Tái khám viễn thị ở trẻ nhỏ có cần thiết không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

vào ngày 31/07/2024

Tái khám viễn thị được ví như “người bạn đồng hành” không thể thiếu trên con đường bảo vệ sức khỏe mắt của bất cứ người bệnh nào, đặc biệt là trẻ em. VIVISION KID sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kiến thức viễn thị ở trẻ em trong bài viết hôm nay. 

Biểu hiện của viễn thị

Trẻ bị viễn thị và loạn thị có thể xuất hiện đồng thời các dấu hiệu của hai tật khúc xạ này. Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng mà phụ huynh cần lưu ý:

  • Hình ảnh nhìn thấy sẽ bị mờ và nhòe ở mọi khoảng cách, từ gần đến xa.
  • Trẻ có thể nhìn thấy một vật thành hai hoặc ba hình bóng mờ.
  • Khó khăn khi quan sát các vật ở gần.
  • Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
  • Dụi mắt liên tục.
  • Đau nhức và mỏi mắt do điều tiết nhiều.
  • Đau đầu, đặc biệt là khu vực quanh thái dương.
Trẻ dụi mắt làm tăng nguy cơ gặp biến chứng của viễn thị 

Trẻ dụi mắt làm tăng nguy cơ gặp biến chứng của viễn thị

Do trẻ nhỏ thường chưa nhận thức rõ về các vấn đề thị giác, cha mẹ cần chú ý quan sát con trong các hoạt động hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Những biểu hiện cụ thể bao gồm:

  • Trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu hoặc che một bên mắt để nhìn rõ hơn.
  • Dụi mắt liên tục, đặc biệt khi phải tập trung nhìn vật ở gần hoặc xa.
  • Ngồi gần tivi hoặc dí sát mắt vào sách khi đọc.
  • Than phiền về nhức đầu ở khu vực trán và thái dương, mỏi mắt sau khi tập trung lâu.
  • Nhạy cảm ánh sáng và chảy nước mắt không kiểm soát.
  • Biểu hiện lác mắt có thể được quan sát thấy.

Khi phát hiện những dấu hiệu trên, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được kiểm tra. Khám mắt định kỳ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe thị giác tốt nhất cho con.

Cần tái khám viễn thị định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Cần tái khám viễn thị định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Các thăm khám phát hiện trẻ bị viễn thị

Viễn thị có thể được chẩn đoán thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Khám máy khúc xạ tự động: Sử dụng máy khúc xạ tự động để đo lường mức độ viễn thị của mắt.
  • Khám sàng lọc bằng soi bóng đồng tử: Phương pháp này sử dụng ánh sáng để kiểm tra sự phản xạ của đồng tử, giúp xác định tật khúc xạ.
  • Khám sàng lọc bằng đo thị lực: Đo thị lực giúp đánh giá khả năng nhìn của trẻ, đặc biệt là khả năng nhìn gần.
  • Khám bằng test thị giác hình nổi: Kiểm tra khả năng nhận diện hình ảnh nổi để đánh giá chức năng thị giác toàn diện.

Vì sao nên trẻ nên tái khám viễn thị? 

Việc tái khám viễn thị là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng của viễn nguy hiểm, bao gồm:

  • Tăng độ nhiều gây viễn thị nặng: Không kiểm soát độ viễn thị có thể dẫn đến tăng độ nhanh chóng, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Nhược thị: Trẻ có thể phát triển nhược thị nếu không điều trị kịp thời.
  • Nheo mắt lác hội tụ: Viễn thị có thể gây lác mắt nếu không được quản lý đúng cách.
  • Bệnh đóng góc: Trẻ bị viễn thị có nguy cơ phát triển bệnh đóng góc, một tình trạng nghiêm trọng cần được kiểm tra và điều trị sớm.
  • Bệnh thần kinh thị giác thiếu máu cục bộ phía trước (aion): Viễn thị là yếu tố nguy cơ phát triển AION không viêm động mạch.
  • Tắc tĩnh mạch võng mạc: Viễn thị có thể dẫn đến tắc tĩnh mạch võng mạc nếu không được kiểm soát.
  • Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác: Viễn thị có thể góp phần vào thoái hóa điểm vàng khi trẻ lớn lên.

Cách làm giảm độ viễn thị hiệu quả

Để giảm độ viễn thị hiệu quả, cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc mắt hợp lý:

  • Đeo kính đúng số hoặc chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp với tình trạng của mắt.
  • Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe thị giác:
  • Người bị viễn thị cần bổ sung Vitamin A, C, E, Omega 3, DHA, kẽm từ cà rốt, trứng gà, dầu cá và rau xanh.

  • Duy trì thói quen nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày, đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, và nghỉ mắt sau 20 phút làm việc.

  • Khám mắt mỗi 3-6 tháng để điều chỉnh kính và phát hiện sớm các biến chứng.

Hệ thống trung tâm mắt trẻ em VIVISION KID tự hào với đội ngũ chuyên môn trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm. Hãy đặt lịch thăm khám định kỳ tại đây để kiểm tra, phát hiện sớm các bệnh lý về mắt một cách chủ động và toàn diện nhất.

Lời khuyên

Sau khi phát hiện trẻ bị viễn thị, việc bố mẹ đưa trẻ đi tái khám là vô cùng quan trọng, giúp cho bác sĩ kiểm soát được tiến triển viễn thị của trẻ, loại trừ các biến chứng có thể mắc phải và thay đổi chiến lược điều trị phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

biến chứng của viễn thị

tái khám viễn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý