Quy trình kiểm tra độ cận của mắt lần đầu tiên?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Kiểm tra độ cận của mắt là một cách giúp chúng ta xác định được chính xác mức độ cận của mắt. Vì vậy, để đảm bảo có thể có được một chiếc kính cận phù hợp nhất, ta không thể bỏ qua được bước thăm khám mắt. Quy trình kiểm tra độ cận của mắt là cách giúp chúng ta xác định độ cận của mắt, vì vậy không thể bỏ qua bước thăm khám mắt. Cùng vivision kid đi tìm hiểu các quy trình khám mắt mà nhiều người hay nhiều cơ sở áp dụng nhé. 

Quy trình kiểm tra độ cận của mắt tại nhà

Tuy việc khám kiểm tra thị lực tại nhà cho trẻ có vẻ rất tiện lợi  và đơn giản, tuy nhiên việc tự khám sàng lọc tại nhà cần nhiều yếu tố, ví dụ:

  • Kích thước các chữ thử ở nhà (mức độ to nhỏ, khoảng cách các chữ,..).
  • Yếu tố môi trường ánh sáng, độ chói,..
  • Ngoài ra, các nguồn tài liệu trên mạng (ảnh, video) cũng không đủ uy tín để có thể tự thực hiện.
  • Bố mẹ không có đủ chuyên môn để đánh giá, hướng dẫn trẻ nên có thể dẫn đến tình trạng đánh giá sai thị lực của trẻ.

Những yếu tố trên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thị lực của trẻ, nếu muốn khám sàng lọc cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo các cách sau:

  • Khám sàng lọc được tổ chức bởi các tổ chức y tế: ở trường học, các chương trình cộng đồng, tại phòng khám hay bệnh viện,… có sự tham gia của y bác sỹ – là những người có chuyên môn.
  • Bố mẹ kiểm tra cho trẻ với sự hướng dẫn của chuyên gia: Bố mẹ sàng lọc ở nhà bằng công cụ truyện tranh (đã được nghiên cứu và sản xuất), với sự hướng dẫn cụ thể và giám sát của chuyên gia (tờ hướng dẫn, video hướng dẫn).

Quy trình đo khúc xạ mắt tại các cơ sở y tế

Để có thể đo độ cận cho bệnh nhân, cơ sở y tế cần có đầy đủ trang thiết bị y tế

Chụp khúc xạ tự động

Đầu tiên, khi khám mắt cho bệnh nhân cận thị, bác sĩ cần thực hiện bước đo thị lực mắt bằng loại máy đo khúc xạ tự động. Để từ đó ta có thể chẩn đoán sơ bộ tật khúc xạ mắt của bệnh nhân.

kiểm tra độ cận của mắt

Trẻ mắc viễn thị hay cận thị

Đo khoảng cách của đồng tử

Đo khoảng cách đồng tử mắt là đo khoảng cách giữa hai mắt để lựa chọn gọng thử phù hợp với khoảng cách mắt, nhằm mục đích đảm bảo bệnh nhân có thể được nhìn thấy một cách thoải mái nhất khi nhìn qua tâm kính lúc đeo gọng kính thử ở trong quá trình thăm khám mắt của mình. Quy trình này cũng được thực hiện khi trước khi cắt kính để tránh tình trạng cắt kính sai tâm.

Kiểm tra thị lực của từng mắt

Tiến hành đo kiểm tra mắt cận thị của từng mắt bệnh nhân bằng hộp kính thử được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình khám mắt cận thị. Tại đây các y bác sĩ sẽ thăm khám lần lượt từng bên mắt phải và trái cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân cần phải mô tả lại những gì họ đã thấy thông qua bảng thị lực. Để từ đó có thể chọn loại kính có độ cận thị thật phù hợp cho từng bệnh nhân.

kiểm tra độ cận của mắt

Loạn thị có cần đeo kính

Đo khúc xạ lần 2 sau khi liệt điều tiết 

Mắt trẻ nhỏ có khả năng điều tiết rất cao, vì vậy để đánh giá chính xác nhất tật khúc xạ trẻ cần tra thuốc liệt điều tiết, việc này càng đặc biệt quan trọng trong lần kiểm tra đầu tiên. Bác sĩ sẽ cho trẻ tra thuốc liệt điều tiết, trẻ ngồi đợi trong 45-60 phút và đo lại sau đó.

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

Cần nắm được một số ký hiệu trên phiếu khám khúc xạ như:

  • R/Right/OD: Mắt phải.
  • R/L/Left/OS: Mắt trái.
  • SPH (Độ cầu của mắt/ Số độ cận, viễn): Là độ cận hoặc độ viễn thị của bạn.
  • (Viễn thị dấu + , cận thị dấu -).
  • CYL: Độ loạn thị.
  • AX(Axis): Trục của độ loạn (nếu có loạn thị).
  • ADD: Đây là độ đọc sách hoặc độ nhìn gần ( thường có trên đơn kính 2 tròng hoặc đơn  cho người lớn tuổi).
  • KCDT/PD (Khoảng cách đồng tử/Pupil distance ): Một chỉ số quan trọng để cắt kính. Cắt kính cần phải có chỉ số này để tâm kính được cắt đúng vị trí tâm mắt.
  • VA (Visual acuity): Thị lực xa (Ví dụ: 2/10, 7/10 hoặc 20/30 hoặc 6/9…)

Thời gian tái khám đối với mắt bị cận thị

  • Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Trẻ mầm non cần đi kiểm tra mắt chuyên sâu ÍT NHẤT 1 LẦN trước tuổi đi học để sàng lọc tất cả các vấn đề. Nếu phát hiện có tật khúc xạ cận loạn thị, trẻ cần được theo dõi 3-6 tháng/ lần.
  • Đối với trẻ em từ 6 đến 17 tuổi: Cần kiểm tra mắt cận thị định kỳ 3-6 tháng/năm.
  • Người trưởng thành ở độ tuổi 18 tuổi trở lên: Trong lứa tuổi này, ta cần kiểm tra mắt ít nhất 1 lần/năm. 
kiểm tra độ cận của mắt

Loạn thị cần được kiểm soát bằng kính gọng

Đặt lịch khám tại vivision để đội ngũ chuyên gia hàng đầu tiếp nhận khám và tư vấn cho bạn nhé.

Lời khuyên

Kiểm tra mắt cận thị tại nhà là một trong những bước đầu sàng lọc cận thị. Ngay khi phát hiện bất thường phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện quy trình kiểm tra độ cận của mắt con một cách chính xác nhất. Điều này sẽ giúp điều trị tật khúc xạ đúng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng gây nên bởi cận thị

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Độ cận

Khám mắt toàn diện

khám tật khúc xạ

kiểm tra độ cận

kiểm tra độ cận của mắt

Cận thị giả có cần đeo kính không?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Vì sao mắt chấn thương thường bị loạn thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

Tầm quan trọng của việc nhận thức đúng về viễn thị

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương