Phẫu thuật mắt viễn thị: Những điều bạn chưa biết

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương

vào ngày 31/07/2024

Tật viễn thị có phẫu thuật được không? Những điều bạn có thể chưa biết về phẫu thuật mắt viễn thị, tất cả sẽ được bác sĩ chuyên khoa về mắt đến từ trung tâm vivision chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Viễn thị và biểu hiện của mắt bị tật viễn thị

Định nghĩa

Viễn thị là một tật khúc xạ của mắt do giác mạc, thể thủy tinh và/hoặc chiều dài trục nhãn cầu quá ngắn khiến cho hình ảnh khi đi vào mắt sẽ không hội tụ đúng trên võng mạc. Những người bị viễn thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn gần, ngoài ra nếu người bệnh có độ viễn thị cao, thị lực nhìn xa cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Dấu hiệu

Người mắc viễn thị có thể không nhận ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tầm nhìn của mình. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu phổ biến khi mắc viễn thị như: 

  • Nhìn gần khó: Gặp khó khăn khi quan sát các vật ở gần. 
  • Nheo mắt: Khi cần nhìn rõ các vật ở gần, người viễn thị thường nheo mắt để điều chỉnh độ tập trung của mắt.
  • Mỏi mắt: Do thường xuyên phải nheo mắt, điều chỉnh độ tập trung của mắt liên tục dẫn đến người mắc viễn thị cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu,..

Trong một thời gian dài nếu như viễn thị không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên một số hậu quả không mong muốn bao gồm: lác trong, nhược thị,…

Viễn thị có chữa được không?

Theo các bác sĩ nhãn khoa từ trung tâm vivision, viễn thị có thể điều trị thông qua phương pháp sử dụng kính mắt, kính áp tròng. Đây là 2 phương pháp đơn giản có tác dụng điều chỉnh thị lực. 

Ngoài ra, phẫu thuật mắt viễn thị cũng là một phương pháp được các bác sĩ tư vấn cho người bệnh, tuy nhiên chưa thực sự phổ biến. Phương pháp này sẽ giúp thay đổi hình dạng giác mạc hoặc thủy tinh thể. 

Phẫu thuật mắt viễn thị có được không?

Phẫu thuật mắt viễn thị có được không?

Các phương pháp điều trị viễn thị

Để điều trị viễn thị hiệu quả, bệnh nhân có thể cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau theo tư vấn của bác sĩ: Sử dụng kính gọng, kính áp tròng và phẫu thuật mắt viễn thị.

Kính gọng

Sử dụng kính gọng sẽ giúp điều chỉnh viễn thị bằng cách thay đổi ánh sáng tập trung vào võng mạc.

Kính áp tròng

Kính áp tròng hoạt động tương tự như kính gọng. Kính áp tròng giúp chỉnh ánh sáng khi đi vào mắt. Các bác sĩ chuyên khoa mắt cho rằng kính áp tròng an toàn, thoải mái và tiện lợi, nhưng cũng có thể gây khô mắt và viêm nhiễm nếu không tuân thủ vệ sinh trong quá trình đeo tháo.

Phẫu thuật

Phẫu thuật mắt viễn thị có mục đích thay đổi độ cong của giác mạc. Hiện nay có  3 phương pháp phẫu thuật được áp dụng:

  • Phẫu thuật LASIK (Laser hỗ trợ tại chỗ keratomileusis): Đây là quá trình bác sĩ sẽ tạo ra một vạt mỏng có bản lề vào giác mạc bằng cách sử dụng tia laser. Sau đó, tia laser được sử dụng để điều chỉnh các đường cong của giác mạc, từ đó giúp chữa tật viễn thị.
  • Phương pháp phẫu thuật LASEK giúp cắt giác mạc dưới biểu mô bằng laser: Bác sĩ tạo ra một vạt siêu mỏng ở lớp vỏ bảo vệ bên ngoài của giác mạc (biểu mô). Sau đó, sử dụng tia laser để điều chỉnh các lớp bên ngoài của giác mạc nhằm mục đích thay đổi đường cong và cuối cùng thay thế biểu mô.
  • Phẫu thuật PRK (Photorefractive Keratectomy): Là một phương pháp phẫu thuật cắt giác mạc bằng ánh sáng tương tự như LASEK. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong phẫu thuật PRK là bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn biểu mô và sử dụng tia laser để tạo hình lại giác mạc. Sau đó, biểu mô sẽ phát triển trở lại một cách tự nhiên và phù hợp với hình dạng mới của giác mạc.

Điều kiện mổ mắt viễn thị là gì?

‘’Viễn thị có mổ được không?’’ là nỗi băn khoăn của người bệnh khi mắc viễn thị. Để có thể phẫu thuật mắt viễn thị cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Độ viễn thị từ 1 Diop đến 10 Diop.
  • Người phẫu thuật có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi.
  • Giác mạc có độ dày đủ để phẫu thuật.
  • Cấu trúc giác mạc không có bất thường, không có hình chóp, không quá dẹt và có sẹo.

Một số trường hợp như mắt có vấn đề mãn tính/cấp tính (viêm giác mạc, viêm kết mạc,…) sẽ chống chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có tiền sử mắc bệnh lý toàn thân cũng được khuyến cáo là không nên phẫu thuật mắt viễn thị.

Ngoài ra, việc điều trị viễn thị bằng phương pháp phẫu thuật hiện nay cũng chưa thực sự phổ biến.

Lưu ý khi phẫu thuật mắt viễn thị

Lưu ý khi phẫu thuật mắt viễn thị

Phương pháp phẫu thuật mắt viễn thị hiệu quả hiện nay

Phương pháp Relex Smile

Công nghệ áp dụng Chỉ định Nguyên lý mổ Chi phí
Sử dụng công nghệ Femtosecond Laser trên máy VISUMAX.
  • Tuổi từ 18 đến 40 tuổi.
  • Không có sẹo, không có hình chóp và không có bất thường nào ở cấu trúc giác mạc.
  • Không có bệnh lý cấp tính/mãn tính.
  • Rạch nhỏ một đường khoảng (2mm) và tách lớp mô.
  • Loại bỏ lớp mô mỏng có hình dạng thấu kính.
Dao động 40-70 triệu đồng/2 mắt.

Phương pháp Femto Lasik

Công nghệ áp dụng Chỉ định Nguyên lý mổ Chi phí
Sử dụng tia Laser.
  • Từ 18 đến 60 tuổi.
  • Không có sẹo, không có hình chóp và không có bất thường nào ở cấu trúc giác mạc.
  • Độ viễn thị ổn định trong vòng 1-2 năm gần nhất.
Tia laser được chiếu lên và làm mỏng vùng xung quanh trung tâm giác mạc. Dao động 30-40 triệu đồng/2 mắt.

Phương pháp Phakic ICL

Công nghệ áp dụng Chỉ định Nguyên lý mổ Chi phí
Giữ nguyên cấu trúc giác mạc và đặt vào mống mắt thấu kính ICL.
  • Viễn thị đến 10 Diop.
  • Không có sẹo, không có hình chóp và không có bất thường nào ở cấu trúc giác mạc.
  • Sử dụng thấu kính ICL.
  • Đưa thấu kính ICL vào mắt thông qua vết mổ nhỏ trên giác mạc.
Chi phí cao hơn các phương pháp khác và mỗi cơ sở sẽ có mức giá khác nhau.

Biến chứng của phẫu thuật viễn thị

Phẫu thuật mắt viễn thị hiện tại chưa thực sự phổ biến vì phương pháp này cũng để lại một số biến chứng bao gồm: Chói, quầng mắt, khô mắt, giảm thị lực, nhiễm trùng theo thời gian và viêm/sẹo.

Một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện khi thực hiện phẫu thuật nội nhãn gồm: Tắc nghẽn đồng tử, đục thủy tinh thể (đặc biệt với phương pháp Phakic ICL), nhiễm trùng và viêm.

Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người, các triệu chứng sau phẫu thuật mắt viễn thị có thể khác nhau. Nguy cơ tái phát viễn thị sau phẫu thuật vẫn tồn tại. Do đó phẫu thuật chưa được xem là phương pháp điều trị mắt viễn thị triệt để.

Chăm sóc sau mổ viễn thị như thế nào

Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc sau mổ viễn thị mà bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc Cyclosporine A rất hữu dụng với mắt bị khô sau khi phẫu thuật.
  • Sau phẫu thuật tránh chạm tay vào mắt.
  • Sử dụng kính hoặc miếng che mắt được cung cấp sau khi mổ.
  • Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên.
  • Theo dõi định kỳ để đánh giá sự phản xạ và chẩn đoán các biến chứng.
  • Khói thuốc lá gây ảnh hưởng tới mắt sau phẫu thuật.
  • Phổ cập kiến thức về tật khúc xạ để phát hiện sớm.

Đặt lịch khám với vivision để xác định phương pháp phẫu thuật tối ưu. Với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao,  vivision sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mắt của mình.

Lời khuyên

Mọi người thường biết đến phẫu thuật cận thị mà không biết rằng viễn thị cũng có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Để được tư vấn, thăm khám kỹ lưỡng và nhận hướng dẫn chi tiết về phương pháp phẫu thuật mắt viễn thị hãy đến các cơ sở y tế gần bạn nhất.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Dương ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

chăm sóc sau mổ viễn thị

phẫu thuật mắt viễn thị

viễn thị có mổ được không