Những sai lầm thường gặp trong việc chữa mắt cận

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga

vào ngày 28/08/2024

Có nhiều quan điểm sai lầm về việc chữa mắt cận. Một số người cho rằng đeo kính nhiều sẽ làm tăng độ cận nhanh hơn, hoặc đeo kính thấp độ sẽ hạn chế sự tiến triển của cận thị. Tuy nhiên đó có phải phương pháp đúng, cùng tìm hiểu ở bài viết hôm nay.

Tỉ lệ cận thị tại Việt Nam hiện nay

Cận thị là một vấn đề sức khỏe phổ biến tại Việt Nam, ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là nhóm tu trẻ em và thanh thiếu niên. 

Hiện nay, tỷ lệ mắc tật khúc xạ tại Việt Nam chiếm khoảng 15-40% dân số, tương đương với 14-36 triệu người. Trong độ tuổi từ 6-15, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% ở nông thôn. Điều này có nghĩa là khoảng 3 triệu trẻ em cần được chỉnh kính. Đáng chú ý, ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc cận thị lên tới 50%.

Các phương pháp chữa cận thị hiện có

Tùy theo từng mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa mắt cận. Cần được thăm khám và đo mắt một cách cẩn thận để tránh sai sót trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị cận thị hiện có đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Phương pháp quang học

Phương pháp quang học là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để điều chỉnh cận thị. Các công cụ quang học chính bao gồm:

  • Kính Gọng: Là loại kính đeo truyền thống thông dụng, dễ sử dụng và phù hợp cho mọi lứa tuổi. Kính gọng giúp điều chỉnh tật khúc xạ bằng cách bẻ cong ánh sáng trước khi nó đi vào mắt, giúp tạo hình ảnh rõ ràng trên võng mạc.
  • Kính Áp Tròng: Có thể chọn để thay thế kính gọng, mang lại tầm nhìn tự nhiên hơn và không gây cản trở trong các hoạt động, ngoài trời hay chơi thể thao. Có nhiều loại kính áp tròng như mềm, cứng, dùng hàng ngày hoặc lâu dài.
Phương pháp quang học chữa mắt cận

Phương pháp quang học chữa mắt cận

Phương pháp dùng thuốc

Một số loại thuốc nhỏ mắt có thể giúp hạn chế các biểu hiện của cận thị và ngăn ngừa sự tiến triển của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc Atropine: Thuốc này được sử dụng để làm giãn đồng tử và thư giãn cơ thể mi, giúp giảm sự phát triển của cận thị, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như nhạy cảm ánh sáng.
  • Thuốc Pilocarpine: Đây là loại thuốc nhỏ mắt giúp giảm sự co cơ mi và giảm mệt mỏi mắt, nhưng việc sử dụng dài hạn cần theo dõi để tránh tác dụng phụ.

Phẫu thuật khúc xạ

Phương pháp này có thể chữa mắt cận lâu dài và hữu hiệu, giúp cải thiện mắt mà không cần đeo kính.

  • LASIK (Laser-Assisted in Situ Keratomileusis): Đây là phương pháp sử dụng tia laser để điều chỉnh hình dạng giác mạc, giúp ánh sáng hội tụ chính xác trên võng mạc. Phẫu thuật này thường có thời gian hồi phục nhanh và ít đau đớn.
  • PRK (Photorefractive Keratectomy): Phương pháp này cũng sử dụng tia laser để điều chỉnh giác mạc, nhưng không tạo vạt giác mạc như LASIK. PRK thường được sử dụng cho những người có giác mạc mỏng.
  • SMILE (Small Incision Lenticule Extraction): Đây là phương pháp mới hơn, sử dụng tia laser để tạo một lenticule trong giác mạc, sau đó loại bỏ lenticule này qua một vết mổ nhỏ. SMILE có ưu điểm là ít gây khô mắt và thời gian hồi phục nhanh.

Các quan điểm sai thường gặp trong chữa mắt cận thị

Để bảo vệ và duy trì sức khỏe mắt, quan trọng là tránh những thông tin sai lầm và luôn tuân thủ các phương pháp điều trị đã được chứng minh rõ ràng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc chữa mắt cận, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt. Những sai lầm trong chữa mắt cậncó thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mắt.

Đeo kính nhiều làm tăng độ cận nhanh hơn

Một trong những quan điểm sai lầm phổ biến nhất là việc đeo kính thường xuyên sẽ làm tăng độ cận. Kính được thiết kế để điều chỉnh tầm nhìn và giúp mắt nhìn rõ hơn, giúp mắt không điều tiết nhiều. Đeo kính đúng độ giúp không làm tăng độ cận mà còn giúp giảm mỏi mắt hơn.

Đeo kính thấp độ hơn để hạn chế độ cận

Một quan điểm sai lầm khác là đeo kính thấp độ hơn để hạn chế độ cận. Thực tế, điều này chỉ làm cho mắt phải điều tiết nhiều hơn và có thể làm tăng độ cận nhanh hơn.

Chỉ đeo kính lúc học, làm việc để chống cận

Một số người chỉ đeo kính khi học hoặc làm việc để chống cận, nhưng điều này không hiệu quả. Việc không đeo kính khi cần thiết có thể làm mắt phải điều tiết nhiều hơn và dẫn đến tăng độ cận.

Chỉ đeo kính lúc học, làm việc để chống cận

Chỉ đeo kính lúc học, làm việc để chống cận

Đeo kính nhiều khiến mắt điều tiết nhiều

Đây là quan điểm thường có ở những người cận thị. Tuy nhiên, người cận thị cần đeo kính để làm là việc và tham gia các hoạt động hằng ngày để tránh mắt điều tiết nhiều. 

Dùng thuốc chưa được kiểm định để chữa cận thị

Nhiều người sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thực phẩm chức năng chưa được kiểm định để giảm cận thị. Việc này có thể gây nguy hiểm, vì các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể chứa thành phần gây hại cho mắt và sức khỏe tổng thể. Chỉ nên sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc sai cách hoặc tự ý ngừng thuốc

Nhiều người tin tưởng và áp dụng các biện pháp dân gian như đắp lá cây, uống nước lá hoặc massage mắt để chữa mắt cận. Tuy nhiên, các biện pháp này thường không có cơ sở khoa học và có thể gây hại cho mắt nếu không được thực hiện đúng cách. Việc chữa cận thị cần dựa vào các phương pháp y khoa đã được kiểm chứng.

Những sai lầm khiến độ cận tăng nhanh

Tình trạng tăng độ nhanh cũng là việc bạn nên chú ý kiểm soát để chữa mắt cận. Cần cho mắt nghỉ ngơi và điều tiết thường xuyên trong những sinh hoạt hằng ngày.

Khoảng cách học, làm việc không đúng

Một trong những nguyên nhân chính làm tăng độ cận là việc duy trì khoảng cách không hợp lý khi học tập và làm việc. Đọc sách, sử dụng máy tính hoặc xem tivi ở khoảng cách quá gần khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến mỏi mắt và tăng độ cận nhanh chóng. Khoảng cách lý tưởng là ít nhất 30-40 cm đối với sách và 50-70 cm đối với máy tính.

Mắt làm việc trong môi trường thiếu sáng

Ánh sáng yếu hoặc không đủ chiếu sáng trong môi trường học tập và làm việc cũng là nguyên nhân làm tăng độ cận. Mắt phải căng thẳng để nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng kém, dẫn đến sự gia tăng cận thị. Do đó, cần đảm bảo rằng ánh sáng đủ và đúng hướng để giảm bớt căng thẳng cho mắt.

Thời gian sử dụng thiết bị không hợp lý

Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu mà không nghỉ ngơi cũng góp phần tăng độ cận nhanh chóng. Mắt phải liên tục điều tiết khi nhìn vào màn hình, đặc biệt là khi không tuân thủ nguyên tắc 20-20-20 (cứ mỗi 20 phút nhìn vào màn hình, hãy nhìn vào vật cách xa ít nhất 20 feet trong ít nhất 20 giây). 

Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và nghỉ ngơi hợp lý là cách hiệu quả để chữa mắt cận. 

Đeo kính sai số

Đeo kính không đúng độ, quá yếu hoặc quá mạnh, cũng là nguyên nhân làm tăng độ cận. Khi kính không phù hợp, mắt phải điều tiết thêm để nhìn rõ, dẫn đến căng thẳng và mỏi mắt. Việc kiểm tra mắt định kỳ và đảm bảo rằng kính đúng độ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt.

Không khám mắt định kỳ

Việc bỏ qua các kỳ khám mắt định kỳ làm cho nhiều người không thể biết được các thay đổi về độ cận. Khám mắt định kỳ giúp theo dõi tình trạng mắt và điều chỉnh kính phù hợp, ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị. Đối với trẻ em, việc kiểm tra mắt ít nhất 6 tháng một lần là cần thiết, trong khi người lớn nên khám mắt ít nhất mỗi năm một lần.

Tác hại khi chữa mắt cận sai cách

Việc chữa mắt cận sai cách có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng:

  • Tăng cận thị nhanh và nhiều: Có thể dẫn đến bong rách võng mạc, đục thể thủy tinh, và các biến chứng khác.
  • Nhược thị, lác: Khi mắt luôn ở trạng thái nhìn mờ quá lâu, có thể khiến mắt bị nhược thị, lác, tình trạng này sẽ khó cải thiện với kính.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc giảm cận thị chứa thành phần là pilocarpin có thể gây nhiều tác dụng phụ tại mắt và toàn thân như đau tức ngực, khó thở, nhịp tim tăng/giảm bất thường.

Đặt lịch khám tại vivision (tên cũ là FSEC) để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn về tình trạng của mắt con bạn. Việc kiểm tra thị lực định kỳ giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các bệnh lý và đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất cho con bạn.

Lời khuyên

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc mắt đúng cách. Cận thị đang ngày càng gia tăng về số độ đi kèm theo những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ hãy đưa con chữa mắt cận đúng cách và khám mắt ngay khi có bất thường nhé.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga
Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nga được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.

Gắn thẻ:

chữa mắt cận

độ cận tăng nhanh

sai lầm trong chữa mắt cận

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý