Tại sao hở mi gây viêm giác mạc?
Bệnh lý hở mi gây viêm giác mạc là dạng phổ biến của bệnh lý giác mạc. Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị giúp phòng ngừa và chăm sóc mắt hiệu quả. Hãy cùng vivision (tên cũ là FSEC) tìm hiểu chi tiết bài viết sau đây.
Hở mi là gì?
Mi mắt là một cơ quan phức tạp gồm da, cơ vòng mi, mô dưới da, sụn mi và kết mạc phần sụn mi, có vai trò che kín toàn bộ mặt trước của mắt. Mi mắt có cơ chế đóng kín để bảo vệ nhãn cầu và giác mạc khỏi các chấn thương cơ học từ bên ngoài, đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết để đảm bảo chức năng bình thường của mắt.
Hở mi mắt là tình trạng mi mắt không thể khép kín hoàn toàn. Biểu hiện lâm sàng của tình trạng này bao gồm biến đổi hình dạng mi, rối loạn cơ chế bơm nước mắt và tổn thương bề mặt nhãn cầu.
Nguyên nhân gây viêm giác mạc rất đa dạng và phức tạp, bao gồm:
- Liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng đến hoạt động nhắm mở mắt.
- Tổn thương cơ mặt.
- Tổn thương vùng mắt hoặc sự hình thành khối u có thể dẫn đến hở mi mắt.
- Chấn thương sọ não.
- Bệnh lý về mắt như lồi mắt, lõm mắt, sẹo.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ (cắt da thừa, lấy mỡ mắt, v.v.).
- Một số trường hợp hiếm gặp là do yếu tố di truyền, khi trong gia đình có nhiều người cùng mắc tình trạng này.
Tùy vào từng trường hợp, biểu hiện của bệnh có thể làm mắt mở to hoặc nhỏ khi ngủ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hở mi mắt có thể ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của mắt, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tại sao hở mi gây viêm giác mạc?
Giác mạc là một lớp mô mỏng, trong suốt nằm ở phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và hỗ trợ trong quá trình khúc xạ ánh sáng. Vì là lớp rất mỏng và tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, giác mạc dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập.
Bệnh lý hở mi gây viêm giác mạc xảy ra khi mi mắt không đóng kín hoàn toàn, khiến bề mặt giác mạc không được làm ướt đầy đủ bởi phim nước mắt, dù sự tiết nước mắt hoàn toàn bình thường.
Điều này dẫn đến bề mặt nhãn cầu bị lộ ra, gây ra các triệu chứng như khô mắt, kích thích và nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành viêm giác mạc. Vì lý do này, việc hở mi mắt là vấn đề cần được quan tâm và điều trị kịp thời.
Triệu chứng viêm giác mạc do hở mi
Triệu chứng sớm nhất của bệnh lý hở mi gây viêm giác mạc thường là cảm giác cộm mắt, chảy nước mắt và nhìn mờ do màng phim nước mắt không ổn định. Cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng do giác mạc bị lộ và khô trong suốt thời gian ngủ.
Ở giai đoạn muộn, khi bệnh lý giác mạc tiến triển và gây loét giác mạc, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể than phiền về thay đổi thẩm mỹ trên khuôn mặt do liệt thần kinh mặt, gây liệt các cơ mặt.
Mi dưới thường không đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ giác mạc. Tuy nhiên, khi mi trên không thể nhắm kín, các rối loạn ở mi sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Các tổn thương giác mạc thường gặp là viêm giác mạc chấm nông và nặng hơn là loét giác mạc.
Đối với những bệnh nhân hở mi gây viêm giác mạc do liệt dây thần kinh VII, các triệu chứng lại phức tạp hơn do ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của dây thần kinh này, bao gồm vận động các cơ ở mặt, cảm giác vị giác ở 2/3 trước lưỡi, chức năng tiết nước mắt, phản xạ giác mạc và hiện tượng Bell.
Dấu hiệu viêm giác mạc do hở mi
Hở mi gây viêm giác mạc thường được phát hiện trong quá trình khám mắt và có các dấu hiệu sau:
- Biểu mô bất thường: Dấu hiệu viêm giác mạc là biểu hiện bề mặt giác mạc không đều, có thể xuất hiện những đốm nhỏ hoặc vùng tróc biểu mô.
- Loét: Xuất hiện các vết loét trên bề mặt giác mạc, gây ra đau nhức và khó chịu cho người bệnh.
Điều trị viêm giác mạc do hở mi
Đối với bệnh lý hở mi gây viêm giác mạc, cần phải xử lý cả tình trạng hở mi mắt lẫn bệnh lý giác mạc đi kèm.
Trong những trường hợp nhẹ, có thể để mắt được che kín, tránh khô mắt và viêm loét do hở mi, có thể sử dụng băng che hoặc khiên chắn mắt (eye shield) vào ban đêm.Tra gel hoặc mỡ nước mắt nhân tạo và kháng sinh giúp tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu, giữ ẩm cho mắt và ngăn chặn sự bay hơi của nước mắt.
Nếu tổn thương do hở mi gây viêm giác mạc kéo dài dù đã áp dụng các phương pháp điều trị trên, cần xem xét việc phẫu thuật khâu cò mi. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị thích hợp. Sau khi phẫu thuật, cần chú ý đến chế độ chăm sóc mắt, ăn uống hàng ngày, vệ sinh mắt sạch sẽ và bảo vệ mắt để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Nhiều trường hợp thẩm mỹ bị hỏng có thể gây hở mi mắt, như việc cắt mí loại bỏ quá nhiều da mí trên, dẫn đến mắt bị trợn ngược và không khép lại hoàn toàn. Để khắc phục vấn đề này, cần phải thực hiện phẫu thuật tại một bệnh viện có uy tín và có chuyên môn cao.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc thắc mắc liên quan đến hở mi gây viêm giác mạc và cần tư vấn về điều trị viêm giác mạc do hở mi hãy liên hệ với vivision (tên cũ là FSEC) ngay hôm nay để được tư vấn và khám mắt kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.
Lời khuyên
Bên cạnh việc điều trị hở mi gây viêm giác mạc, cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa viêm loét giác mạc. Để hạn chế biến chứng, cần hiểu rõ bệnh nguyên và mối liên quan giữa viêm loét giác mạc và tình trạng hở mi. Với viêm loét giác mạc, cần lấy mẫu nạo bờ ổ loét để xét nghiệm vi sinh, xác định tác nhân gây bệnh và điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể với phác đồ phù hợp.
Hở mi ở mức độ nhẹ thì không cần quá lo lắng. Các phương pháp bổ sung độ ẩm và bôi trơn mắt có tác dụng tốt trong các trường hợp nhẹ.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: