Phối hợp thuốc nhỏ mắt atropin trong kiểm soát cận thị

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Thuốc nhỏ mắt Atropin là một loại thuốc thường được áp dụng để làm chậm sự tiến triển của cận thị. Tuy nhiên, kết hợp thuốc nhỏ mắt atropin trong kiểm soát cận thị như thế nào để mang lại hiệu quả. Giải đáp thắc mắc với bác sĩ trung tâm vivision. 

Tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt atropin 0.01%

Thuốc nhỏ mắt atropin 0.01% là một hợp chất thuộc nhóm đối kháng cholinergic, có khả năng ức chế các tác động của dẫn truyền thần kinh cholinergic. 

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin với nồng độ thấp có hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị, tức là làm chậm lại tốc độ gia tăng cận thị ở trẻ em (không làm giảm độ cận).

Tìm hiểu về cận thị, kiểm soát tiến triển cận thị

Để hiểu rõ hơn về việc phối hợp thuốc nhỏ mắt atropin trong việc kiểm soát độ cận. Trước hết chúng ta cần hiểu cận thị, nguyên nhân và tầm quan trọng của kiểm soát sự tiến triển của cận thị.

Cận thị là gì?

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến ở mắt, người bị cận thị có khả năng nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần, những hình ảnh trở nên mờ nhòe khi nhìn xa. Đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học thì tình trạng cận thị có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của cơ thể.

Nguyên nhân của cận thị

Cận thị xảy ra khi giác mạc có độ cong quá mức hoặc trục nhãn cầu dài hơn bình thường, dẫn đến việc ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc tật cận thị bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Khi một trong hai phụ huynh mắc tật cận thị, tỷ lệ con cái của họ cũng bị cận thị cũng sẽ cao. Nguy cơ này sẽ tăng lên nếu cả hai bậc phụ huynh đều mắc cận thị.
  • Thói quen sinh hoạt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm việc và học tập với khoảng cách gần trong thời gian dài, liên tục, hoặc thiếu các hoạt động ngoài trời, làm tăng nguy cơ hình thành cận thị.

Tầm quan trọng của kiểm soát tiến triển cận thị 

Sự tiến triển độ cận ở trẻ em là một nguy cơ khó tránh khỏi, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, sinh hoạt trong phòng nhiều, sử dụng các thiết bị điện tử với tần suất cao, ít thời gian hoạt động ngoài trời. 

Tuy nhiên có nhiều phương pháp có thể giúp kiểm soát mức độ gia tăng cận thị. Việc làm chậm quá trình phát triển cận thị là điều mà các phụ huynh cần chú ý, vì sự thay đổi nhanh chóng và gia tăng độ cận có thể gây ra nhiều phiền toái và nguy cơ cho sức khỏe mắt của trẻ:

  • Trẻ phải thường xuyên thay đổi kính để có được thị lực tốt nhất.
  • Việc gia tăng độ cận có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến mắt, bao gồm nhược thị, lác, thoái hóa võng mạc chu biên, glocom…
  • Cận thị nặng có thể gây ra những khó khăn cho trẻ em trong việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ khi họ đến tuổi trưởng thành.

Cơ chế của thuốc nhỏ mắt atropin 0.025% trong kiểm soát tiến triển cận thị 

Cơ chế hoạt động của thuốc nhỏ mắt Atropin vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi hiện nay cho rằng thuốc nhỏ mắt atropin ảnh hưởng đến các thụ thể muscarinic trong mắt. 

Qua đó ngăn cản sự mỏng đi của củng mạc và hắc mạc, quá trình kéo dài của trục nhãn cầu cũng bị làm chậm. Nhờ vào cơ chế này, atropin có khả năng hạn chế sự gia tăng độ cận thị ở trẻ em.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nồng độ thuốc nhỏ mắt atropin được sử dụng, trong đó có 0,01%; 0,025% và 0,05%.

Thuốc nhỏ mắt atropin 0.025% được dùng để kiểm soát độ cận

Thuốc nhỏ mắt atropin 0.025% được dùng để kiểm soát độ cận

Hiệu quả của thuốc nhỏ mắt atropin 0.025% với phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị khác

Bên cạnh việc sử dụng nhỏ mắt atropin 0.025%, hiện nay còn có những phương pháp khác nhằm hạn chế sự gia tăng độ cận, chẳng hạn như đeo kính Ortho-K. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Ortho-K có khả năng làm chậm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu từ 40-45%, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc chỉ sử dụng atropin 0,025%.

Để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát cận thị, các chuyên gia đề xuất nên áp dụng đồng thời cả hai phương pháp đã nêu.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng việc kết hợp phương pháp Ortho-K với việc nhỏ mắt atropin 0.01% hàng ngày trong suốt 2 năm có khả năng làm chậm sự kéo dài của trục nhãn cầu hơn 28% so với việc chỉ sử dụng một trong hai phương pháp.

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Hong Kong đã chỉ ra rằng việc kết hợp giữa Ortho-K và atropin 0,01% mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với việc sử dụng từng phương pháp riêng lẻ, đặc biệt là trong nhóm trẻ em có tốc độ gia tăng độ cận thị nhanh chóng.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc kết hợp kính ortho-K với thuốc nhỏ mắt atropin còn phụ thuộc vào tình trạng mắt của trẻ. Con cần được ba mẹ đưa đi khám để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia trước khi quyết định áp dụng. 

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tái khám định kỳ 3-6 tháng/lần là cần thiết để theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời những thay đổi hoặc bất thường.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhỏ mắt atropin 0.025%

Thuốc nhỏ mắt Atropin 0.025% tuy có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Dưới đây là những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này, các tác dụng phụ thường giảm dần sau 2-3 ngày:

  • Chói mắt là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropin.
  • Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin, người dùng có thể trải qua tình trạng thị lực nhìn gần bị mờ tạm thời. 
  • Kích ứng mắt
  • Hiện tượng chói mắt đã được ghi nhận ở 22% trẻ em khi sử dụng nồng độ 0,05%, 7% ở nồng độ 0,025%, và tỷ lệ này giảm xuống khi sử dụng nồng độ  0,01%.
Trẻ cận thị sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin có tác dụng phụ gì?

Trẻ cận thị sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin có tác dụng phụ gì?

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 0.025% 

Thuốc nhỏ mắt Atropin 0.025% là một phương tiện hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần chú ý đến một số điều sau đây:

  • Thuốc nhỏ mắt chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ
  • Đầu ống của thuốc nhỏ mắt không được tiếp xúc trực tiếp với mắt
  • Không dùng chung lọ thuốc với người khác
  • Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp và những khu vực ẩm ướt.
  • Việc kiểm tra mắt định kỳ là cần thiết để theo dõi tình trạng thị lực và điều chỉnh liều lượng thuốc khi có yêu cầu.
  • Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Kết hợp thuốc nhỏ mắt atropin với các phương pháp điều trị khác là một cách hiệu quả để kiểm soát cận thị. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng các chỉ dẫn.

Đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa trung tâm vivision để được tư vấn thêm về thuốc nhỏ mắt atropin.

Lời khuyên

Thuốc nhỏ mắt atropin là một loại thuốc yêu cầu phải có đơn thuốc và chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và hướng dẫn mà bác sĩ đã cung cấp.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

thuốc nhỏ mắt atropin

Cách lấy lens khỏi lọ/vỉ dễ dàng, an toàn

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Huyền Trang

Có nhất thiết phải có máy rửa lens không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Huyền Trang

Hướng dẫn chi tiết sử dụng cốc rửa lens dễ dàng

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Huyền Trang