Những yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo? Nên làm gì để thay đổi?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Nắm rõ các yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh lý liên quan đến mắt. Từ đó, có thể bảo vệ đôi mắt của bản thân mình và những người thân yêu trong gia đình luôn sáng khỏe, tinh anh.

Chắp lẹo là gì?

Là 2 bệnh lý gây viêm ở khu vực xung quanh mi mắt, chắp lẹo khiến cho người mắc bị cộm ở mắt và không thoải mái khi mở mắt. Từ đó gây phiền hà, khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Cụ thể:

Chắp mắt là gì?

Chắp mắt (tên tiếng Anh là Chalazion) là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến Meibomius gây ra sự thoát quản lipid và kích thích mô mềm ở mi mắt, làm cho viêm dạng u hạt thứ phát phản ứng.

Đặc biệt, các bệnh lý gây dày bất thường màng xuất tiết của tuyến Meibomius như rối loạn chức năng tuyến Meibomius hay trứng cả đỏ… sẽ càng làm tăng nguy cơ tắc tuyến Meibomius.

Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt (tên tiếng Anh là Stye or Hordeolum) là một ổ sưng tấy cấp tính cục bộ của mí mắt, có thể ở bên ngoài hoặc bên trong, thường là nhiễm khuẩn sinh mủ (staphylococcal) hoặc áp xe. Đa số lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn, nhiễm trùng nang lông cũng như các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. 

Chính sự tắc nghẽn nang đó có thể liên quan đến viêm bờ mi. Lẹo mắt bên trong là kết quả của nhiễm trùng tuyến Meibomian, đôi khi là viêm mô tế bào đi kèm với lẹo.

Phân biệt chắp lẹo

Để biết rõ những yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo là gì, bạn cũng cần phân biệt rõ 2 bệnh lý này. Rõ ràng là 2 bệnh khác nhau nhưng rất nhiều người nghĩ là 1 bệnh.

Lý do mọi người hãy nghĩ chắp lẹo là 1 bệnh, bởi vì cả 2 bệnh đều bị ở vùng bờ mi mắt, gây đau nhức bờ mi, có kèm theo hiện tượng phù nề mắt, làm cho người bệnh khi nhìn mọi vật đều cảm thấy khó chịu.

Vì thế, việc phân biệt chắp và lẹo sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

  • Chắp mắt: Hay bị ở (gần thái dương) phía bên ngoài của mi mắt trên. Khi mới bị, bề mặt kết mạc của mi mắt sẽ sưng đỏ, đau tấy. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống, chỉ còn khối tròn không đau và sau vài tháng có thể tự hết.
  • Lẹo mắt: Chính là tình trạng viêm cấp tính, thường bị ở (gần mũi), phía trong của mi mắt. Lẹo mới mọc khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau và nổi cục. Lẹo sẽ mưng mủ và bị vỡ trong 3 đến 4 ngày sau. Khác với chắp mắt, lẹo mắt khi bị vỡ mủ, có thể lây nhiễm từ mi này sang mi khác. Thậm chí gây sưng to mi mắt nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Đồng thời, còn hay tái phát.

Các yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo mà không phải ai cũng biết. Đó chính là:

Yếu tố nguy cơ khó thay đổi 

  • Cơ địa

Cơ địa dễ mắc chắp lẹo là bởi sức đề kháng bị giảm sút, làm cho hàng rào bảo vệ da bị yếu kém. Đối tượng hay bị là trẻ sơ sinh. Cụ thể, khi đó, chắp mắt hay lẹo mắt thường bị gây ra bởi virus, nấm, ký sinh trùng hoặc sự xuất hiện của các tụ cầu khuẩn tại tuyến chân của lông mi. Hoặc cũng có thể bị lên lẹo ở mắt khi bị nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt.

Khi các vi khuẩn, tụ cầu khuẩn xâm nhập và hoạt động sẽ khiến nhiễm khuẩn cục bộ, sưng đỏ tại rìa bờ mi, đồng thời hình thành mụn lẹo. Nổi bật nhất là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus hay “tụ tập” nhiều ở vùng mũi của bé và gây ra tình trạng bệnh rất nặng. Vì thế, khi trẻ hay ngoáy mũi, rồi đưa tay lên mặt sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng bám vào mi mắt, lây lan nhanh chóng và gây bệnh.

  • Độ tuổi

Tức là càng trẻ càng dễ bị chắp mắt, lẹo mắt. Nhất là trẻ em – đối tượng dễ bị bệnh, vì chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, đồng thời bé còn quá nhỏ, rất khó khăn trong việc phản hồi về cảm giác của mình. Còn nguyên nhân khác là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công và gây nên tình trạng lẹo mắt.

Yếu tố nguy cơ dễ thay đổi 

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo không thể thay đổi được thì ngược lại, cũng có yếu tố nguy cơ có thể thay đổi.

