Phải làm gì khi kính áp tròng rơi xuống đất?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Khi kính áp tròng rơi xuống đất dễ gây trầy xước và nếu xử lý sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe mắt. Bài viết của vivision cung cấp hướng dẫn, giúp bạn kiểm tra và làm sạch kính áp tròng một cách an toàn để bảo vệ đôi mắt.

Kính áp tròng rơi xuống đất thì còn dùng tiếp được không?

Khi kính áp tròng rơi xuống đất, điều đầu tiên cần làm là đánh giá xem kính áp tròng có thể tiếp tục sử dụng hay không. Kính áp tròng rất nhạy cảm với vi khuẩn, bụi bẩn và các tổn thương bề mặt, vì vậy cần phải kiểm tra cẩn thận trước khi đeo lại. 

Các yếu tố như bề mặt rơi xuống, loại kính áp tròng đang dùng và tình trạng của kính áp tròng sau khi rơi đều ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụng.

Quan sát bề mặt nơi kính áp tròng rơi xuống

Khi kính áp tròng rơi xuống đất, việc kiểm tra bề mặt tiếp xúc rất quan trọng. Những bề mặt sạch, nhẵn như sàn gạch hoặc gỗ có thể giảm nguy cơ bám bụi và xước kính, trong khi những nơi gồ ghề có thể làm kính áp tròng bị hỏng. Việc quan sát kỹ giúp bạn đánh giá liệu kính có thể dùng lại an toàn hay không.

Nếu kính áp tròng bị rơi xuống đất mà tiếp xúc các bề mặt nhẵn như sàn gạch men, gỗ, hoặc mặt phẳng mềm, khả năng tiếp tục sử dụng có thể cao hơn. Những bề mặt này ít có khả năng gây xước kính và hạn chế bụi bẩn bám vào kính áp tròng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra kỹ trước khi tái sử dụng.

Nếu kính áp tròng bị rơi xuống đất ở bề mặt không bằng phẳng, có nhiều sạn, gồ ghề, góc cạnh khả năng kính áp tròng bị rách hoặc xước sẽ cao hơn. Những bề mặt bẩn cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Tiếp tục sử dụng kính áp tròng trong tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

Đối với kính áp tròng sử dụng một ngày: Đối với các loại kính áp tròng chỉ dùng một ngày, khi kính áp tròng bị rơi xuống đất tốt nhất nên thay mới. Đa số các loại kính áp tròng dùng một ngày không được thiết kế để chịu đựng tác động từ bên ngoài và có thể dễ dàng bị xước hoặc rách. Bên cạnh đó, việc vệ sinh lại kính áp tròng dùng một ngày không đảm bảo độ an toàn cần thiết cho mắt.

Kính áp tròng rơi xuống đất

Kính áp tròng rơi xuống đất

Kiểm tra xem kính áp tròng có bị rách hay xước không

Khi kính áp tròng rơi xuống đất. Để đảm bảo kính áp tròng có thể sử dụng lại, bạn cần kiểm tra xem kính có bị rách hoặc xước không. Việc đeo kính áp tròng bị tổn thương có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mắt.

  • Kiểm tra bằng mắt thường: Bạn có thể quan sát kính áp tròng dưới ánh sáng tốt để nhận biết các vết xước hoặc rách. Ánh sáng mạnh sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu tổn thương nhỏ trên bề mặt kính áp tròng.
  • Cảm nhận khi đeo: Khi đeo kính áp tròng, cảm giác của mắt có thể báo hiệu kính áp tròng có bị tổn thương hay không. Vì mắt có nhiều dây thần kinh nhạy cảm, bạn có thể dễ dàng nhận biết nếu có vấn đề như cộm, đau hoặc kích ứng khi đeo kính.

Xử lý kính áp tròng còn dùng được

Khi kính áp tròng rơi xuống đất. Nếu sau khi kiểm tra bạn thấy kính áp tròng không có dấu hiệu bị rách hoặc xước, bạn vẫn cần làm sạch kính áp tròng kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

  • Làm sạch kính áp tròng bằng dung dịch ngâm chuyên dụng: Ngâm kính trong dung dịch chuyên dụng ít nhất 8 tiếngđể đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Bạn không nên rửa kính áp tròng bằng nước thường vì điều này có thể làm kính áp tròng mất tính năng bảo vệ mắt.
  • Quan sát biểu hiện của mắt sau khi đeo lại kính áp tròng: Sau khi đeo lại kính áp tròng, hãy chú ý đến các dấu hiệu như cộm, nhìn mờ hoặc kích ứng. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy tháo kính ngay lập tức và thay bằng kính áp tròng mới.

Nguyên nhân phải bỏ kính xước hoặc rách

Câu trả lời là không, vì kính áp tròng bị xước hoặc rách có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe mắt. Dưới đây là những lý do cụ thể:

Làm xước bề mặt giác mạc: Kính áp tròng bị rách hoặc xước sẽ có các cạnh sắc nhọn, gây cọ xát và tổn thương giác mạc khi đeo. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn làm mắt dễ bị kích ứng và viêm nhiễm. Thậm chí, vết xước ở giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Làm mờ tầm nhìn: Khi kính áp tròng bị rách hoặc xước, bề mặt của kính áp tròng không còn trong suốt và mịn màng. Điều này làm giảm độ rõ ràng khi nhìn qua kính áp tròng, gây ra tình trạng mờ, nhòe hoặc giảm khả năng tập trung vào chi tiết. Việc nhìn không rõ có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là lái xe hoặc làm việc.

Nguy cơ nhiễm trùng mắt: Một trong những nguy cơ lớn nhất của kính áp tròng hỏng là khả năng nhiễm trùng mắt. kính áp tròng xước hoặc rách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các chất gây hại xâm nhập vào mắt. 

Khi vi khuẩn tích tụ trên kính áp tròng và tiếp xúc với mắt, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc tăng cao. Những nhiễm trùng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thương vĩnh viễn và thậm chí là mất thị lực.

Nguy cơ nhiễm trùng mắt

Nguy cơ nhiễm trùng mắt

Cách ngâm kính áp tròng sạch và an toàn

Để sử dụng kính áp tròng an toàn và ngăn ngừa vi khuẩn, việc vệ sinh kính áp tròng đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là các bước cần thiết để đảm bảo kính áp tròng luôn sạch và an toàn:

Bước 1: Vệ sinh khay đựng kính áp tròng

Bên trong khay đựng kính áp tròng: Đổ một ít dung dịch ngâm vào khay, sau đó đóng nắp và lắc nhẹ để làm sạch. Đổ hết dung dịch này đi rồi mới cho kính áp tròng vào khay. Khay đựng kính áp tròng nên được thay mới sau mỗi ba tháng để hạn chế vi khuẩn.

Bên ngoài khay: Bạn có thể rửa khay bằng nước sạch và lau khô kỹ trước khi sử dụng.

Bước 2: Luôn rửa sạch tay trước khi chạm vào kính áp tròng

Vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng và lau khô trước khi chạm vào kính áp tròng để ngăn vi khuẩn và bụi bẩn từ tay bám vào kính áp tròng. Tay sạch là yếu tố quan trọng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho mắt.

Bước 3: Sử dụng dụng cụ tháo kính áp tròng chuyên dụng

Dụng cụ tháo kính áp tròng: Để tránh làm hỏng kính áp tròng và duy trì vệ sinh, nên sử dụng dụng cụ tháo kính áp tròng chuyên dụng thay vì tay. Điều này giúp giảm nguy cơ xước kính áp tròng và bảo vệ sự an toàn cho đôi mắt.

Bước 4: Ngâm kính áp tròng trong dung dịch chuyên dụng

Ngâm kính áp tròng đúng cách: Đổ một lượng dung dịch ngâm vào khay và ngâm kính áp tròng theo chiều úp xuống. Đảm bảo dung dịch ngâm đủ ngập kính áp tròng để làm sạch hoàn toàn. Ngâm kính áp tròng trong ít nhất 8 tiếng trước khi sử dụng để đảm bảo kính áp tròng hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho mắt.

Khi kính áp tròng rơi xuống đất, hãy kiểm tra bề mặt tiếp xúc, quan sát kính áp tròng có bị xước hay rách và làm sạch kỹ bằng dung dịch chuyên dụng. Nếu có dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên thay kính mới để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt. Để bảo vệ thị lực tối ưu, hãy tuân thủ các bước vệ sinh và thăm khám định kỳ tại Vivision khi cần thiết.

Đặt khám ngay tại vivision, để đảm bảo sức khỏe đôi mắt bạn và người thân!

Lời khuyên

Kính áp tròng rơi xuống đất rất dễ bị xước, rách và nhiễm bẩn. Cách tốt nhất là bạn thay thế bằng kính áp tròng mới. Trong trường hợp không muốn bỏ kính áp tròng ngay, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng theo các bước trên đây để đảm bảo kính áp tròng còn sử dụng được.
Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi đeo, bạn cần tháo kính áp tròng ra ngay và không dùng nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám nhãn khoa định kỳ để theo dõi và chăm sóc tốt cho mắt.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

kính áp tròng bị rơi xuống đất

kính áp tròng rơi xuống đất