7 dấu hiệu nhược thị ở trẻ em – Những quan sát ba mẹ cần lưu ý.
Nhược thị ở trẻ em là một tình trạng gây suy giảm thị lực, đặc biệt nguy hiểm khi mắc phải từ lúc bẩm sinh. Đề phòng sớm các dấu hiệu nhược thị ở trẻ em giúp mắt có thể phát triển bình thường, đảm bảo tương lai tươi sáng và khỏe mạnh cho trẻ.
Nhược thị bẩm sinh là như thế nào?
Nhược thị ở trẻ em bẩm sinh (hay còn gọi là mắt lười) là một tình trạng thị lực kém trong những năm đầu đời, xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt không phát triển thị lực bình thường, khỏe mạnh.
Hiểu theo cách khác, do một vài tác nhân tác động tới hệ thống thần kinh thị giác trong quá trình hoàn thiện.
Vì vậy, trung tâm thị giác ở vỏ não không xác nhận được đủ hình ảnh hay tín hiệu ánh sáng từ mắt thông qua hệ thần kinh thị giác, trong thời gian kéo dài, ở giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ là trong suốt 8 năm đầu của trẻ.
Từ đó, dẫn đến tình trạng mắt không hoạt động liên tục và não sẽ ưu tiên sử dụng mắt tốt hơn (cơ chế bảo vệ thị giác của não), cả thị lực và nhận thức của chúng ta đều bị tác động nghiêm trọng, nhược thị ở trẻ em là bệnh lý về mắt hay gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh của trẻ.
Một số tác nhân gây nhược thị bẩm sinh như yếu tố di truyền, chất dinh dưỡng và những tác động nhất định từ người mẹ trong quá trình mang thai hoặc các vấn đề về mắt, về não.
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đa số các trường hợp nhược thị ở trẻ em đều có khả năng hồi phục được thị lực và chức năng thị giác. Do đó, phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. Vậy nhược thị bẩm sinh có dấu hiệu gì để nhận biết sớm?
Dấu hiệu nhược thị bẩm sinh ở trẻ
Nhận biết bệnh nhược thị ở trẻ em qua các dấu hiệu như sau:
Đồng tử trắng
Đồng tử trắng có thể là dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng như đục thủy tinh thể bẩm sinh hay u võng mạc, làm gián đoạn quá trình ánh sáng đi qua giác mạc và thủy tinh thể, đến võng mạc. Từ đó khiến võng mạc không nhận được đủ thông tin thị giác để truyền tới não, dẫn đến nhược thị ở trẻ em.
Biểu hiện rõ ràng của dấu hiệu này là khi chiếu ánh sáng (đèn flash khi chụp ảnh) vào mắt trẻ nhận thấy màu trắng xuất hiện thay vì màu đỏ như bình thường. Về mặt sức khỏe, nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
Sẹo giác mạc
Các vết sẹo hoặc tổn thương trên giác mạc cũng là một dấu hiệu cảnh báo nhược thị ở trẻ em, có thể đưa ra các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến mắt.
Sẹo giác mạc xảy ra khi lớp màng trong suốt ngoài cùng của mắt, tức là giác mạc, bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc bệnh lý mắt bẩm sinh và dẫn đến sự hình thành các vết sẹo.
Những vết sẹo này có khả năng làm mờ đục khiến thị lực suy giảm đáng kể khi nằm ở điểm quang học của giác mạc (trung tâm giác mạc) hoặc sẹo gây co kéo giác mạc.
Triệu chứng của sẹo giác mạc có thể kể đến:
- Tình trạng đau và khó chịu ở mắt,
- kèm theo hiện tượng mắt đỏ có cảm giác ngứa ngáy và cộm.
- Nhìn mờ, giảm thị lực bên bị ảnh hưởng hay cả 2 mắt.
- Chứng sợ ánh sáng là tình trạng mắt cảm thấy đau, chói, hoặc khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng, các mức độ nhạy cảm có thể khác nhau.
Sụp mí
Mí mắt bị sụp là dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất của nhược thị ở trẻ em, sụp mí bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thị lực của trẻ, đặc biệt là trong những năm đầu đời, khi mắt cần tiếp xúc với ánh sáng và hình ảnh để phát triển.
Khi trẻ sinh ra với tình trạng sụp mí, mí mắt bị rủ xuống thấp hơn bình thường, che lấp một phần con ngươi. Do đó, mắt bị ảnh hưởng không nhận đủ lượng kích thích ánh sáng và hình ảnh đi vào mắt không chính xác, não bộ không xác nhận được hình ảnh chuẩn chỉ. Cũng chính vì điều này, tình trạng sụp mí và nhược thị có sự liên quan mật thiết với nhau.
Mắt lác
Nhược thị ở trẻ em bẩm sinh và mắt lác (mắt lệch) có thể đi kèm với nhau, là một trong những triệu chứng phổ biến về mắt nhược thị.
Mắt lệch xảy ra khi các cơ điều khiển chuyển động của mắt không hoạt động đồng bộ hoặc có vấn đề, khiến cho mắt không thể giữ được vị trí đồng nhất khi nhìn, một mắt có thể nhìn thẳng trong khi mắt còn lại có thể lệch về các hướng:
- Lác nội: Một hoặc cả hai mắt lệch về phía mũi.
- Lác ngoại: Một hoặc cả hai mắt lệch về phía mũi.
- Lác lên trên: Một hoặc cả hai mắt lệch lên trên.
- Lác xuống dưới: Một hoặc cả hai mắt lệch xuống dưới.
Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng nhìn ba chiều (3D) và nhận diện không gian của thị giác và bộ não. Cũng là nguyên nhân hình ảnh ghi nhận vào thị giác không chính xác, khiến tụt giảm chất lượng tầm nhìn rõ nét của trẻ.
Thị lực kém, mỏi mắt
Nhược thị ở trẻ em có thể gặp rối loạn trong việc nhận dạng chi tiết hoặc đọc chữ nhỏ, đặc biệt khi phải nhìn bằng mắt nhược thị. Vì thế, nhược thị tác động tới khả năng phối hợp thị giá của trẻ em, gây cản trở trong các hoạt động như đọc, viết hoặc chơi thể thao.
Nhìn xa hoặc gần, mắt mệt mỏi khi đọc sách hoặc giữ tập trung vào các đối tượng hay đồ vật xa. Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu cũng hay xuất hiện trong các dấu hiệu nhược thị ở trẻ em do mắt phải điều tiết quá mức.
Rung giật nhãn cầu
Đối với bệnh lý nhược thị ở trẻ em, rung giật nhãn cầu có thể là một triệu chứng hoặc là một tình trạng liên quan. Đây là một tình trạng mà mắt liên tục di chuyển nhanh và không tự chủ, các cơ điều khiển mắt không đồng bộ, gây ra rung giật nhãn cầu.
Triệu chứng này xuất hiện trong nhược thị ở trẻ em do các vấn đề về phát triển thần kinh, các vấn đề mắt và nhiều yếu tố khác. Rung giật nhãn cầu không kiểm soát có thể làm giảm chất lượng hình ảnh mà mắt gửi đến não, từ đó góp phần làm tăng nguy cơ phát triển nhược thị bẩm sinh
Ghi nhớ vị trí đồ vật kém
Khả năng ghi nhớ vị trí đồ vật kém là một biểu hiện của sự suy giảm nghiêm trọng trong chức năng thị lực của bệnh lý nhược thị ở trẻ em, có thể ảnh hưởng đến khả năng định hướng không gian và vị trí do sự phát triển thị lực không hoàn thiện.
Trẻ có thể gặp khó khăn trong các hoạt động đơn giản như chơi đùa, khám phá môi trường, hoặc nhận diện đối tượng. Điều này, cản trở sự phát triển các kỹ năng vận động và xã hội. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ va chạm hoặc vấp ngã, dẫn đến việc trẻ trở nên e dè, lo lắng và mất tự tin trong các hoạt động hàng ngày.
Việc quan sát đến khả năng định vị và nhớ vị trí của các đồ vật, đòi hỏi sự hỗ trợ liên tục từ gia đình, có thể giúp ba mẹ phát hiện sớm các vấn đề về thị lực và tìm kiếm sự can thiệp phù hợp.
Nhược thị bẩm sinh có chữa được không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm khi phát hiện con mắc bệnh nhược thị ở trẻ em. Tin tốt là, với phương pháp điều trị hiện đại, nhiều trường hợp có thể được cải thiện đáng kể nếu phát hiện sớm, bằng các biện pháp như sau:
Đeo kính
Đây là phương pháp phổ biến và cơ bản nhất trong điều trị nhược thị ở trẻ em, đặc biệt khi trẻ có các vấn đề như viễn thị, cận thị, hoặc loạn thị. Kính điều chỉnh thị lực như kính gọng hay kính áp tròng đều giúp cải thiện khả năng nhìn rõ, giúp mắt nhược thị nhận đủ kích thích thị giác để phát triển.
Khi thị lực của mắt yếu được kích thích hoạt động tích cực hơn bằng biện pháp đeo kính giúp cải thiện sự phát triển của các dây thần kinh thị giác, não bộ dễ dàng nhận tín hiệu thị giác từ cả hai mắt.
Từ đó xử lý thông tin tốt hơn và hỗ trợ phát triển thị lực cân bằng, giảm nguy cơ lác mắt. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến và sự tư vấn từ các cơ sở nhãn khoa uy tín.
Che mắt
Liệu pháp che mắt liên quan đến việc che mắt khỏe hơn (mắt không bị nhược thị), buộc mắt yếu (mắt nhược thị) làm việc nhiều hơn để nhận biết hình ảnh, giúp cải thiện khả năng tập trung và thị lực của mắt đó.
Điều này giúp tăng cường các kết nối thần kinh giữa mắt và não, cân bằng khả năng nhìn của hai mắt, điều trị nhược thị ở trẻ em.
Khi mắt yếu được sử dụng thường xuyên, các cơ mắt và dây thần kinh sẽ phát triển tốt hơn, cải thiện thị lực tổng thể. Thời gian che mắt sẽ được chỉ định cụ thể, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nhược thị của trẻ.
Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị nhược thị ở trẻ em, thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như đeo kính, che mắt. Thuốc có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt có thành phần atropin có tác dụng giãn đồng tử, làm mờ tạm thời mắt khỏe cũng là một cách giúp mắt yếu phát triển thị lực tốt hơn. Từ đó, buộc não phải sử dụng mắt yếu hơn để nhận biết hình ảnh, kích thích sự phát triển của các tế bào thần kinh thị giác ở mắt.
Điều này giúp tăng cường khả năng tập trung của mắt chưa khỏe mạnh, có vai trò hỗ trợ trong phát triển thị toàn diện. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, thuốc nhỏ mắt có thể giúp trẻ cải thiện đáng kể thị lực của mắt yếu, thậm chí đạt được thị lực bình thường.
Phẫu thuật mắt lác
Trong trường hợp nhược thị ở trẻ em kèm theo các vấn đề về nhãn khoa như lác mắt, phẫu thuật chỉnh hình mắt là cần thiết để khắc phục tình trạng này. Phẫu thuật sẽ điều chỉnh các cơ mắt để đưa mắt về vị trí chính xác, giúp hình ảnh từ hai mắt hội tụ vào một điểm trên võng mạc, cải thiện chất lượng hình ảnh.
Sau khi phẫu thuật, mắt yếu sẽ có cơ hội được hoạt động nhiều hơn, tạo điều kiện cho não thuận lợi hơn trong việc xác nhận tín hiệu thị giác rõ ràng từ cả hai mắt, cải thiện thị lực và thúc đẩy sự phát triển các thần kinh dẫn truyền thị giác.
Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng như lác mắt vĩnh viễn, mù một mắt hoặc giảm thị lực nghiêm trọng kéo dài. Phẫu thuật không chỉ cải thiện tầm nhìn ở trẻ mà còn giúp trẻ có ngoại hình tự tin hơn. Phẫu thuật đòi hỏi sự theo dõi và giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng thị lực của trẻ
Phần mềm tập nhược thị
Các bài tập luyện mắt thông qua phần mềm hoặc các thiết bị chuyên dụng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng tập trung và điều khiển cơ mắt, cũng như điều chỉnh nhược thị ở trẻ em hiệu quả hơn:
Chớp mắt liên tục trong 2 phút: Trung bình 4-6 giây mắt sẽ chớp một lần, tuy nhiên khi tập trung vào màn hình vi tính thì con số này sẽ là 12 giây. Điều này dẫn tới tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Bài tập này giúp tăng lượng máu lưu thông đến đôi mắt
Giữ nguyên đầu, nhìn từ bên này sang bên kia: Từ từ di chuyển cặp mắt sang bên phải, rồi sang trái trong khi giữ nguyên đầu, làm động tác này 10 lần, một ngày làm từ 2 đến 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Xoay tròn mắt: Tương tự động tác trên, nhắm mắt, giữ nguyên đầu, từ từ xoay nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ, rồi xoay ngược lại, xoay mỗi chiều 10 lần.
Nhắm chặt mắt, thư giãn trong một vài phút: Vươn vai, kéo căng cơ thể, sau đó từ từ thả lỏng, kết hợp với nhắm chặt mắt trong 1 đến 2 phút. Động tác này không chỉ giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến mắt mà còn giúp giải phóng những căng thẳng trong cơ thể. Làm động tác này 5-7 lần trong một ngày.
Ba mẹ cần chủ động chú ý đến những dấu hiệu nhược thị ở trẻ em và nhanh chóng đưa con đi khám tại các cơ sở nhãn khoa uy tín để có giải pháp điều trị kịp thời. Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch khám ngay tại vivision để có một liệu pháp phù hợp, hiệu quả và chuẩn xác cho quá trình cải thiện sức khỏe thị lực ở trẻ em.
Lời khuyên từ chuyên gia
Thời kỳ từ khi sinh ra đến 8-10 tuổi là giai đoạn quan trọng cho não bộ hình thành và phát triển các kết nối thần kinh liên quan đến thị giác. Khi không được kích thích đúng cách trong giai đoạn này, mắt sẽ khó có thể phát triển bình thường và sức khỏe thị lực bị suy giảm. Nếu phát hiện sớm nhược thị bẩm sinh, khả năng điều trị thành công là rất cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
Lời khuyên
Thời kỳ từ khi sinh ra đến 8-10 tuổi là giai đoạn quan trọng cho não bộ hình thành và phát triển các kết nối thần kinh liên quan đến thị giác. Khi không được kích thích đúng cách trong giai đoạn này, mắt sẽ khó có thể phát triển bình thường và sức khỏe thị lực bị suy giảm. Nếu phát hiện sớm nhược thị bẩm sinh, khả năng điều trị thành công là rất cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Quyền được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.
Gắn thẻ: