Những thói quen sai lầm dễ gây tái phát chắp lẹo
Trong cuộc sống hàng ngày, tình trạng tái phát chắp lẹo rất dễ xuất hiện lại do nhiều thói quen tưởng chừng vô hại. Bạn đã biết đó là những sai lầm gì chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm đáp án chính xác nhất nhé!
Nguyên nhân xuất hiện chắp lẹo
Nhìn bề ngoài, chắp mắt và lẹo mắt khá giống nhau, đều là những ổ sưng xuất hiện ở khu vực mi mắt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra lẹo và chắp lại khác nhau hoàn toàn. Cụ thể:
Nguyên nhân gây chắp
Khi ở trên mí mắt có 1 trong các tuyến meibomius nhỏ bị tắc nghẽn thì cũng là lúc chắp mắt được hình thành. Tuyến meibomius này chính là các tuyến nhỏ nằm dọc theo mép mí mắt, có tác dụng là tạo ra dầu để giúp bôi trơn bề mặt của mắt. Nhưng nếu tuyến meibomius bị nghẽn lại, ở mí mắt sẽ có nốt sưng bởi dầu chảy ngược vào bên trong.
Bên cạnh đó, lẹo mà không được chữa trị dứt điểm cũng gây ra chắp mắt, vì làm cho các ống tuyến trên mí mắt bị chèn ép. Ngoài ra, chắp cũng có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thứ phát.
Nguyên nhân xuất hiện lẹo
Khác với chắp mắt, lẹo hình thành từ sự nhiễm trùng ở chân lông mi nên thường gây ra cảm giác đau, khó chịu. Không những vậy, lẹo còn có thể được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng do tình trạng viêm bờ mi đã sẵn có hoặc trong các ống tuyến nhờn bị nhiễm trùng.
Điều trị chắp lẹo như thế nào?
Vậy nên chữa trị chắp lẹo như thế nào sau khi đã biết rõ những lý do sâu xa dẫn đến việc tái phát chắp lẹo? Thực ra, sẽ có 2 giai đoạn chữa trị như sau:
Giai đoạn sớm
Đây là giai đoạn chắp lẹo chưa hình thành khối mủ, thường diễn ra trong 5 ngày đầu.
- Chườm ấm đúng:
Mục tiêu là giảm viêm, tăng cường thực bào và cải thiện hệ miễn dịch. Có thể chườm ấm từ 10 – 15 phút, mỗi ngày chịu khó áp dụng 2 – 4 lần và duy trì vài ngày. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình lành chắp và lẹo trên mi mắt. Các bạn có thể áp dụng cách làm đơn giản như sau:
- Nhúng 1 miếng vải sạch hoặc miếng bông gòn vào nước ấm đun sôi, rồi đắp lên khu ổ sưng. Nhớ nhắm mắt lại và nghỉ ngơi, thư giãn trong khoảng thời gian này.
- Sau khi chườm ấm xong, dùng ngón tay sạch xoa bóp mụn lẹo để rút tuyến dầu ra. Điều này, không chỉ giúp mụn lẹo nhanh biến mất mà còn góp phần giảm bớt triệu chứng gây khó chịu cũng như chống viêm nhiễm. Từ đó, tái phát chắp lẹo sẽ khó có thể quay lại.
- Dùng thuốc nội khoa tra tại mắt rồi theo dõi tiến triển:
Cụ thể, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tra nhỏ mắt có kháng sinh và cortisol, đồng thời kết hợp với thuốc mỡ tra và bôi, thoa tại chỗ vào ban đêm. Đối với lẹo do mầm bệnh là cầu khuẩn thì nên uống kháng sinh nhóm Macrolite (Erythromycine) hoặc Cephalosporin(Cephalexine).
Trường hợp, tình trạng lẹo mắt kéo dài hoặc lan ra ngoài mí mắt thì sẽ được bác sĩ khuyên dùng thuốc kháng sinh ở dạng viên nén.
- Chích chắp lẹo khi đã xuất hiện mủ trong khối chắp
Chích tháo mủ được coi là phương án tối ưu luôn được chọn lựa khi tình trạng tái phát chắp lẹo đã bước sang giai đoạn có nang mủ hoặc đầu ổ sưng xuất hiện mủ. Người bệnh sẽ được gây tê, chích tháo mủ, nạo bỏ tổ chức hạt và hoại tử, băng ép trong vài tiếng. Vài ngày sau đó, cần sử dụng thêm thuốc tra nhỏ, thuốc mỡ. Ngoại trừ trường hợp có abces hoặc đa ổ chắp lẹo sẽ cần sử dụng thêm kháng sinh đường toàn thân.
Giai đoạn muộn hơn hoặc khi đã xuất hiện biến chứng
Ở giai đoạn này bắt buộc bác sĩ phải cho bệnh nhân dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, chích rạch dẫn lưu mủ, điều trị nội trú.
Các thói quen gây tái phát chắp lẹo
Là một bệnh nhiễm trùng, chắp mắt và lẹo mắt không chỉ dễ lây lan từ người này sang người khác mà còn dễ tái phát sau khi đã điều trị. Đơn giản bởi nguyên nhân gây chắp lẹo đều là do nhiễm khuẩn. Vì thế, nếu không giữ gìn bờ mi thông thoáng và sạch sẽ, các bạn hoàn toàn có thể bị tái phát chắp lẹo bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra, còn có những thói quen khác khiến bệnh lặp đi lặp lại, đó là:
Trang điểm dày và không tẩy trang kĩ vùng mắt
Việc trang điểm vùng mắt quá đậm và dày, có thể gây ra những tổn thương cho mắt. Đồng thời, virus và vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập nếu bạn không tẩy trang kỹ càng hoặc không vệ sinh cẩn thận vùng mắt sau khi trang điểm.
Để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ô nhiễm
Không bảo vệ mắt khi tiếp xúc với khói bụi hoặc ánh nắng… Nguyên nhân này sẽ dễ làm gia tăng tái phát chắp lẹo.
Không điều trị các bệnh có nguy cơ dễ dẫn đến chắp lẹo
Có thể kể đến như là:
- Viêm da tiết bã, mụn trứng cá đỏ… – những căn bệnh liên quan đến nội tiết tố cũng có nguy cơ làm tăng nhờn vùng mí mắt. Từ đó, dễ xảy ra tắc nghẽn và gây bệnh chắp mắt, lẹo mắt.
- Viêm bờ mi để lâu ngày, chưa chữa trị cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây chắp lẹo và dễ làm cho bệnh bị tái phát nhiều lần.
- Bệnh lý toàn thân, ví dụ như bệnh đái tháo đường, tiểu đường… Nguyên nhân là bởi dịch mắt meibum trong tuyến nhờn Meibommian ở bờ mi của những người mắc các bệnh như trên thường dày đặc hơn, làm cho tuyến này dễ bị tắc nghẽn.
Thói quen xấu dùng tay bẩn day dụi mắt
Nghĩa là không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khác là nhiều lần dụi mắt quá mạnh hoặc không rửa mắt đúng chuẩn.
Dùng kính tiếp xúc cứng hoặc mềm trong thời gian bị chắp lẹo
Trong thời gian bị chắp lẹo mà vẫn đeo kính áp tròng mềm hoặc sử dụng kính tiếp xúc cứng thì càng làm tăng nguy cơ tổn thương cho mắt. Đặc biệt, lúc đeo và tháo kính mà không vệ sinh sạch sẽ thì dễ lây nhiễm vi khuẩn từ tay, gây nhiễm trùng mi mắt và tái phát chắp lẹo sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa tái phát chắp lẹo
Để phòng ngừa tái phát chắp lẹo thì các bạn cần tuân thủ nghiêm túc một số biện pháp được đề cập như dưới đây:
- Loại bỏ thói quen xấu như hạn chế trang điểm vùng mi mắt quá đậm và dày, luôn luôn tẩy trang kỹ càng vùng mắt…
- Giữ gìn vệ sinh mắt. Rửa tay kỹ càng rồi mới được chạm vào mắt. Sau khi đi ra ngoài về, cần rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch Natri Clorid 0.09%.
- Tránh tiếp xúc nhiều với mắt. Giảm bớt thói quen dùng tay dụi mắt. Đồng thời, hạn chế để mắt tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không khí bụi bặm, ô nhiễm hoặc tia UV của ánh sáng mặt trời, ánh nắng chói chang…
- Đeo kính bảo hộ khi làm các công việc nguy hiểm trong môi trường ngoài trời. Khi đi ra ngoài, cần phải đeo kính râm, kính chống bụi…
- Tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh cần được cung cấp đủ vitamin A, C, E và kẽm trong suốt quá trình hồi phục sức khỏe nếu bị chắp, lẹo. Lý do là bởi những loại vitamin và khoáng chất trên có tác dụng chống được viêm nhiễm, giảm sưng tấy và tăng cường sức đề kháng tuyệt vời.
- Nguồn vitamin A có nhiều ở các thực phẩm như bí ngô, rau ngót, cà rốt…
- Nguồn vitamin C có trong cam quýt, bưởi, ớt chuông, dâu tây…
- Nguồn vitamin E có trong bơ, đu đủ, hạt hạnh nhân, cà chua, cà rốt, hạt bí…
Trên đây là những thông tin giải đáp tường tận, chi tiết về vấn đề những thói quen dễ gây tái phát chắp lẹo trong cuộc sống. Hy vọng từ đó, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc đôi mắt của mình thật tốt. Trường hợp, bị chắp mắt hoặc lẹo mắt, hãy liên hệ đặt lịch khám tại vivision ngay để được đội ngũ bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thăm khám, điều trị cho nhé!
Lời khuyên
Việc loại bỏ các thói quen xấu và học cách chăm sóc đôi mắt thực sự rất cần thiết để giúp đôi mắt sáng ngời , tránh xa bệnh tật. Đặc biệt là phòng ngừa tái phát chắp lẹo cực kỳ hiệu quả.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: