Phân biệt cận thị viễn thị loạn thị bằng đo khúc xạ

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Cận thị viễn thị loạn thị là 3 tật khúc xạ phổ biến thường gặp trong cuộc sống hiện nay và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập… vivivision kid sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tật khúc xạ này, để từ đó có phương pháp bảo vệ đôi mắt phù hợp.

Hiểu rõ về cận thị viễn thị loạn thị

Mắt là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật xung quanh. Trường hợp mắt bị tật khúc xạ hoặc gặp các vấn đề bất thường xảy ra ở mắt thì kích thước và hình dạng sẽ không đúng.

Cận thị là gì?

Cận thị là tình trạng mắt có ảnh nằm trước võng mạc. Nói cách khác, đây là tật khúc xạ các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Đặc điểm của mắt cận thị là có thể nhìn rõ vật thể ở gần và khó thấy vật ở xa.

Viễn thị là gì?

Viễn thị là tình trạng mắt có ảnh nằm phía sau võng mạc. Trái ngược với cận thị, đây lại là tật khúc xạ các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ phía sau võng mạc ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Triệu chứng của mắt viễn thị là khó nhìn rõ các vật ở gần và nhìn được các vật ở xa.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt ở các kinh tuyến khác được hội tụ tại các điểm khác nhau khi mắt đang trong trạng thái nghỉ không điều tiết. 

Người bình thường, ánh sáng đi qua giác mạc sẽ được khúc xạ trong dịch thủy tinh thể và hội tụ lại 1 điểm trên võng mạc. Còn người bị loạn thị, ánh sáng không hội tụ thành 1 mà thành nhiều điểm trên võng mạc, khiến hình ảnh bị nhòe. Từ đó, sẽ rất khó khăn để nhìn rõ mọi vật.

Phân biệt 3 tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị

Phân biệt 3 tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị

Mục đích đọc kết quả tật khúc xạ

Thông thường, bạn có thể quan sát mọi vật xung quanh nhờ ảnh được hội tụ trên võng mạc. Thế nhưng, khi gặp phải các tật khúc xạ như cận thị viễn thị loạn thị, ảnh của vật sẽ không hội tụ đúng trên võng mạc, dẫn đến khó nhìn rõ.

Khi gặp những vấn đề về mắt như vậy, các bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa sớm nhất có thể để được thăm khám và kiểm tra. 

Mục đích là để xác định đúng loại tật khúc xạ mà mắt bạn đang gặp phải, đồng thời xác định loại kính và độ kính cần thiết. Sau đó, điều chỉnh cho ảnh của vật hội tụ chính xác lên võng mạc. Tất cả những thông tin này sẽ được ghi chi tiết trong đơn thuốc kính.

Trường hợp, lần đầu tiên đi khám mắt thì chắc chắn khi nhìn vào đơn thuốc kính, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu hết các thông tin được ghi trên đơn. Đọc đơn thuốc kính để nắm bắt được kết quả kiểm tra tật khúc xạ của mắt là điều cực kỳ quan trọng. Chỉ cần bạn nắm vững các ký hiệu và quy ước thì sẽ dễ dàng đọc được.

Trong đơn thuốc kính, có thể chỉ ra bạn bị cận thị, viễn thị hay loạn thị. Tùy theo từng mắt, kết quả có thể giống nhau hoặc khác nhau, bởi mỗi mắt sở hữu 1 hệ thống khúc xạ riêng biệt. Do vậy, bạn cần phân biệt rõ các ký hiệu để không bị nhầm lẫn kết quả giữa 2 mắt.

Đọc kết quả tật khúc xạ để xác định được bệnh lý của mắt

Đọc kết quả tật khúc xạ để xác định được bệnh lý của mắt

Các ký hiệu thường gặp trong đơn kính thuốc

Nếu muốn đọc được đơn kính thuốc dễ dàng và để biết mắt mình có phải bị cận thị viễn thị loạn thị không thì bạn nên nắm rõ một số ký hiệu thông thường như sau:

  • OD (Oculus Dexter) hoặc Right Eye (mắt phải): chỉ thông số đo được của mắt bên phải.
  • OS (Oculus Sinister) hoặc Left Eye (mắt trái): chỉ thông số đo được của mắt bên trái.

Có 1 số bác sĩ, phòng khám lại sử dụng từ viết tắt theo tiếng Latinh, như OD (Oculus Dexter) – mắt phải và OS (Oculus Sinister) – mắt trái. Trong đó, Oculus nghĩa là mắt, Dexter nghĩa là phải còn Sinister nghĩa là trái. 

Trong trường hợp, muốn đề cập đến 1 tình trạng liên quan đến cả 2 mắt thì sẽ sử dụng ký hiệu OU (Oculus Uterque). 

Một số bác sĩ trong lĩnh vực nhãn khoa đôi khi sẽ đơn giản hóa đơn kính thuốc bằng cách dùng các ký hiệu như RE – mắt phải và LE – mắt trái. Tuy nhiên, ký hiệu đó không được sử dụng quá phổ biến, không phải bác sĩ nào, phòng khám mắt nào cũng dùng.

  • Sphere: Là độ cầu của mắt, thể hiện khả năng khúc xạ các ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu độ cầu mang dấu (+) thì mắt đó bị viễn thị, còn độ cầu mang dấu (-) tức là mắt bị cận thị.
  • Cylinder: Là độ trụ của mắt và cho bạn biết độ loạn của mắt. Ở Việt Nam độ loạn thường được thể hiện theo dấu (-).
  • Axis: Là trục của độ loạn. Trường hợp, bạn bị loạn thị thì sẽ xuất hiện chỉ số này trong đơn kính thuốc.
  • ADD (mang ý nghĩa cộng thêm): Là thị lực khi nhìn gần, có thể gọi là độ đọc sách bằng thị lực nhìn xa cộng thêm. Chỉ số ADD sẽ xuất hiện trong đơn kính thuốc khi mắt bị lão thị hoặc khi bệnh nhân cần kính nhìn gần
  • Diopters: Là đơn vị đo lường mắt và được áp dụng trong việc xác định hiệu suất quang học của kính.
  • KCDT (viết tắt của cụm từ “khoảng cách đồng tử”): Là 1 chỉ số quan trọng để cắt kính. Cụ thể, khi cắt kính độ cần điều chỉnh đúng khoảng cách giữa hai mắt. Ngược lại, khi kính không ở đúng tâm thì có thể ảnh hưởng tới thị lực, méo hình hoặc gây ra tình trạng khó chịu khi đeo kính

Phân biệt cận viễn loạn qua kết quả khúc xạ

Kết quả khúc xạ là 1 báo cáo về tình trạng tật khúc xạ để xem bạn có bị cận thị viễn thị loạn thị hay không? Kết quả này được tạo ra bởi kỹ thuật viên khúc xạ thông qua việc sử dụng các phương pháp khám mắt khác nhau. 

Chúng được chia thành 2 loại dựa trên nhu cầu khám mắt của mỗi người và các vấn đề về mắt. Cụ thể: 

Kết quả của máy đo khúc xạ tự động

Khi xác định tình trạng của mắt thông qua kết quả từ máy đo khúc xạ tự động, các bạn cần lưu ý kỹ 3 chỉ số:

  • Độ cầu ( SPH)/ số độ cận hoặc viễn: Nếu độ cầu mang dấu (-) có nghĩa bạn bị cận thị, còn nếu độ cầu mang dấu (+) có nghĩa bạn bị viễn thị. 
  • Độ trụ ( CYL)/ số độ loạn: Thường mang dấu (-).
  • Trục loạn (AX): Trục của độ loạn.

Đọc kết quả trên máy đo khúc xạ tự động

Ví dụ, với hình chụp kết quả khám mắt như trên, các bạn có thể đọc kết quả khúc xạ như sau:

Độ của mắt phải <R> Độ của mắt trái <L>
  • SPH: Độ cận -3.25
  • CYL: Độ loạn -2.00
  • AX: Trục loạn 175
  • SPH: Độ cận -0.75
  • CYL: Độ loạn -3.00
  • AX: Trục loạn 0 (hay 180)

Kết quả sẽ là Loạn -3.00, Cận – 0.75, trục 0 (hay 180). PD (Khoảng cách đồng tử) là 61mm.

Lưu ý:

Số độ chụp tự động phía trên không quyết định chính xác số độ của bạn. Dựa vào kết quả chụp này, bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ tham khảo cũng như tinh chỉnh ở các bước khám tiếp theo. Sau đó, sẽ cho kết quả khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị chính xác hơn.

Kết quả trên phiếu khám mắt

Đôi khi các số đo bằng máy sẽ có nhiều sai lệch bởi hệ điều tiết của mắt. Do đó, kỹ thuật viên khúc xạ sẽ dựa vào kết quả của máy đo mắt tự động để thực hiện những bước đo khúc xạ tiếp theo. Có 2 bước đo khúc xạ phổ biến mà các kỹ thuật viên hay làm để điều chỉnh tật khúc xạ, đó là:

  • Đọc khúc xạ chủ quan: Là phương pháp tham khảo từ kết quả của máy chụp khúc xạ tự động hoặc dựa vào quy trình đo khám khúc xạ khách quan trước đó. Nhờ vậy mà chuyên viên khúc xạ có thể tinh chỉnh ra con số chính xác nhất của tật khúc xạ mà người bệnh mắc phải.
  • Đọc khúc xạ khách quan: Là phương pháp sử dụng dụng cụ soi đồng tử mắt để đánh giá mức độ của tật khúc xạ. Cách này rất hữu ích khi dùng cho trẻ nhỏ vì khó hợp tác khi thực hiện các bước đo.