Do thói quen

  • Trang điểm quá đậm. Sau đó không vệ sinh kỹ, tẩy trang sạch sẽ vùng mắt được trang điểm. Hoặc sử dụng mỹ phẩm hết hạn, nhiễm bẩn…
  • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt, không rửa mắt đúng cách hoặc hay có thói quen dụi mắt, không bảo vệ mắt khi tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng… thì tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Nhiễm những bệnh liên quan đến mắt và bệnh lý toàn thân

  • Viêm bờ mi chưa điều trị, để lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây chắp mắt, lẹo mắt và làm cho bệnh dễ bị tái phát nhiều lần.
  • Mụn trứng cá đỏ hay viêm da tiết bã – những trường hợp gặp phải vấn đề về nội tiết tố như này cũng có thể làm tăng nhờn vùng mí mắt và dễ xảy ra tắc nghẽn. Cuối cùng gây ra bệnh chắp mắt, lẹo mắt.
  • Bệnh lý toàn thân, ví dụ như đái tháo đường… Lý do là vì dịch mắt meibum trong tuyến nhờn Meibommian ở bờ mi của những người có vấn đề sức khỏe như trên thường đặc hơn, khiến tuyến này dễ bị tắc.
  • Đã từng bị chắp lẹo mắt cả 2 mắt hoặc đang bị mắt còn lại thì khả năng tái phát bệnh là rất cao.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo 

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo

Làm thế nào để phòng ngừa?

Sau khi đã biết các yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo thì nhiều người lại không biết phòng ngừa bệnh như thế nào để hiệu quả. 

Bật mí, những yếu tố nguy cơ khó thay đổi chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong việc gây ra chắp mắt, lẹo mắt và rất khó để ngăn ngừa. Còn với các yếu tố nguy cơ thay đổi, một số cách phòng tránh bệnh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng là:

  • Trước khi chạm vào mắt, bắt buộc phải rửa tay sạch sẽ, kỹ càng. Kể cả khi tra thuốc nhỏ mắt cũng cần rửa tay. Nếu không sẽ gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan. Những loại thuốc được dùng cho đôi mắt phải được bảo quản ở khu vực thoáng mát, rộng rãi. Nên bôi hoặc thoa thuốc khi có chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, không tự ý dùng.
  • Hạn chế trang điểm đậm. Sau khi trang điểm xong, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ bằng mỹ phẩm phù hợp với cơ địa. Nhất là những người thường xuyên trang điểm cho mắt như kẻ mắt hoặc dùng phấn mắt. Bởi vi khuẩn có thể phát triển trên mascara nên cần thay đổi ít nhất 6 tháng/ lần. Đồng thời, không nên sử dụng chung đồ với người khác. 
  • Vệ sinh mắt thường xuyên, đặc biệt là vùng mí mắt nên lau bằng khăn sạch hoặc cũng có thể thực hiện tẩy tế bào chết cho mắt, khoảng 2 – 3 lần trong 1 tuần. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên vệ sinh đồ trang điểm mắt, khăn mặt sạch sẽ.
  • Đối với những bệnh lý có tiềm ẩn gây chắp lẹo như viêm bờ mi… thì các bạn cần điều trị  dứt điểm, triệt để. 
  • Đi khám sớm với bác sĩ chuyên khoa mắt khi có biểu hiện viêm nhiễm tại vùng mắt để được chữa trị đúng cách, kịp thời.
Phòng ngừa chắp mắt, lẹo mắt

Phòng ngừa chắp mắt, lẹo mắt

Với những kiến thức mà vivision đã tổng hợp rồi bật mí, chắc hẳn, các bạn đã biết rõ những yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo là gì rồi đúng không? Nếu muốn luôn sở hữu một đôi mắt khỏe đẹp thì tốt nhất, bạn nên đi thăm khám ngay khi thấy có triệu chứng bất thường về mắt.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ tận tâm, trình độ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất hiện đại, vivision chính là phòng khám uy tín tại thủ đô Hà Nội mà bạn có thể an tâm trao niềm tin. Hãy đặt lịch khám ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ sớm, bạn nhé!

Lời khuyên

Việc thay đổi các yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo hoặc nguy cơ dẫn đến tái phát chắp lẹo là rất cần thiết, nhất là những thói quen hàng ngày. Hy vọng, những điều mà bài viết đã chia sẻ, bạn sẽ “nạp” được kiến thức mới mẻ, thú vị hơn. Nếu bạn đang tìm thông tin hữu ích hơn cho trường hợp riêng của mình , hãy đến bác sĩ chuyên khoa nhãn khoa để có lời khuyên tốt nhất .

vivision kid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cơ địa dễ mắc chắp lẹo

yếu tố nguy cơ mắc chắp lẹo