoặc cúi sát xuống bàn khi học bài. Tất cả dấu hiệu này cho thấy trẻ đang bị cận thị có thể ở mức độ nhẹ, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được xử lý kịp thời.

Làm gì khi phát hiện dấu hiệu bị cận thị ở trẻ?

Khi phát hiện con có dấu hiệu bị cận thị, điều quan trọng là bạn cần hành động ngay để bảo vệ thị lực cho bé. Dưới đây là những điều bạn nên làm:

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống không thể chữa khỏi cận thị hoàn toàn, nhưng nó có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe đôi mắt, giúp ngăn chặn tình trạng cận thị tiến triển nhanh hơn. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống khoa học cho người bị cận thị:

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitaminh A, C, E,…
  • Bổ sung Omega-3
  • Uống đủ nước
  • Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn
  • Bổ sung các khoáng chất khác như kẽm, canxi,…

Ví dụ về thực đơn hàng ngày:

  • Bữa sáng: Cháo yến mạch với trái cây tươi (chuối, dâu tây), một cốc sữa.
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt, cá hồi nướng, rau xanh luộc, canh rau củ.
  • Bữa tối: Salad rau củ quả, thịt gà luộc, một bát súp rau.
  • Các bữa phụ: Trái cây, sữa chua, các loại hạt.

Đưa trẻ đi khám mắt

Nếu có các dấu hiệu bị cận nêu trên, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám, kiểm tra mắt phát hiện kịp thời. Khám mắt định kì cho trẻ 3-6 tháng một lần.

anh-tre-dang-nghieng-dau-dui-mat-de-nhin-ro-hon

Dấu hiệu bị cận khi trẻ đang nghiêng đầu dụi mắt để nhìn rõ hơn

Ngoài ra

  • Dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời và tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời
  • Không đọc sách và học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt hằng ngày để cơ thể có đầy đủ vitamin cần thiết.
  • Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, tránh gây áp lực lên mắt, ngủ đủ giấc từ 9 đến 11 tiếng /ngày.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời thường xuyên hơn.

Qua những dấu hiệu bị cận trên, chúng ta có thể thấy rằng cận thị ở trẻ em không phải là điều quá khó nhận biết. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chủ quan và bỏ qua những biểu hiện ban đầu. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về các dấu hiệu của cận thị là rất cần thiết để bảo vệ đôi mắt cho con em mình.

Nếu bé xuất hiện một trong các dấu hiệu bị cận kể trên thì có khả năng cao bé đang mắc tật “cận thị”. Để không bị ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi,… của trẻ mà vẫn kiểm soát được độ cận thị của trẻ kịp thời, cha mẹ nên cho bé thăm khám tại các phòng khám uy tín.

Lời khuyên cho ba mẹ có con đang có dấu hiệu cận thị

Nếu có các dấu hiệu nêu trên, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám, kiểm tra mắt phát hiện kịp thời. Khám mắt định kì cho trẻ 3-6 tháng một lần.

vivisionkid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

dấu hiệu bị cận