Lưu ý: Đa số kết quả khám của 2 phương pháp trên là áp dụng cho việc cắt kính gọng. Còn đối với kính áp tròng, bạn cần nhờ chuyên gia quy đổi độ trước khi mua, không nên tự ý mua kính áp tròng theo đơn kính thuốc. 

Mặt khác, một số phiếu chụp có thể có thêm thông số độ cong giác mạc, để sử dụng trong quá trình thử kính Ortho-K.

Đọc kết quả trên phiếu khám mắt

Đọc kết quả trên phiếu khám mắt

Khi nào cần đi khám mắt?

Khám mắt là công việc quan trọng để giúp bạn bảo vệ thị lực cho chính mình, để phát hiện xem bạn có bị cận thị viễn thị loạn thị không? Bạn có thể:

Khám mắt định kỳ

Theo các chuyên gia nhãn khoa ở VIVISION KID, việc khám mắt định kỳ luôn là điều cần thiết. Việc này nên được thực hiện đối với mọi đối tượng, bởi các bệnh lý liên quan đến mắt như cận thị viễn thị loạn thị đều có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Các kết quả đo khám thị lực, chụp chiếu mắt sẽ hỗ trợ bạn sớm phát hiện và kịp thời các vấn đề tiềm ẩn về thị lực. 

Ví dụ như, hiện tại mắt của bạn có bị điều tiết nhiều không, mắt có dấu hiệu của tật khúc xạ hay có bị khô mắt, mỏi mắt không, võng mạc có gì bất ổn hay không… Từ đó, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp, đúng thời điểm để bảo vệ thị lực cho đôi mắt của bạn.

  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Bố mẹ nên kiểm tra mắt toàn diện ít nhất 1 lần để kiểm tra các vấn đề về tật khúc xạ, tật mắt lé (lác mắt) và loại trừ các bệnh lý khác. Cùng với đó, tiến hành tầm soát để loại trừ 1 số bệnh hiếm gặp ở trẻ như u nguyên bào võng mạc (khối u mắt) hay đục thủy tinh thể bẩm sinh.
  • Tuổi vị thành niên (6 – 17 tuổi): Nên thăm khám mắt ít nhất 2 lần 1 năm và đo kính mắt phù hợp đối với trẻ bị tật khúc xạ.
  • Người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên): Với những người có đôi mắt không có bệnh lý thì nên kiểm tra mắt tối thiểu 1 lần 1 năm, còn người có bệnh lý về mắt cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Khám khi có biểu hiện bất thường

Để phòng tránh những tật khúc xạ phổ biến như cận thị viễn thị loạn thị thì bạn cần đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như:

Thị lực suy giảm, mắt nhìn mờ, bị nhức, mỏi mắt

Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau,  ví dụ như tật khúc xạ cận viễn loạn, vấn đề về thị giác hai mắt hoặc có thể do thường xuyên tiếp xúc với máy tính hoặc điện thoại, thiết bị điện tử… hay thủy tinh thể “có biến”.

Kết mạc mắt có màu đỏ

Kết mạc là bộ phận bên trong mí mắt và là phần màu trắng. Vì thế, kết mạc mà có màu đỏ thì sẽ là dấu hiệu bất thường Khi đó, bạn nên đến ngay các bệnh viện mắt gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Tránh tự ý mua thuốc tra mắt mà chưa biết nguyên nhân gây bệnh, sẽ làm bệnh lâu khỏi hơn.

Ngứa mắt

Có thể do hiện tượng khô mắt gây nên, hoặc là dấu hiệu của viêm nhiễm tại mắt như viêm bờ mi, chắp lẹo mọc…

Thị lực nhìn lóa hoặc nhìn 1 thành 2

Đây là những dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn về mắt như đục thủy tinh thể, lác (lé) mắt, võng mạc tiểu đường, tật khúc xạ… Do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám ngay để nắm bắt chính xác nhất tình trạng của bệnh, không nên để lâu, bệnh sẽ trở nặng và khó kiểm soát.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp bạn phân biệt được 3 tật khúc xạ cận thị viễn thị loạn thị một cách chính xác hơn. Nếu còn thắc mắc hay vấn đề gì cần giải đáp hoặc muốn được kiểm tra sức khỏe cho đôi mắt của mình thì hãy đặt lịch khám tại vivision kid ngay nhé! 

Sở hữu trang thiết bị tân tiến hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế nhãn khoa dày dặn kinh nghiệm, giàu chuyên môn, chắc chắn vivision kid sẽ giúp bạn chăm sóc mắt tốt nhất. Đừng quên, bảo vệ thị lực chính là điều quan trọng để bạn có 1 cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc.

Lời khuyên

Cận thị viễn thị loạn thị đều là những tật khúc xạ rất thường gặp. Bởi vậy bạn nên có những hiểu biết nhất định về các tật khúc xạ này. Hãy đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường và thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe cho đôi mắt của mình, bảo vệ thị lực thật tốt.

Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Cận thị viễn thị loạn thị

kết quả tật khúc xạ

phân biệt cận thị viễn thị loạn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý