Quy trình khám cận thị sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng lứa tuổi
Đối với mỗi lứa tuổi các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa sẽ lựa chọn phương pháp khám và điều trị khác nhau. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực, gây cản trở cho sinh hoạt hằng ngày và liên quan tới việc chọn nghề nghiệp. Vậy quy trình khám cận thị như thế nào?
Quy trình khám cận thị ở trẻ em và người lớn
Nhìn chung, quy trình khám cận thị ở các lứa tuổi đều trải qua các bước sau:
Quy trình khám cận thị ở trẻ em và người lớn
Nhìn chung, quy trình khám cận thị ở các lứa tuổi đều trải qua các bước sau:
Thử thị lực
Thử thị lực bằng bảng thị lực. Bản thị lực là bảng gồm nhiều hàng chữ, các chữ có kích thước nhỏ dần từ trên xuống dưới, bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường ghi rõ mức độ thị lực tương ứng với dòng chữ thử đó và khoảng cách mắt thường có thể đọc được dòng chữ đó.
Chẳng hạn, bên cạnh dòng chữ trên cùng có ghi 0.1 và 50m, nghĩa là thị lực 1/10 khi đọc đc hàng chứ đó và mắt bình thường có thể chữ đó ở khoảng cách 50m. Có nhiều bảng thị lực nhìn xa được dùng, phổ biến nhất là các loại sau:
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, và người chưa biết chữ: Sử dụng bảng hình hoặc bảng số
- Bảng hình: có đặc điểm là cho bé nhận dạng đồ vật hoặc con vật khác nhau.
- Bảng Landolt: chỉ có một kiểu chữ thử là vòng tròn với một khe hở ở các hướng trên, dưới, trái, phải. Trẻ chỉ ra đc các hướng khe hở của vòng tròn.
- Bảng chữ E trẻ cần phân biệt được phương hướng của chữ E. Bảng này sẽ dùng cho trẻ em vì có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để cho bệnh nhân cầm tay và đối chiếu với chữ trên bảng thị lực.
- Trẻ > 5 tuổi và người lớn biết chữ: sử dụng bảng Snellen – bảng chữ, gồm nhiều chữ cái khác nhau. Khả năng phân biệt các chữ cái có thể khác nhau, chẳng bạn chữ D hay bị nhầm với O, hay chữ L rất dễ phân biệt với chữ khác.
Người bệnh cần được thử thị lực không kính từng mắt, cả thị lực gần và thị lực xa. Thị lực xa là yếu tố gợi ý về mức độ cận thị bởi vì sự giảm thị lực tỷ lệ với mức độ cận thị. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi không có loạn thị kèm theo nếu bệnh nhân đã có đeo kính thì ta cần thử thị lực với kính đang đeo.
Kiểm tra độ khúc xạ
Soi bóng đồng tử là một phương pháp khách quan giúp xác định chính xác mức độ cận thị, đặc biệt phương pháp này khắc phục được trường hợp trẻ còn nhỏ không trả lời được câu hỏi khi khám bằng bảng đo thị lực.
Khám bằng máy khúc xạ điện tử được cho là phương pháp thay thế cho soi bóng đồng tử vì nhanh và tiện hơn. Tuy nhiên máy khúc xạ điện tử thường không loại trừ được lực điều tiết của bệnh nhân, không cho biết về sự trong suốt của hệ thống thấu kính.
Ngoài ra, khám khúc xạ có dùng thuốc liệt điều tiết giúp ta chẩn đoán xác định cận thị giả (cần nhỏ thuốc liệt điều tiết trong lần khám đầu tiên, trẻ có biểu hiện lác hoặc đeo kính quá số)
Đo độ cong giác mạc để đánh giá tình trạng loạn thị kèm theo của bệnh nhân.
Kiểm tra về chức năng thị giác hai mắt, vận nhãn, điều tiết
Bác sĩ có thể kiểm tra khả năng chuyển động của mắt nhờ sự vận động của các cơ vận nhãn, bằng cách yêu cầu người bệnh theo dõi một vật di chuyển. Người cận thị có tình trạng gia tăng quy tụ, thiểu năng điều tiết.
Khám tổng quát bệnh lý về mắt
Soi đáy mắt bằng phương pháp trực tiếp giúp ta chẩn đoán và ngăn ngừa thoái hóa hắc võng mạc, bong võng mạc và tăng nhãn áp.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt các cận thị thứ phát do đục thủy tinh thể gây ra, hoặc cận thị do phù giác mạc gây ra bởi đeo kính áp tròng.
Phương pháp điều trị cận thị dành cho trẻ em và người lớn có khác nhau không?
Mục tiêu của việc điều trị cận thị là thị lực rõ nét và thoải mái, đồng thời, theo dõi và kiểm soát được các bệnh về rối loạn vận nhãn, điều tiết, thoái hóa trên võng mạc.
Có hai loại kính được sử dụng thông dụng nhất hiện tại là kính gọng và kính tiếp xúc. Việc quyết định cho người bệnh đeo kính gọng hay kính tiếp xúc tùy thuộc vào các yếu tố: tuổi tác, sở thích, các biến chứng có thể gặp khi đeo kính tiếp xúc, tình trạng sinh lý giác mạc, khả năng tài chính, nghề nghiệp,…
- Kính gọng: rẻ tiền hơn, an toàn cho mắt nhất là khi mắt kính bằng chất liệu nhựa có tính chống va đập tốt; có thể phối hợp điều chỉnh quang học khác như lác trong, rối loạn điều tiết, loạn thị. Kính gọng không gây viêm kết – giác mạc như kính tiếp xúc.
- Kính tiếp xúc (hay kính áp tròng): có tính thẩm mỹ hơn kính gọng, cho hình ảnh kích thước lớn hơn kính gọng nhất là trong các trường hợp cận thị nặng; kính tiếp xúc giảm đáng kể cảm giác khó chịu do sức nặng của gọng kính, thị trường thu hẹp khi đeo kính gọng.
- Kính Ortho-K– kính tiếp xúc cứng thấm khí làm giảm sự tiến triển của cận thị do tác dụng làm dẹt giác mạc. Việc thay đổi hình dạng giác mạc sau một thời gian điều trị gần giống với việc điều trị cận thị bằng laser. Tuy nhiên khi ngừng đeo kính, giác mạc sẽ từ từ trở về trạng thái ban đầu, mô giác mạc nguyên vẹn. Kính Ortho-K được áp dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn
Người lớn và trẻ em hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp trên. Ngoài ta người lớn có thể lựa chọn thêm phương pháp phẫu thuật để cải thiện cận thị.
Lịch tái khám mắt bị cận thị đối với mỗi lứa tuổi
Đối với trẻ em, gia đình cần được biết rằng cận thị sẽ tiếp tục tăng độ cho đến khi trẻ ở vào lứa tuổi thiếu niên hoặc cuối giai đoạn thiếu niên (18 tuổi). Trẻ nên được đưa đi khám mắt thường xuyên (cứ 6 tháng khám 1 lần)
Đối với người lớn, nếu cận thị xuất hiện từ trước khi dậy thì hoặc sau khi đã ở lứa tuổi trưởng thành thì việc tiếp tục gia tăng cận thị sẽ ít gặp hơn nhưng không hiếm gặp, và trên một số bệnh nhân tình trạng này có thể tiếp tục tới năm 30 tuổi. Người lớn được khuyên đi khám 1 năm 1 lần.
Quy trình khám chính xác sẽ giúp xác định đúng độ cận thị. Bạn nên đi khám ngay nếu phát hiện dấu hiệu bất thường của mắt như nhìn mờ đột ngột, mất vùng nhìn, thấy chớp sáng, ruồi bay.
Lời khuyên
Quy trình khám chính xác sẽ giúp xác định đúng độ cận thị. Bạn nên đi khám ngay nếu phát hiện dấu hiệu bất thường của mắt như nhìn mờ đột ngột, mất vùng nhìn, thấy chớp sáng, ruồi bay.
Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nga được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.
Gắn thẻ: