Nhược thị là gì? Liên quan giữa nhược thị và bất thường ở mắt

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Nhược thị là bệnh gây suy giảm thị lực ở trẻ, nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể thị lực không thể hồi phục vĩnh viễn. Cùng vivision kid tìm hiểu rõ hơn về nhược thị, mối liên quan giữa nhược thị và các bất thường tại mắt nhé!

Nhược thị là gì?

Nhược thị (hay còn gọi là mắt lười) là một bất thường phát triển do biến đổi sinh lí ở vỏ não thị giác dẫn đến tổn hại thị giác. Trong những năm đầu của trẻ, những trải nghiệm thị giác bình thường giúp đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não của trẻ dần hình thành và phát triển toàn diện. Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự phát triển thị giác hai mắt hoặc sự tương tác bất thường giữa hai mắt làm gián đoạn quá trình hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác đều có thể gây nhược thị. 

Về mặt lâm sàng, nhược thị biểu hiện bằng giảm thị lực ở mắt (< 7/10)mặc dù đã được chỉnh kính tối đa hoặc chênh lệch giữa 2 mắt ≥ 1-2 dòng. 

Nhược thị là một nguyên nhân của giảm thị lực, ước tính tỷ lệ khoảng từ 2% đến 6% ở các nước phát triển. Tỷ lệ bệnh nhược thị tại Việt Nam ngày nay chiếm 2-5% dân số, tỷ lệ trẻ mắc nhược thị ở nông thôn đông hơn thành phố và tăng gấp 4 lần ở những trẻ đẻ non. 

Tùy theo cách phân loại mà bệnh nhược thị có thể phân thành các nhóm khác nhau: 

  • Phân loại nhược thị theo mắt: nhược thị một mắt hoặc nhược thị hai mắt;
  • Phân loại nhược thị theo mức độ: Nhược thị nhẹ, nhược thị vừa, nhược thị nặng;
  • Phân loại nhược thị theo nguyên nhân: Do tật khúc xạ, do lác, do mất nhìn.
Bit-mat-kich-thich-mat-yeu-hon-hoat-dong-trong-dieu-tri-benh-nhuoc-thi.

Bịt mắt kích thích mắt yếu hơn hoạt động trong điều trị bệnh nhược thị

Nhược thị và các bất thường tại mắt

Bệnh nhược thị xuất hiện do ảnh hưởng của các yếu tố sinh nhược thị, đồng thời nhược thị có thể làm nặng thêm các yếu tố sinh nhược thị.

Nhược thị do tật khúc xạ

Tật khúc xạ (bao gồm viễn thị, loạn thị hoặc cận thị) có thể gây ra bệnh nhược thị do giảm chất lượng tín hiệu thần kinh từ một hoặc cả hai mắt. Bất đồng khúc xạ là một nguyên nhân của nhược thị bởi sự cạnh tranh giữa mắt tốt và mắt kém hơn, từ đó mắt sẽ ưu tiên lấy hình ảnh từ mắt tốt hơn.

Co-che-tao-anh-mat-binh-thuong-va-mat-co-tat-khuc-xa

Cơ chế tạo ánh mắt bình thường và mắt có tật khúc xạ

Trẻ thường sẽ không thể tự phát hiện ra mắt nhìn mờ hơn hoặc hiểu được tình trạng mình đang gặp là bất thường vì con đã làm quen từ nhỏ Tuy nhiên trẻ có thể có các biểu hiện nhìn nheo, đứng gần sát vào vật cần nhìn, để cố gắng nhìn rõ vật khi đó bố mẹ mới phát hiện ra.

Nhược thị do lác

Bệnh nhược thị do lác/lé là nguyên nhân thường gặp nhất trong tổng số trẻ đến khám được chẩn đoán bị bệnh nhược thị. Lác là hiện tượng mắt nhìn về 2 hướng khác nhau khi nhìn vào cùng 1 vật. Một mắt có thể nhìn thẳng, trong khi đó mắt kia di chuyển lên trên, xuống dưới, vào trong, hoặc ra ngoài. Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra con bị lác/lé khi thấy 2 mắt trẻ không nhìn cùng hướng lúc xem tivi hoặc chơi.

Lác/lé có thể gây ra nhược thị bằng cách làm cho vỏ não dập tắt ảnh từ một mắt để tránh song thị. Ức chế lâu dài tín hiệu từ một mắt sẽ làm yếu kết nối thần kinh từ mắt đó tới vỏ não. Ngược lại, nhược thị cũng có thể gây ra lác/lé bởi não bộ tập trung sử dụng hình ảnh ở mắt tốt hơn.

Hinh-anh-tre-mat-lac

HÌnh ảnh trẻ mắt lác

Nhược thị do mất nhìn

Nhược thị do mất nhìn nguyên nhân thường gặp nhất là đục thể thủy tinh bẩm sinh gây ra. Khi đó hình ảnh đến võng mạc bị chắn do những bất thường tại mắt. Nó cũng có thể do các bệnh như sụp mi bẩm sinh, sẹo giác mạc, các bệnh đồng tử.

Hinh-anh-benh-nhan-sup-mi

Hình ảnh bệnh nhân sụp mi

Dấu hiệu nhược thị

Bệnh nhược thị không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và không phải trẻ nhược thị nào cũng có thể nhận biết được bằng mắt thường. Bố mẹ cần chú ý quan sát con trẻ, việc nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của con góp phần phát hiện sớm nhược thị và tăng tỷ lệ thành công khi điều trị nhược thị. Các biểu hiện phổ biến và điển hình bao gồm: 

  • Mắt lác/lé: biểu hiện dễ thấy nhất của nhược thị;
  • Con hay nheo mắt, cố gắng nhìn các vật ở xa, khi xem tivi thường có xu hướng tiến lại gần, hay dụi mắt…;
  • Mắt nhìn lệch, khi nhìn thưởng thường có xu hướng nghiêng đầu;
  • Các bệnh lý như mi mắt hai bên không đều (sụp mi), ánh đồng tử trắng (u nguyên bào võng mạc)…

Nên làm gì khi trẻ có các dấu hiệu bất thường

Khi trẻ có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào của mắt, bố mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Dieu-tri-benh-nhuoc-thi-bang-phan-mem-tai-vivision kid

Điều trị bệnh nhược thị bằng phần mềm tại vivision kid

vivision kid tự hào khi có đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành công tác tại bệnh viện Mắt Trung Ương điều trị thành công nhiều ca bệnh khó cho trẻ. Bạn trao cho chúng tôi 1% sự tin tưởng, vivision kid trao lại bạn 100% sự hài lòng. vivision kid luôn đồng hành cùng cha mẹ giữ gìn đôi mắt sáng trẻ thơ. 

Liên hệ hotline 033.4141.213 hoặc website vivision.vn để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch và thăm khám ngay nhé!

Lời khuyên

Nhược thị thường xảy ra tại một mắt, vì thế, thường khó phát hiện ra trong nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện bất thường. Do đó trẻ cần được khám định kỳ 6 tháng 1 lần  hoặc ít nhất bố mẹ cần cho trẻ đi khám để sàng lọc bệnh nhược thị, đồng thời có thể phát hiện sớm vào các mốc thời điểm quan trọng 1 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi. 

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

dấu hiệu nhược thị

Nhược thị

nhược thị là gì

Kính cận cho trẻ em: Nên chọn gọng nhựa hay kim loại?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

So sánh kính cận phân cực và kính chống UV

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Kính cận phân cực: khi nào cần thiết?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy